Bệnh vẩy phấn hồng có nguy hiểm không?? [2]

Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Vẩy phấn hồng là bệnh có tính chất lành tính và tự giới hạn. Tuy nhiên, bệnh có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Do đó, việc nắm được những thông tin về bệnh lý và được các chuyên gia y khoa tư vấn sẽ giúp bạn yên tâm. Các triệu chứng khó chịu của bạn cũng sẽ được giảm nhẹ. Vậy vẩy phấn hồng có nguy hiểm không? Hãy cùng các bác sĩ tại Tuệ Y Đường đi tìm hiểu qua bài viết này nhé. 

1. Những thông tin chung về bệnh vẩy phấn hồng

Vẩy phấn hồng là bệnh da lành tính, tự giới hạn, thường gặp, được mô tả đầu tiên vào năm 1860. Người bệnh có thể nhận biết bệnh vảy phấn hồng là một bệnh lí phát ban. Vẩy phấn hồng hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và người hơn 65 tuổi. Bệnh thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên với độ tuổi trung bình từ 10 -35 tuổi, trong đó đa phần là nữ.

Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên
Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên

Khởi phát bằng một mảng hồng ban báo trước có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Tổn thương thường bắt đầu ở vùng ngực, bụng hoặc lưng và sau đó lan rộng khắp người.

Vẩy phấn hồng thường xảy ra vào mùa thu và xuân ở vùng khí hậu ôn đới. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra vào mùa hè ở một vùng khác.

2. Nguyên nhân của bệnh vẩy phấn hồng

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh vẩy phấn hồng chưa được biết rõ.

3. Những yếu tố thuận lợi của bệnh vẩy phấn hồng

Nguyên nhân của bệnh hiện chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy bệnh phát triển trên người có những yếu tố thuận lợi sau:

3.1 Nhiễm trùng

Vẩy phấn hồng được xem như là một phát ban do virus. Nhiều nghiên cứu cho thấy vẩy phấn hồng có liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên . Và một số loại virus có liên quan đến bệnh như human herpes virus (human herpes type 6,7), parvovirus. Tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch.

Vẩy phấn hồng được xem như là một phát ban do virus
Vẩy phấn hồng được xem như là một phát ban do virus

Bệnh vẩy phấn hồng cũng có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila và Mycoplasma pneumoniae cũng được xem là tác nhân truyền nhiễm có liên quan.

 

NẤM MÓNG | GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC VỀ BỆNH NẤM MÓNG

 

3.2 Thuốc

Một số loại thuốc có khả năng gây phát ban giống vẩy phấn hồng như: captopril, bismuth, barbiturates…

3.3 Yếu tố khác

Thể tạng, bệnh vẩy phấn hồng thường gặp ở người bị viêm da tiết bã, mụn trứng cá, mặc quần áo mới.

4. Các triệu chứng của bệnh vẩy phấn hồng

Hình thái phát bệnh của vẩy phấn hồng có hai dạng:

4.1 Thể điển hình

Các triệu chứng thường gặp:

  • Có thể khởi đầu bằng triệu chứng của nhiễm siêu vi như mệt mỏi, chán ăn, sốt…
  • Sang thương da khởi đầu: mảng báo trước (herald patch) gặp trong 80% trường hợp, màu hồng, có vẩy, hình tròn hoặc bầu dục, giới hạn rõ, đường kính từ 2-10 cm.
Các triệu chứng của bệnh vẩy phấn hồng
Các triệu chứng của bệnh vẩy phấn hồng
  • Phát ban toàn thân: Xuất hiện sau mảng báo trước, có thể xảy ra từ vài giờ đến 2 tháng. Các phát ban nhỏ, nhiều, hình dạng giống mảng báo trước. Chúng tập trung theo đường cong trên da, tạo hình ảnh cây thông. Hoặc sang thương da có thể là các sẩn đỏ, không vẩy. Tổn thương thường bắt đầu ở vùng ngực, bụng hoặc lưng và sau đó lan rộng lên cổ, cánh tay và đùi.
  • Ngứa: xảy ra ở 75% người bệnh trong đó 25% ngứa nhiều.

4.2 Thể không điển hình

Cũng có khoảng 20% người mắc vẩy phấn hồng không có biểu hiện giống như vậy. Đây gọi là dạng không điển hình. Các dạng này có thể là những thay đổi về hình thái sang thương hay thay đổi vị trí sang thương:

  • Hình thái không điển hình:ví dụ như sẩn (mụn nhỏ), mụn nước (bóng nước), mảng mề đay (giống như vết thương), ban xuất huyết (vết bầm), tổn thương hình bia (giống hồng ban đa dạng)
  • Kích thước lớn hoặc mảng hợp lưu
  • Sự phân bố bất thường của các tổn thương da. Ví dụ như một mô hình nghịch đảo, với sự phân bố tập trung ở nếp gấp da (nách và háng). Hoặc cũng có thể có sự phân bố ở các chi nhiều hơn so với thân.
  • Sự phân bố sang thương ở niêm mạc ví dụ loét miệng
  • Nhiều mảng báo trước hoặc không có mảng báo trước
  • Ngứa dữ dội
  • Bệnh kéo dài hoặc nhiều đợt tái phát

5. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh vẩy phấn hồng?

Trong phần lớn trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán xác định dựa trên khai thác diễn tiến bệnh và quan sát sang thương trên da. Đôi khi trong một số trường hợp, bạn sẽ được chỉ định làm thêm cạo sang thương da để xét nghiệm. Xét nghiệm này được thực hiện để loại trừ các chẩn đoán phân biệt, khi bác sĩ có nghi ngờ.

6. Điều trị bệnh vẩy phấn hồng

Trong hầu hết các trường hợp, vẩy phấn hồng thường tự khỏi trong 12 tuần. Nếu sau đó phát ban không biến mất hoặc nếu ngứa gây khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị có thể giúp ích. Tình trạng sẽ hết mà không để lại sẹo và thường không tái phát.

Các điều trị hỗ trợ bao gồm:

6.1 Thuốc

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không làm giảm các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bao gồm:

  • Corticosteroid
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc kháng vi-rút, như acyclovir (Zovirax)
Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không làm giảm các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc
Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không làm giảm các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc

 

Kết quả điều trị bệnh nhân Viêm da tiết bã [2]

 

6.2 Liệu pháp ánh sáng

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc nhân tạo có thể giúp phát ban mờ dần. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng có thể gây ra sạm đen kéo dài ở một số điểm nhất định, ngay cả sau khi phát ban

6.3. Điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền

Qua quá trình làm việc cũng như nhiều năm nghiên cứu các bài thuốc điều trị da liễu bằng đông y Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền, BS CKII- YHCt Trưởng khoa khám bệnh tại Tuệ Y Đường đã đưa ra một số bài thuốc có thể điều trị tình trạng này. Các thuốc y học cổ truyền được bào chế hoàn toàn từ dược liệu, lành tính, điều trị trực tiếp vào tổn thương và gốc bệnh bên trong nên bệnh sẽ ổn định từ từ mà không để lại quá nhiều tác dụng phụ hay ảnh hưởng tới sức khoẻ của bệnh nhân.

Các thuốc y học cổ truyền được bào chế hoàn toàn từ dược liệu
Các thuốc y học cổ truyền được bào chế hoàn toàn từ dược liệu

7. Các bệnh khác cần phân biệt với bệnh vẩy phấn hồng

Cần chẩn đoán phân biệt với:

  • Hắc lào: vẩy thường ở ngoại vi mảng hồng ban, mảng không có hình oval.
  • Viêm da tiết bã: viêm da tiết bã tổn thư­ơng thư­ờng có đỏ da, vảy mỡ ở vùng mặt, ngực, lư­ng .  .
  • Giang mai giai đoạn 2:  tổn th­ương là đào ban, sẩn giang mai, mảng niêm mạc không ngứa,không đau, xét nghiệm huyết thanh giang mai (+).
  • Vảy phấn dạng lichen mạn tính: Bệnh lâu hơn, các tổn thương thường nhỏ hơn, vảy dày, không có mảng báo trước. Các sang thương thường tập trung ở các chi nhiều hơn.
  • Vảy nến thể giọt: mảng nhỏ hơn mảng vảy phấn hồng, vảy rất dày.Phát ban do thuốc dạng vảy phấn hồng: thường bị sau dùng thuốc.

8. Bệnh vẩy phấn hồng có thể có những biến chứng gì?

Vẩy phấn hồng là bệnh lành tính nhưng có thể để lại vết tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.

Có nghiên cứu đã báo cáo, vẩy phấn hồng trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây sảy thai. Tỷ lệ khoảng 8 trong số 61 phụ nữ được nghiên cứu. Một số phụ nữ gặp các vấn đề chu sinh khác và sinh non.

Vẩy phấn hồng thể không điển hình do Herpes kết hợp với thuốc cũng có thể dẫn đến hội chứng mẫn cảm với thuốc. Biểu hiện là các phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở da

9. Khi nào bạn nên đến gặp Bác sĩ

Nếu bạn bị phát ban không rõ nguyên nhân hãy đặt một cuộc hẹn gặp bác sĩ. Bác sĩ thường sẽ có thể xác nhận xem đó là bệnh vẩy phấn hồng không hay là một bệnh lí da khác tương tự.

Điều này giúp bạn tránh phải việc áp dụng những điều trị không cần thiết.

Vẩy phấn hồng là một bệnh lí phát ban cấp tính, khá phổ biến ở người trẻ. Nguyên nhân hiện chưa rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có liên quan nhiều đến tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh được đặc trưng bởi mảng hồng ban tróc vảy gọi là mảng báo trước ở thân. Tiếp theo là sự phát ban lan tỏa khắp người. Đây là bệnh lí lành tính có thể tự giới hạn.

Tuy nhiên, nó khiến người bệnh thấy không ít khó chịu. Một số trường hợp bệnh để lại dát thâm sau viêm. Một số loại thuốc có thể gây phát ban giống như bệnh vẩy phấn hồng. Ngoài ra, một số bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự. Do đó, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn đang có phát ban chưa rõ nguyên nhân. Bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn tốt nhất.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555

Tin liên quan

12 thoughts on “Bệnh vẩy phấn hồng có nguy hiểm không?? [2]

  1. Long Thành says:

    Ở lưng của em có mấy mảng màu hồng nhỏ nhỏ thôi trên có bong da, nó mới xuất hiện được tuần nay, tại ở lưng nên e cũng ko để ý ko chắc nữa. Mới đầu thì nó chỉ đỏ thôi, hơi ngứa, xong sau có thêm bong da nữa, chắc là do em gãi nhiều nên nó bị bong như vậy. Em có phải bị vảy phấn hồng ko vậy bác sĩ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào em, theo như em nói có thể em đang mắc vảy phấn hồng nhưng để có được chẩn đoán chính xác nhất em nên đến để bác sĩ khám cho e và đưa ra hướng điều trị tốt nhất tránh để bệnh diễn biến nặng hơn em nhé

  2. Ngân says:

    e điều trị rồi xong nó lại tái phát, muốn chữa dứt điểm thì phải làm thế nào ạ? Bên pk có chữa được k ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Ngân, về bệnh vẩy phấn hồng các bác sĩ đã điều trị khá nhiều, điều trị khá hiệu quả, ổn định bệnh cho rất nhiều bệnh nhân, em sắp xếp thời gian qua khám để bác sĩ nắm được tình trạng và có hướng điều trị tốt nhất cho em e nhé

  3. Boy phố says:

    Nhà mình ở rất xa phòng khám , bác sĩ có thể gửi thuốc về cho mình được không? hay phải đến tận nơi thì mới chữa được bệnh ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phòng khám có hỗ trợ gửi thuốc về tận nơi bạn nhé. bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh này phòng khám có điều trị, bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên , ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, cũng như là thẩm mỹ

  4. Bác Ba says:

    Tôi bị bệnh có các tổn thương một đốm tròn hoặc hình bầu dục lớn trên ngực, bụng, lưng, đôi khi ngứa , tôi bị 3 tháng nay cũng tự đi mua thuốc nhưng không thấy đỡ. Bác sĩ có cách nào giúp tôi với ạ, tôi cảm ơn

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn bị lâu chưa? bạn chụp ảnh tổn thương vào số zalo 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn cụ thể nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *