VẨY PHẤN HỒNG cách chăm sóc, phòng ngừa và điều trị | Bạn hỏi Bác sĩ trả lời

Vảy phần hồng là một bệnh ngoài da có thể gặp ở cả nam lẫn nữ với những tổn thương lan tỏa khắp cơ thể và gây nên những bất tiện, tự tin cho người bệnh. Vậy cách chăm sóc, phòng ngừa và điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng Hương Quỳnh tìm hiểu cùng Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền –BS CK II YHCT– Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường  qua video ngày hôm nay nhé.

I.Chào bác sĩ, cô có thể nói cụ thể về phương pháp chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng Gibert là gì không ạ?

Vảy phấn hồng Gibert có thể chẩn đoán thông qua hình thái lâm sàng nếu như các thương tổn đặc trưng, điển hình như: Các dát đỏ hình huy hiệu, sẩn màu hồng hơi nổi cao lên mặt da. Sắp xếp theo nếp căng da và tạo nên hình ảnh giống cây thông. Có xu hướng lan ra xung quanh và vị trí hay gặp là thân mình, cổ, hoặc phần gốc chi. Đôi khi kèm theo biểu hiện ngứa. Còn nếu ở các thể hoặc thương tổn bệnh không quá điển hình thì sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ và chẩn đoán bệnh.

II.Vậy có phải bệnh này dễ nhầm với bệnh lí khác không thưa cô? Và nếu có thì cụ thể là những bệnh nào, cô có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Ở những tổn thương không điển hình thì Vảy phấn hồng Gibert dễ nhầm với:

– Nấm da: tổn thương là mụn nước, có xu hướng lành giữa,vảy da ở rìa thương tổn, ngứa nhiều, xét nghiệm soi tìm nấm dương tính.

– Viêm da dầu: tổn thương là dát đỏ ở vùng da dầu như rãnh mũi má, vùng liên bả vai, trước xương ức, bong vảy phấn, bệnh thường tăng lên về mùa đông.

>>>>> Bạn đọc có thể tham khảo:Bệnh vẩy phấn hồng có nguy hiểm không?? 

– Vảy nến thể giọt: tổn thương là sẩn nhỏ kích thước 1-2mm, màu đỏ thẫm, sau vài ngày thương tổn xẹp, trên có vảy nâu, khi cạo vảy có dấu hiệu gắn xi.

– Chàm khô: bệnh hay gặp ở trẻ em. Tổn thương là các dát giảm sắc tố, giới hạn không rõ ràng, vị trí thường ở vùng da hở như ở hai má, cẳng và cánh tay, ngứa ít.

– Tổn thương đào ban trong bệnh giang mai giai đoạn II: bệnh nhân có tiền sử quan hệ với người bị bệnh giang mai. Tổn thương đào ban ở thân minh, không ngứa. Ngoài ra bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như hạch toàn thân, sẩn hay mảng niêm mạc. Xét nghiệm phản ứng huyết thanh dương tính với xoắn khuẩn giang mai.

Bác sĩ Thu Huyền thăm khám bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Bác sĩ Thu Huyền thăm khám bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

III.Bệnh có thể khỏi không và phương pháp điều trị cụ thể bệnh này là gì thưa Bác sĩ?

Bệnh hoàn toàn có thể khỏi nếu điều trị đúng phác đồ, kết hợp chế độ chăm sóc da tránh những yếu tố kích ứng và ăn uống sinh hoạt.

Về phương pháp điều trị:

Tây y:

– Bôi kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ: kem hydrocortison, desonid, betamethasone.

– Kem làm dịu da, mềm da.

– Kháng histamin đường uống.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!

– Trường hợp nhiều thương tổn hoặc không đáp ứng với thuốc bôi đơn thuần: kháng sinh, kháng virus, corticoid uống.

Đông y: Đông y quan niệm vảy phấn hồng gibert là do chứng huyết nhiệt và huyết hư sinh phong. Khi mắc bệnh lâu ngày, các tổn thương sẽ biểu hiện ở cả trong cơ thể và phần da. 

Điều trị sẽ theo từng thể bệnh, chứng trạng để vừa giảm các triệu chứng bên ngoài cũng như trị vào căn nguyên bên trong, giúp cân bằng điều hòa lại các chức năng của các tạng phủ, khí huyết.

Hình ảnh tổn thương Vảy phấn hồng
Hình ảnh tổn thương Vảy phấn hồng

IV.Theo em được biết thì trong Y học cổ truyền có những loại lá để tắm có rất nhiều tác dụng tốt với các bệnh lí về da. Vậy với Vảy phấn hồng thì có thể sử dụng loại lá hay dược liệu nào không thưa cô?

Đúng là trong Đông y có các vị thuốc, dược liệu lá có tác dụng giảm ngứa, dịu da, hỗ trợ làm se, lành da rất tốt. Tuy nhiên với mỗi một bệnh lí, mỗi một dạng tổn thương, tình trạng cụ thể sẽ dùng những loại dược liệu khác nhau.

>>>>> Bạn đọc có thể tham khảo: Vẩy phấn hồng-sự kiên trì nỗ lực của bệnh nhân và kết quả đạt được 

Cụ thể ở đây là bệnh lí Vảy phấn hồng thì người bệnh có thể tham khảo một số loại lá tắm như Bồ công anh, hoàng bá, ké đầu ngựa, hoàng liên, sài đất, tang bạch bì, kim ngân, hoàng cầm, đơn đỏ, hạ khô thảo, trúc diệp, khổ sâm,.. để đun tắm hàng ngày khi bị bệnh cũng rất tốt.

V.Cô có thể chia sẻ thêm chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh lí này không thưa cô?

Cách chăm sóc và phòng ngừa vẩy phấn hồng có thể nói đến như:

– Hạn chế sử dụng các loại xà bông sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh, độ pH cao với vùng da bệnh.

– Tránh những yếu tố kích ứng da. Tránh dùng các thuốc gây kích ứng dẫn để hạn chế biến chứng chàm hóa hoặc bội

nhiễm.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!

Hình ảnh tổn thương Vẩy phấn hồng
Hình ảnh tổn thương Vẩy phấn hồng

– Tẩy giun định kì 6 tháng/ lần

– Hạn chế các loại thịt gà, hải sản đồ tanh lạnh và chất kích thích như rượu bia.

– Tránh tiếp xúc với lông động vật như chó, mèo.

– Hạn chế căng thẳng, stress, tăng cường dùng kem dưỡng ẩm cho làn da, đặc biệt là vào mùa hanh khô.

Và cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook:Tuệ Y Đường 

?Ths.Bs.CKII.Trần Thu Huyền⚕️

?Bác sĩ Đoàn Dung   ⚕️

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội 

?Hotline:0789.502.555 – 0789.503.5550789501555

 

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *