Bệnh vảy phấn hồng Gibert là một bệnh ngoài da lành tính thường gặp, có tính chất cấp tính, chủ yếu gặp ở trẻ em và người lớn, trong độ tuổi từ 10-35, hay gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những tổn thương da nghiêm trọng, Vậy bệnh có đặc điểm gì, kết quả điều trị tại Tuệ Y Đường như thế nào ? Mời bạn đọc cùng Bsi CKII Trần Thị Thu Huyền – Bác sĩ Trưởng khoa Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu.
I. Nguyên nhân gây bệnh Vảy phấn hồng
- Căn sinh bệnh học vảy phấn hồng cho đến nay vẫn chưa rõ, nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan tới nhiễm trùng HHP6, HHP7 ,CMV, EBV, vi khuẩn, nấm…
- Bệnh đôi khi phát thành dịch nhỏ, nhất là về mùa xuân và mùa thu.
- Một số thuốc được cho là liên quan đến sự xuất hiện của bệnh như barbioturiques, beta bloquant, griseofulvin, isotretinoin, ketotifen, metronidazon, omeprazon, terbinafin.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
II. Triệu chứng bệnh Vảy phấn hồng
1.Thể điển hình của vảy phấn hồng
- Khởi phát cấp tính với dát Herald (tổn thương mẹ), xuất hiện đầu tiên, kích thước lớn từ 2 – 4 cm, đơn độc, có hình tròn hay bầu dục, màu đỏ, giới hạn rõ, thường gặp ở mạn sườn, Phòng Khám có xu hướng lành, rìa tổn thương có bong vảy mỏng (dấu hiệu viêm vảy).
- Các tổn thương con xuất hiện sau tổn thương tiên phát từ 2 ngày tới 2 tháng, với đặc điểm tương tự nhưng kích thước nhỏ hơn. Thường gặp ở thân mình, vùng ít tiếp xúc với ánh sáng, đối xứng tạo hình ảnh cây thông Noel.
- Cơ năng: Có thể không ngứa hoặc ngứa nhiều.
- Tiến triển: Đa số tự khỏi sau 2 – 12 tuần, một số trường hợp có thể lâu hơn 5 – 6 tháng. Bệnh thường khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có 1,8 – 3,7% tái phát.
2. Thể Vảy phấn hồng không điển hình:
- Dát Herald ở vị trí không điển hình: Có thể gặp tổn thương dát Herald ở lòng bàn chân, với tổn thương thứ phát ở thân mình và các chi.
- PR thể khu trú: Tổn thương khu trú ở tay, chân, hồng, vai, nách, bẹn. Một ca phân bố ban không đối xứng, phân bố một nửa người.
- PR thể đảo ngược: Tổn thương ở vùng nếp gấp (nách, bẹn, cố) và đâu cực.
- PR thể đầu cực: Tổn thương là các dát đỏ bong vảy điển hình nhưng khu trú ở đâu cực (bản tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân), không có tổn thương ở nếp gấp (cổ, nách, bẹn).
- PR thể xuất huyết: Tổn thương là các bạn xuất huyết ở các vị trí khác nhau, có thể kết hợp với các tổn thương khác trong thể điển hình. Có báo cáo lâm sàng về tổn thương ban xuất huyết 2 cẳng chân ở bệnh nhân có tổn thương điển hình là dấu hiệu “cây thông Noel ở thân mình.
- PR thế mày đay: Tổn thương dạng sẩn phù với phân bố tương tự như PR thể điển hình.
- PR thể giống hồng ban đa dạng: tổn thương điển hình của PR có thể kèm theo một số tổn thương hình bia bắn, phân bố ở thân mình, cổ, mặt, tay, chân, không có tiền sử nhiễm HSV.
- PR thể sẩn: Tổn thương là các sẩn đường kính 1 – 3mm với viền vảy ở ngoại vi, phân bố tương tự PR thể điển hình.
- PR thể mụn nước: Tổn thương cơ bản là mụn nước 2 – 6mm đường kính, ở ngoại vi dát đỏ bong vảy, phân bố lan tỏa kèm theo ngứa nhiều.
- PR thể khổng lồ của darier: Đường kính của dát Herald lớn hơn bình thường, thường được so sánh với kích thước của một quả lê. Thế này thường gặp ở người da màu.
- PR thể giảm sắc tố: Tổn thương là các dát giảm sắc tố ngay từ lúc mới xuất hiện, phân bố tương tự như thể điển hình, cần phân biệt với giảm sắc tố sau PR ở thể điển hình.
- PR thể kích ứng: Bệnh nhân rất ngứa, đau kèm theo bỏng rát.
- PR thể dai dẳng: Khi bệnh kéo dài trên 3 tháng. 75% bệnh nhân ở thể này có tổn thương dát Herald kèm theo các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, đâu đầu, mất ngủ), tổn thương miệng thường gặp ở thể này với các biểu hiện chính là sẩn đỏ, dát đỏ, mụn nước, bọng nước hoặc xuất huyết.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
III. Điều trị Vảy phấn hồng
Nguyên tắc điều trị Vảy phấn hồng
- Tránh những yếu tố kích ứng da.
- Tránh dùng các thuốc gây kích ứng dẫn đến biến chứng chàm hoặc bội nhiễm.
- Dùng thuốc bôi tại chỗ phối hợp toàn thân.
Bạn đọc tham khảo thêm:
Điều trị cụ thể
- Bôi kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ: kem hydrocortison, desonid,…
- Kem làm dịu da, mềm da.
- Kháng histamin đường uống.
- Trường hợp nhiều thương tổn hoặc không đáp ứng với thuốc bôi đơn thuần, cần kết hợp điều trị tại chỗ với các biện pháp sau:
+ Erythromycin
- Người lớn: Liều 1-2g/ngày x 14 ngày.
- Trẻ em: 25-40 mg/kg/ngày.
+ Acyclovir 800 mg x 4 lần/ngày trong thời gian 1 tuần.
+ Chiếu tia UVB dải hẹp
+ Corticoid đường uống
- Được chỉ định với thể nặng, tổn thương lan tỏa, có triệu chứng toàn thân.
- Liều 15-20mg/ngày.
IV. Tiến triển và biến chứng của Vảy phấn hồng
- Bệnh vảy phấn hồng thường tiến triển tự khỏi sau 6-8 tuần.
- Có thể để lại những dát thẫm màu hay nhạt màu.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
V. Kết quả điều trị Vảy phấn hồng tại Đông y Tuệ Y Đường
Bệnh nhân 1:
- Bệnh nhân nữ 19 tuổi, sau sinh khi con đầu tiên bệnh nhân xuất hiện các nốt sẩn đỏ, ghồ lên mặt da, nhăn nheo. Ban đầu chỉ xuất hiện ít ở vùng bụng. Lúc đầu bị ít nên chủ quan, sau đó lan ra cả người và vùng kín, kèm theo ngứa rất mất thẩm mỹ và khó chịu. Sau đó bẹnh nhân tới viên khám và làm xét nghiệm được chẩn đoán là Vảy phấn hồng.
- Bệnh nhân đi khám được bác sĩ kê thuốc Fusidic acid bôi ( kháng sinh ngoài da), dùng không cải thiện.
Bệnh nhân tìm hiểu Vảy phấn hồng qua Youtube biết đến phòng khám và tới thăm khám rồi điều trị. Sau 4 ngày dùng thuốc lau, bôi bệnh nhân đỡ ngứa hẳn, sau 1 đợt điều trị các nốt,, mảng sần viêm không con nữa chỉ còn thâm và bệnh nhân duy trì thêm thuốc để da đều màu.
Bệnh nhân 2:
- Bệnh nhân nữ bị vảy phấn hồng hơn 1 tuần nay nổi nốt ngứa khắp lưng, bụng, tay, đùi; sau tắm hay nằm ẩm ngứa tăng. Bệnh nhân đã đi khám tại BV Da liễu TW được chẩn đoán là Vảy phấn hồng và đang dùng thuốc theo đơn (Acyclovir 800mg uống 5v/ngày, Ebastin 20mg 1v/ngày, Bôi mometasone ngày 2 lần) nhưng tình trạng không giảm và lan thêm.
- Bệnh nhân có tiền sử: Da dễ kích ứng dị ứng khi thay đổi thời tiết lên mẩn đỏ, viêm mũi dị ứng, vaccin đã tiêm cách đây 2 tháng. Biết đến phòng khám qua người quan giới thiệu rồi Bệnh nhân thu xếp qua khám. Sau 1 tuần dung thuốc bệnh nhân đỡ ngứa nhiều, phần lưng, bụng và cánh tay các vết đỏ đã chuyển sang sậm màu và bong da, phần da bong hơi khô. Và sau hơn 1 đợt đã chuyển qua thuốc trị thâm để da đều màu.
Bệnh nhân 3:
- Bệnh nhân nữ bị Vảy phấn hồng được tầm 2 tuần. Uống thuốc không đỡ, thoa thuốc giảm ngứa tức thời nhưng vài tiếng sau lại ngứa lại. Tổn thương mọc chủ yếu sau 2 mông, đùi, bẹn, rồi lan lên bụng, eo, ngực, nay lan đến vai lưng và 1 cánh tay, nách thậm chí còn rất ngứa xung quanh da vùng hậu môn, chỗ mép âm đạo, đến nỗi không dám làm gì ra mồ hôi. Bệnh nhân dùng được hơn 1 tuần, thấy tiến triển rất tốt, các nốt ở vai, tay đỡ hẳn, ở đùi nặng nhất thấy đang tróc vảy ra, bệnh nhân rất mừng. Sau 1 đợt da ổn hẳn, đều màu.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline:0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555
Bệnh này khỏi hoàn toàn đc ko em?
Nếu được điều trị, phát hiện kịp thời và tuân theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể khỏi hoàn toàn bạn nhé!
Em dùng nhiều thuốc rồi mà không cải thiện. Bên pk điều trị thế nào?
Bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị bằng thuốc đông y . Bạn có thể chụp tổn thương và gửi qua số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Em xin sđt của PK với ạ
Số hotline của phòng khám 0789.502.555 bạn nhé
Bệnh này khỏi hoàn toàn đc ko em?
Nếu được điều trị, phát hiện kịp thời và tuân theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể khỏi hoàn toàn bạn nhé!
Chế độ ăn uống, sinh hoạt như nào ạ?
Tránh ăn các đồ ăn như thịt gà, đồ hải sản, đồ nhiều dầu mỡ, ăn nhiều hóa quả và không tắm bằng xà phòng , hóa chất bạn nhé!
Đang uống thuốc tây điều trị vẩy nến mà thấy buồn nôn với khó chịu cồn ruột quá mới phải chuyển qua đông y để điều trị, mong là nhờ bài thuốc của phòng khám kê cho sẽ trị được căn bệnh quái gở này
Em đang cho con bú thì có uống thuốc được không? Sợ uống thuốc thì không tốt cho con vì nó vào sữa nhưng mà ngứa quá chịu không nổi, đêm nào cũng ngứa ngáy khó chịu cả đêm
Thuốc bên phòng khám mình là thuốc đông y từ các vị thuốc tự nhiên nên dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú bạn nhé! bạn có thể chụp tổn thương và gửi qua số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất nhé!
Có phải kiêng ăn hải sản không ạ, Em ăn hải sản phát là ngứa kinh thiên động địa luôn
Kiêng các đò ăn như thịt gà , các đồ ăn hải sản, tôm cua cá ốc bạn nhé!
Mình có một đợt đi công tác nhiều quá, lại áp lực thời gian với KPI nữa nên tóc rụng như lá mùa thu luôn. Da đầu thì ngứa rần rần, tưởng do mùa rụng tóc nên mới bị. Nhân dịp đưa chị họ đi khám ở Tuệ Y Đường thì mình cũng tiện thể khám luôn, khám mới biết hóa ra mình bị vẩy nến da đầu, nhưng may là mới bị nên dễ chữa hơn. Cầm thuốc đông y về uống mình cũng hơi hoang mang, vì lần đầu tiên uống thuốc đông y mà. Dùng được nửa tháng thì thấy nó bắt đầu đỡ đỡ ngứa, và sau 2 tháng thì tình trạng da đầu đã phục hồi được như bình thường rồi, tóc cũng không còn rụng nữa. Sau khi dừng thuốc đến nay đã hơn năm trời rồi mà vẫn chưa hề bị lại.
Tình trạng của bạn rất là tốt rồi. Chúc mừng bạn nhé!
Mình đang bôi giấm táo với dầu oliu mà không thấy có hiệu quả gì lắm, chắc cũng phải qua phòng khám để bác sĩ khám trực tiếp xem sao.
Giấm táo và dầu o liu khá là tốt, tuy nhiên không dùng đơn thuần đươc. Bạn qua phòng khám để được bác sĩ thăm khám trực tiếp hoặc liên hệ qua số điện thoai 0789.502.555 để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!