CHĂM SÓC DA KHI BỊ BỆNH VẢY PHẤN HỒNG

Bệnh vẩy phấn hồng là tình trạng da liễu tương đối phổ biến, với tình trạng phát ban các mảng vảy đỏ nổi trên da. Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền & BS Đoàn Dung tại Phòng khám Tuệ Y Đường: “Bệnh vảy phấn hồng không gây bệnh nguy hiểm cấp tính đến tính mạng, tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất nhiều.” 

Hãy cùng Đông Y Tuệ Y Đường tìm hiểu bệnh vảy phấn hồng, cách chăm sóc da đúng cách khi mắc bệnh nhé!

viêm da, da liễu, vảy phấn hồng

1. Vảy phấn hồng là gì?

da liễu, vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng là gì?

Vảy nến phấn hồng thường khởi phát bệnh bắt đầu như một đốm tròn hoặc hình bầu dục lớn trên ngực, bụng hoặc lưng, hay còn được gọi là bản huy hiệu. 

Những bản huy hiệu này có kích thước rất đa dạng, có thể tới 10cm. Hình ảnh tổn thương trông giống như cành cây thông rủ xuống. 

Vảy nến phấn hồng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nhóm tuổi nào. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi trong khoảng từ 10 đến 35 tuổi, bệnh thường tự biến mất trong vòng 10 tuần.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VẢY PHẤN HỒNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

Nguyên nhân của bệnh vảy phấn hồng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào công bố một cách rõ ràng. 

Một số bằng chứng cho thấy phát ban có thể được kích hoạt cơ thể nhiễm virus ( ví dụ như mắc một số chủng virus herpes (HHV7)). 

Bệnh chưa có bằng chứng là bệnh truyền nhiễm và bệnh thường xảy ra chủ yếu ở mùa xuân và mùa thu.

3. Biểu hiện của bệnh vảy phấn hồng

vảy phấn hồng, da liễu
Tổn thương điển hình bệnh vảy phấn hồng hay còn gọi là bản huy hiệu.

Vảy phấn hồng thường bắt đầu với một mảng lớn, hơi nổi lên, có vảy ( có tên gọi khác là bản huy hiệu) trên lưng, ngực hoặc bụng. 

Trước khi bản huy hiệu này xuất hiện, một số người thường có các triệu chứng xuất hiện sớm như: đau đầu, mệt mỏi, sốt hoặc đau họng… 

Một vài ngày đến một vài tuần sau, khi bản huy hiệu xuất hiện, thì người bệnh có thể nhận thấy những đốm có vảy nhỏ hơn ở vùng lưng, ngực hoặc bụng giống như hình cây thông. 

Phát ban có thể gây ngứa.

Bệnh vẩy nến phấn hồng là bệnh da liễu lành tính, thường không có biến chứng nguy hiểm. 

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là phụ nữ mang thai mắc bệnh vảy phấn hồng, thì có thể có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. 

Nếu đang mang thai và bị bệnh vảy cần gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết giúp điều trị bệnh sớm nhất có thể. Bởi vì, trong một vài nghiên cứu phát hiện phụ nữ bị phát ban trong 15 tuần đầu của thai kỳ đều bị sảy thai.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VẨY PHẤN HỒNG CÁCH CHĂM SÓC, PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ.

4. Chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng

da liễu, vảy phấn hồng
Tổn thương vảy phấn hồng cơ bản.

 

Bác sĩ chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng chủ yếu trên lâm sàng, xác định vảy nến phấn hồng bằng cách quan sát phát ban. 

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm lấy vảy phấn hồng phát ban để kiểm tra, vì tình trạng này đôi khi có thể bị nhầm lẫn với bệnh giun đũa. 

Hoặc có thể để xác định chính xác hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu hay sinh thiết, một số xét nghiệm khác để phục vụ chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng.

Kết quả của những xét nghiệm này có thể loại trừ một số bệnh khác cũng liên quan đến da chẳng hạn như: Bệnh chàm, bệnh vảy nến,…

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẢY PHẤN HỒNG TẠI TUỆ Y ĐƯỜNG

5. Bệnh vẩy phấn hồng có tái phát không?

Một số ca lâm sàng chỉ mắc bệnh vảy nến hồng một lần duy nhất và không bao giờ bị tái phát.

Tuy nhiên, vẫn có một số người khác có thể bị bệnh vảy nến phấn hồng tái phát một hoặc nhiều lần sau khi mắc bệnh. Trong các nghiên cứu cho thấy có khoảng 2 đến 3% số người bị tái phát bệnh. 

Và một số bệnh nhân bị tái phát bệnh vảy phấn hồng còn phát triển thêm bệnh đau mắt đỏ mỗi năm một lần trong vòng 5 năm liên tiếp.

6. Cách chăm sóc da vảy nến phấn hồng

6.1 Tắm với dung dịch làm sạch da phù hợp

tóc, da liễu, gội đầu
Gội đầu đúng cách giuso vệ sinh tóc sạch sẽ, chắc khỏe.

Thay vì dùng sữa tắm, xà phòng thông thường, bệnh nhân mắc bệnh vảy phấn hồng nên tắm cùng một số thảo dược như: lá bồ công anh, lá đơn đỏ, sài đất,….

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VẢY PHẤN HỒNG GIBERT LÀ BỆNH GÌ?

6.2 Hạn chế thời gian tắm

Người bệnh nên tắm khoảng thời gian từ 5 đến 15 phút, hoặc ít hơn. 

Do việc ngâm mình quá lâu trong nước có thể làm khô da, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa da khi mắc bệnh vảy phấn hồng.

6.3 Sử dụng kem dưỡng ẩm

da liễu, vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng nên sử dụng kem dưỡng ẩm hợp lý.

Thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ sau mỗi lần rửa tay, tắm sẽ giúp giữ ẩm cần thiết cho da. Kem dưỡng ẩm giúp giảm mẩn đỏ và ngứa. Đồng thời, giúp da bị bệnh vảy phấn hồng mau lành.

Nên tập thói quen thoa kem dưỡng ẩm lên da một cách nhẹ nhàng mỗi khi bạn đọc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:BỆNH VẢY PHẤN HỒNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG??

6.4 Tránh các sản phẩm gây kích ứng da

Một số sản phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm,… có thể gây kích ứng da, làm nặng lên tình trạng da bệnh vảy phấn hồng, ví dụ những sản phẩm có chứa tinh dầu bạc hà hoặc long não có xu hướng giúp giảm ngứa da do bệnh vẩy phấn hồng.

Tuy nhiên, một vài sản phẩm trong số này có thể gây kích ứng da hoặc làm da khô hơn. Sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp giảm tình trạng khô da.

6.5 Không sử dụng bồn tắm nước nóng

Hơi nóng có thể khiến người bệnh ngứa hơn.

6.6 Chườm mát

Mắc bệnh vảy phấn hồng có thể gây  cảm giác ngứa  ngáy, khó chịu cho người bệnh, mỗi lần gặp tình trạng như vậy, bạn có thể đắp mát lên vùng da bị ngứa có thể làm giảm cơn ngứa. Các dây thần kinh truyền tín hiệu ngứa đến não sẽ giảm hoạt động khi bị lạnh.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:BỎ TÚI NGAY 3 CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

6.7 Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, khoa học.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên giảm ăn các loại thịt sống, mỡ động vật, hạn chế uống rượu bia,… 

Ngoài ra, nên tăng cường ăn rau xanh, các loại cá giàu omega-3, các loại hoa quả tươi,…

Tránh căng thẳng, stress kéo dài,… nên để cơ thể được nghỉ ngơi,…

6.8 Cần tham khảo chuyên gia Y tế về sử dụng ánh sáng hỗ trợ điều trị da bệnh.

Hình ảnh các Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh các Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

Trong trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng, tình trạng phát ban kéo dài hơn bình thường hoặc bao phủ phần lớn cơ thể, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng liệu pháp ánh sáng (sử dụng tia UV) để điều trị.

Một số chuyên gia cũng đề nghị người bệnh tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để giúp phát ban mờ dần. 

Tuy nhiên, phương pháp này chưa không nhận được nhiều sự ủng hộ của giới y khoa. Bởi, nhược điểm của nó là làm tăng nguy cơ cháy nắng, có thể khiến da bị sẫm màu kéo dài ở một số vị trí ngay cả khi phát ban lặn hết. 

Hơn nữa, người bệnh có nguy cơ bị ung thư da nếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá nhiều.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

Tin liên quan

29 thoughts on “CHĂM SÓC DA KHI BỊ BỆNH VẢY PHẤN HỒNG

  1. Thành Nam says:

    Ở lưng của em có mấy mảng màu hồng nhỏ nhỏ thôi trên có bong da, nó mới xuất hiện được tuần nay, tại ở lưng nên e cũng ko để ý ko chắc nữa. Mới đầu thì nó chỉ đỏ thôi, hơi ngứa, xong sau có thêm bong da nữa, chắc là do em gãi nhiều nên nó bị bong như vậy. Em có phải bị vảy phấn hồng ko vậy bác sĩ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn bị bao lâu rồi? bạn chụp ảnh gửi qua số zalo 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho mình nhé!

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Tình trạng của bạn bị cũng khá lâu rồi, Bạn chú ý không tắm bằng các loại xà phòng, sữa tắm hoá chất, nên chuyển qua tắm bằng cách loại lá như lá kinh giới, tía tô

  2. NGÂN KHÁNH says:

    e điều trị rồi xong nó lại tái phát, muốn chữa dứt điểm thì phải làm thế nào ạ? Bên pk có chữa được k ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phòng khám có điều trị các bệnh về da liễu. Bạn bị lâu chưa? bạn chụp hình ảnh tổn thương và gửi qua số zalo 0789.502.555 để các bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh này có rất nhiều yếu tố gây ra có thể do yếu tố miễn dịch của cơ thể, có thể được kích hoạt cơ thể nhiễm virus ,…

  3. Dương Tình says:

    Nhà mình ở rất xa phòng khám , bác sĩ có thể gửi thuốc về cho mình được không? hay phải đến tận nơi thì mới chữa được bệnh ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh này phòng khám có điều trị, bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên , ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, cũng như là thẩm mỹ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn nên kiêng tắm bằng các loại sữa tắm, xà phòng , nên chuyển qua tắm bằng các loại lá có tính sát khuẩn như kinh giới, tía tô,.. , tránh ăn các đồ ăn cay nóng, tăng cường ăn hoa quả, rau xanh bạn nhé!

  4. Bình Nguyễn says:

    Tôi bị bệnh có các tổn thương một đốm tròn hoặc hình bầu dục lớn trên ngực, bụng, lưng, đôi khi ngứa , tôi bị 3 tháng nay cũng tự đi mua thuốc nhưng không thấy đỡ. Bác sĩ có cách nào giúp tôi với ạ, tôi cảm ơn

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn bị lâu chưa? bạn chụp ảnh tổn thương vào số zalo 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn cụ thể nhé!

    • Quỳnh An says:

      Tôi điều trị ở đây 1 tháng rồi thấy bệnh tiến triển đỡ khá nhiều, bác sĩ nói bệnh này còn phải nâng cao sức đề kháng của cơ thể lên nên dạo này đang tập thể dục nè

  5. bui tien dung says:

    Em bị các nốt phát ban hình tròn và hình bầu dục trên cơ thể đây có phải bị vảy phấn hồng không ạ

  6. Đình Trọng says:

    Em đi bệnh viên da liễu khám bác sỹ chẩn đoán bị vẩy phấn hồng nhưng dùng thuốc tây theo bác sỹ kê đơn cứ khỏi đc một thời gian lại bị lại, không biết bên mình có bài thuốc nào trị dứt điểm không ạ, tại em cũng nghe nhiều người giới thiệu về bên mình rồi, e cảm ơn

  7. Xuân Trường says:

    Thấy phòng khám khá nổi tiếng trên mạng xã hội, mình muốn đến khám thử, ai đã từng thăm khám và điều trị ở đây chưa ạ, cho em xin ít review với, em cảm ơn nhiều.

  8. Kim Anh says:

    mình đi khám da liễu bác sĩ bảo bị bệnh vảy phấn hồng và được kê thuốc uống 1 tháng nay nhưng tình trạng không đỡ, có ccahs nào điều trị không bác sĩ chỉ mihf với ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *