Zona thần kinh – nguy hiểm nếu không biết cách chữa

Zona thần kinh là bệnh lý không còn xa lạ với người Việt Nam. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu chữa trị không đúng cách, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm đó là chứng đau sau zona, đau có thể kéo dài nhiều năm và không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, khiến người bệnh đặc biệt thống khổ. Vậy zona thần kinh là gì, bệnh có lây không và cách chữa trị như thế nào? 

Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Định nghĩa

Bệnh zona thần kinh còn có tên gọi dân gian là bệnh Giời Leo. Bệnh là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster. Đây cũng là virus gây nên bệnh thuỷ đậu. Những người nhiễm loại virus này lúc còn nhỏ, sau khi lành bệnh virus vẫn không bị tiêu diệt, chúng tồn tại trong các tế bào thần kinh, hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động.

Sau một thời gian dài, khi gặp điều kiện thuận lợi: hệ miễn dịch bị suy yếu, tinh thần bị chấn động, hoặc suy nhược cơ thể, virus sẽ tái hoạt động thành bệnh zona. Thời gian bị bệnh kéo dài từ khoảng 2 – 3 tuần. Bệnh có thể tái phát lại vào các thời điểm sau này, đối với người từng bị nhiễm VZV.

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây nên bệnh là virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV) Đây cũng là virut gây ra bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus này được kích hoạt và hoạt động trở lại, gây tổn thương dọc dây thần kinh. 

Virus herpes zoster là nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh
Virus herpes zoster là nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh

>>>Cùng tìm hiểu: Viêm da do côn trùng đốt

3. Triệu chứng và biến chứng có thể gặp của bệnh

3.1. Triệu chứng thường gặp

Khi bị bệnh zona, da của bạn sẽ bị nổi ban đỏ. Các vết ban này sẽ biến thành mụn nước và tập trung theo từng đám như chùm nho. Ở giai đoạn đầu, các mụn nước căng lên và có dịch trong. Sau vài ngày sẽ chuyển màu đục dần rồi hóa mủ.

Cuối cùng, chúng bị vỡ, hình thành nên các vảy và bong dần sau khi khô, để lại sẹo lấm tấm màu trắng trên da. điển hình của bệnh là đau kiểu zona: đau kiểu bỏng rát, tăng cảm giác đau hoặc 1 phía của cơ thể. Sau khoảng 2 – 4 tuần sau thì da lành lại nhưng vẫn còn cảm giác đau nóng và có thể kéo dài rất lâu.

3.2. Triệu chứng khác

Ngoài ra, người bệnh có thể bị ù tai, cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, đi loạng choạng. Không chỉ vậy, người bệnh cũng có thể biểu hiện sốt từ 38 – 39 dộ C, rối loạn bài tiết mồ hôi.

Bạn đừng chủ quan vì Bệnh zona không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không điều trị, bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn gây ra nhiều biến chứng rắc rối cho bạn. Phát ban vùng mắt, nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương đến mắt. Da có thể bị sưng đỏ, cảm thấy đau khi chạm vào hoặc bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Đau một bên tai dữ dội hoặc mất thính giác, chóng mặt, mất vị giác. Đặc biệt, đau thần kinh sau zona là biến chứng hay gặp nhất.

4. Bệnh zona có lây hay không?

Bệnh zona là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao.
Đối với người chưa tiêm vacxin thủy đậu và chưa bị bệnh thuỷ đậu thì sẽ có nguy cơ phát bệnh này trước, sau khi lành bệnh thì có thể bị zona.
Những người đã tiêm phòng ngừa zona thì vẫn có thể bị mắc bệnh khi hệ miễn dịch bị suy giảm.
Ở trường hợp người đã bị mắc bệnh thủy đậu thì sẽ không bị nhiễm bệnh zona thần kinh từ người khác

Bệnh zona nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao
Bệnh zona nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao

5. Điều trị bệnh

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ dùng các thuốc chống virus để ngăn chặn sự phát triển của virus. Nếu có tình trạng bội nhiễm thì dùng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, kháng viêm, chống phù nề.

Liều lượng của thuốc được quyết định tùy vào tình trạng bệnh. Trong trường hợp cơn đau kéo dài khiến người bệnh mất ngủ thì có thể sử dụng thuốc giảm đau thần kinh, thuốc kháng histamin giảm ngứa. Đồng thời, thuốc tăng cường miễn dịch cũng được bác sĩ phối hợp dùng để nâng cao sức đề kháng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc mỡ kháng viêm, chống virus như mỡ zovirax bôi vào vùng da có mụn nước nhất là ở vùng mặt, để tránh để lại sẹo, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Trong dân gian, người ta còn sử dụng một số loại lá dùng đun nước tắm, giúp các vết phỏng mau liền lại.

Sử dụng thuốc kháng histamin giảm ngứa
Sử dụng thuốc kháng histamin giảm ngứa

6. Những lưu ý để tránh lây nhiễm và cách phòng ngừa bệnh

Để tránh lây lan bệnh cho người khác cũng như giảm thiểu các biến chứng xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
– Không chà xát hoặc để nước bẩn tiếp xúc với vùng da nổi mụn nước, tránh làm cho các mụn nước vỡ ra vì điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
– Rửa vùng da bị zona bằng nước muối loãng hoặc thuốc rửa chuyên biệt do bác sĩ chỉ định.
– Rửa tay thường xuyên và đúng cách, nhất là khi vừa chăm sóc vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, cũng cần mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
– Hạn chế hoặc không tiếp xúc với người chưa tiêm phòng thủy đậu, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai.
– Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vacxin thủy đậu, có nghĩa là đưa virus vào trong cơ thể ở trạng thái bất hoạt. Vacxin này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona, làm tăng sức đề kháng chống lại virus.

Tìm đọc: Viêm da dị ứng ở bà bầu – Nhận biết và giải pháp?

Zona thần kinh Theo Y học cổ truyền

Zona thuộc loại “ôn bệnh”, nguyên nhân: Do thấp nhiệt, do uất kết làm cho kinh lạc bị trở trệ mà sinh ra bệnh. Zona nằm trong phạm trù bệnh ngoại khoa.

Trong các y văn cổ có ghi lại, zona có rất nhiều tên gọi khác nhau như: hỏa đái sang, triền yên hỏa đơn, tri thù sang hay xà xuyên sang… Những tên gọi này được đặt theo vị trí, đặc điểm và hình thái của bệnh zona.

Bệnh zona gây nên bởi các nguyên nhân:
Nội thương tình chí, can uất hóa hỏa dẫn đến can đởm hỏa thịnh, can khí uất kết và chạy đến bàng quang quấn lấy mạch đới. Do thấp nhiệt ứ trệ ở kinh tỳ, chức năng vận hóa của tỳ bị suy giảm và tích lại bì phu sinh nên bệnh.

Do ngoại cảm độc tà hình thành thấp nhiệt hỏa độc dẫn tới bệnh càng trầm trọng hơn. Do hỏa độc tích tụ tại huyết sinh ban đỏ, thấp nhiệt độc gây tắc kinh mạch làm khí huyết không thông.

BS Đoàn Dung thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS Đoàn Dung thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

Bài thuốc uống trong:

Thể thấp nhiệt: Vùng tổn thương có màu đỏ, mụn nước tụ lại và vỡ ra gây lở loét, lưỡi hơi đỏ và có rêu trắng hoặc vàng cho nên cần phải lương huyết, thanh hóa thấp nhiệt và giải độc.

Bài thuốc: ý dĩ nhân, đậu đỏ (mỗi loại 15g), phục linh bì, địa phu tử, kim ngân hoa, sinh địa (mỗi loại 12g), xa tiền tử, xích nhược, xa tiền thảo, mã xỉ hiện (mỗi loại 10g), hoắc hương, bội lan (mỗi loại 9g) và cam thảo 6g. Sắc ngày 1 thang.

Để giảm đau trong và sau zona: Nước ép cà rốt và cần tây: cà rốt 1 củ vừa, cần tây một nắm, ép lấy nước uống, ngày 1 ly dùng 7- 10 ngày. Bài thuốc này nhiều người dùng thấy có tác dụng giảm đau rõ rệt trong và sau khi bị zona…

Thể tỳ hư và thấp trệ: Sắc ban chẩn không tươi, có mụn nước dày, thủy bào lớn, loét chảy nước, miệng khô, đầy bụng, phân lỏng, rêu trắng dày,…

Bài thuốc: thương truật, hậu phác, bạch truật, bạch linh (mỗi loại 16g), trần bì, trạch tả, trư linh, khương hoạt, kim ngân hoa, bồ công anh (mỗi loại 12g), đại táo 10g, huyết hồ 8g, cam thảo 6g và nhục quế, sinh khương (mỗi loại 4g). Ngày uống 1 thang.

Thể can kinh uất nhiệt: Nổi nốt ban đỏ, có nước, căng bóng, họng khô, đau rát, người bứt rứt, ăn uống không ngon, táo bón, rêu lưỡi vàng… Bài thuốc: Long đởm thảo, hoàng cầm, trạch tả, mộc thông và đương quy (mỗi loại 12g), chi tử, sinh địa, cam thảo, mạch môn và huyền sâm (mỗi loại 16g). Đem sắc uống ngày 1 thang.

Sử dụng các bài thuốc đông y để điều trị bệnh
Sử dụng các bài thuốc đông y để điều trị bệnh

Hiện nay tại Phòng khám Tuệ Y Đường Đang điều trị tình trạng này bằng thuốc thang sắc kết hợp thuốc kháng virut của Tây Y. Như vậy sẽ giảm nhanh được triệu chứng và hạn chế các biến chứng

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Viêm nang tóc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

12 thoughts on “Zona thần kinh – nguy hiểm nếu không biết cách chữa

  1. Ngọc ánh says:

    hiện tại tôi bị 1 mảng đỏ , rát ở phía mặt ngoài cánh tay tôi đã mua thuốc ở quầy thuốc tây uống nhưng tình trạng ở vùng da cánh tay vẫn chưa thuyên giảm , tôi muốn tìm hiểu thêm về các thuốc điều trị bằng đông y

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  2. mai hương says:

    ôi bị khá lâu rồi, đã điều trị thuốc tây rất nhiều nhưng ko thấy tiến triển, phòng khám có điều trị được không?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh này không quá nguy hiểm, nếu phát hiện và điều trị sớm , bác sĩ sẽ kê thuốc uống và thuốc lau bôi nên ngoài tùy thuốc vào từng bệnh nhân bạn nhé!

  3. Hoàng says:

    cháu bị đau và rát vùng cổ, ra nhiều mồ hôi thì rất xót, cháu đã uống 1 đợt thuốc tây y rồi cũng thấy đỡ bề mặt, nhưng thi thoảng vẫn đau nhức

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      cháu bị như vậy bao lâu rồi , cháu chụp lại tổn thương hiện tại gửi vào số điện thoại 0789.502.555 của phòng khám để bác sĩ tư vấn kĩ hơn nhé

  4. Đông y Tuệ Y Đường says:

    cháu bị như vậy bao lâu rồi , cháu chụp lại tổn thương hiện tại gửi vào số điện thoại 0789.502.555 của phòng khám để bác sĩ tư vấn kĩ hơn nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *