VIÊM DA VÙNG KÍN CÓ ĐÁNG LO NGẠI ?

Vùng kín là một vị trí nhạy cảm và phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại cho chị em phụ nữ. Nhiều thống kê chung cho rằng bộ phận sinh dục ở nữ giới dễ bị viêm nhiễm hơn so với nam giới.

Tuy nhiên khá nhiều triệu chứng của bệnh viêm da vùng kín thường bị nhầm lẫn sang các bệnh phụ khoa nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kết quả thường không như bạn mong muốn.

Phòng khám Tuệ Y Đường BS.CKII Trần Thu Huyền sẽ chia sẻ cách giúp bạn cách nhận biết các bệnh da liễu vùng kín.

VIêm da vùng kín có đáng lo ngại
VIêm da vùng kín có đáng lo ngại

Nguyên nhân gây bệnh viêm da vùng kín

Vùng kín của nữ được chia thành 2 phần, cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục trong. Trong đó, cơ quan sinh dục ngoài bao gồm các bộ phận như môi lớn, môi bé, âm vật, tầng sinh môn…là những vị trí dễ mắc phải các bệnh da liễu nhất.

Một số nguyên nhân chung hay gặp bệnh viêm da vùng kín sau: 

  • Thói quen dùng đồ lót quá chật chội, thô cứng hay ẩm ướt.
  • Quan hệ tình dục, tiếp xúc gần gũi, dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh viêm da lây nhiễm
  • Vệ sinh vùng sinh dục sai cách, lạm dụng dung dịch vệ sinh. 

Các bệnh viêm da vùng kín thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng bị ngứa rát vùng kín, hay nổi mẩn, nổi mụn xung quanh cô bé.

U XƠ TỬ CUNG CÓ PHẢI UNG THƯ ?

Mề đay vùng kín

Nguyên nhân gây bệnh: Dị ứng hóa chất, xà phòng tắm, dị ứng bao cao su, dung dịch vệ sinh, mồ hôi, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, cơ địa…

Biểu hiện: Nổi những nốt sần nốt hồng ban, sẩn phù hình tròn hoặc bầu dục, mẩn đỏ trên da kèm theo  ngứa ngáy khó chịu, dễ lan rộng, gây ngứa rát vùng kín rất khó chịu. Điều này có thể khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng. Làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Mề đay vùng kín
Mề đay vùng kín.

Đối với bệnh mề đay của nữ giới, nó thường xuất hiện theo chu kỳ kinh, người bệnh sẽ thấy các nốt sẩn nổi lên rối xẹp xuống và mất đi sau vài giờ. Sau đó nó sẽ tiếp tục xuất hiện trở lại.Do ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tiết, thuốc kháng viêm để giảm đau bụng hay do bị dị ứng với các sản phẩm vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt. 

Các thuốc điều trị mề đay vùng kín.

  • Thuốc thuộc nhóm kháng histamin chống ngứa: Cholorpheniramine, Loratidine, Fexofenadine…
  • Thuốc bôi ngoài da: Menthol 1%, Dermovate Cream, Hydrocortisone…

Chàm vùng kín

Theo BS.CKII Trần Thu Huyền có nhiều nguyên nhân gây chàm – viêm da vùng kín, tuy nhiên có những nguyên nhân chính sau:
– Di truyền: Những người có người thân từng bị mắc bệnh chàm thường nguy cơ mắc bệnh chàm sinh dục cao hơn những người không có người thân bị bệnh.
– Vùng kín không sạch sẽ: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh chàm sinh dục. Vệ sinh vùng kín sai cách, mặc đồ lót bó sát, chất liệu thô cứng gây bí bách vùng kín.
– Dị ứng cơ địa: Dị ứng với hóa chất, bụi hoặc một dị nhân nào đó khiến vùng kín bị chàm.

Rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề thường gặp

Bênh chàm vùng kín diễn biến kéo dài hay tái phát nhiều đợt, thông thường qua 4 giai đoạn sau:
– Đỏ da: Là giai đoạn đầu tiên, trên da vùng sinh dục xuất hiện các vết đỏ, hơi nề, cộm, ngứa, trên nền đỏ xung huyết có sẩn tròn lấm tấm như hạt kê thực chất là những mụn nước từ dưới đùn lên.
– Mụn nước: Mụn nước nhiều và xuất hiện khắp bề mặt tổn thương, nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim tầm 1 – 2 mm, đùn từ dưới lên lớp này đến lớp này đến lớp khác.

Đám tổn thương do mụn nước nông, nếu gãi trầy sẽ chảy dịch, vết trợt nhỏ như kim châm, màu đỏ rỉ dịch. Nếu nhiễm khuẩn thứ phát sẽ dẫn đến có mủ, và vảy tiết.
– Mọc da non: Tổn thương giảm viêm, giảm xung huyết, vết trợt khô, đóng vẩy thành một lớp da nhẵn bóng như vỏ hành, hơi nhiễm cộm, sẫm màu so với vùng da bên cạnh.
– Lichen hóa, hằn cổ trâu: Bước vào giai đoạn mạn tính. Bệnh tiến triển lâu ngày, da ngày càng sẫm màu, tăng nhiễm cộm, xù xì thô ráp, các hằn da nổi rõ, giữa các hằn da là các sần dẹt, đây là quá trình lichen hóa.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

Sự tác động có thể còn khiến tổn thương lan rộng ra toàn bộ vùng da lân cận như: bẹn, đùi, lưng, mông…

Ở thể ướt, thì vùng da sinh dục có thể phù nề, lở trợt, nứt, chảy dịch. Ở thể khô, da thô ráp, cứng, sẫm màu, giảm sắc tố hơn so với bình thường hoặc có thể da sẽ bị teo nhẹ.

Tổn thương chàm vùng kín
Tổn thương chàm vùng kín.

Điều trị:

  • Điều trị tại chỗ: Thuốc ức chế calcineurin.

                                   Thuốc chứa steroid.

  • Nhóm thuốc kháng histamin chống ngứa: Loratadin, Terfenadi, Acrivastin…
  • Thuốc ức chế miễn dịch và kháng sinh: Cycloporine, Prednison, Methotrexate…

Ngoài ra khi có nhiễm trùng, các loại thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định: Chlorpheniramine, Cetirizine,…

Vảy nến vùng kín

Vảy nến sinh dục hay còn gọi là Genital Psoriasis. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những tổn thương trên da ở cơ quan sinh dục do sự rối loạn của hệ miễn dịch.

Bệnh lý này thuộc nhóm viêm da mãn tính, được biểu hiện thông qua tình trạng da sưng đỏ, đau nhức, ngứa ngáy và có vảy trắng màu bạc bao phủ xung quanh. Bệnh vảy nến vùng kín thường đặc trưng với các nốt sần đỏ, có vảy và sáng bóng.

Vảy nến có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và các dấu hiệu về cơ bản là giống nhau. Bệnh thường khởi phát khi có các yếu tố kích thích như ma sát mạnh, viêm nhiễm, rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch, do căng thẳng quá mức.

Chúng mọc xung quanh vùng da bên ngoại âm hộ như vùng xương mu, lỗ hậu môn và hai bờ mông. Các triệu chứng chỉ xảy ra ngoài da, hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến bên trong âm đạo.

Vảy nến vùng sinh dục
Vảy nến vùng sinh dục

Điều trị

Thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc bôi tại chỗ tác dụng làm bong vảy, bạt sừng được dùng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến .

Các loại dù hiệu quả nhưng cũng chỉ hợp với người bệnh mức độ nhẹ và trung bình. Còn những trường hợp bệnh nặng, triệu chứng phức tạp khó chữa sẽ được chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

HERPES MÔI – LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHANH KHỎI?

Thuốc này thường đem lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 2 – 3 ngày tuy nhiên do tác dụng phụ nhiều nên cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Đối với người bị vảy nến sinh dục thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc Retinols (vitamin A) dạng uống.
  • Thuốc kháng histamin H1.
  • Thuốc ức chế miễn dịch.

Kết hợp dùng quang hóa trị liệu chữa vảy nến vùng kín: Để thực hiện, người bệnh sẽ được uống thuốc cảm ứng ánh sáng, đợi khoảng 2 tiếng sẽ bắt đầu chiếu tia cực tím có bước sóng khoảng 320 – 400mm vào vùng da bị vảy nến. Cách này giúp loại bỏ các tổn thương ngoài da nhanh chóng và hiệu quả, an toàn ít độc hại.

Bệnh lichen phẳng âm hộ

Đây là một căn bệnh da liễu bắt nguồn từ sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch gây ra. Nó có thể ảnh hưởng đến các vùng da ở bên ngoài vùng kín, thậm chí là cả ở trong âm đạo.

Triệu chứng:

Tổn thương da: Sẩn nhẵn, bóng, dẹt, hình đa giác, màu tím hoa cà, kích thước 1 – 10mm, bề mặt thường có những khía ngang dọc gọi là mạng lưới Wickham. Sẩn có thể liên kết thành mảng, khi khỏi để lại vết thâm.

Có thể gặp hiện tượng Koebner: Người bệnh gãi, dọc theo vết gãi xuất hiện thương tổn mới.

Bệnh lichen phẳng cũng có thể ảnh hưởng tới âm đạo. Nó sẽ khiến cho dịch âm đạo (khí hư) chuyển sang màu vàng, dính và gây đau khi quan hệ.

Theo thời gian, lichen phẳng nếu không được chữa trị sẽ có thể làm biến dạng âm hộ. Thậm chí nó có thể khiến cho môi bé của âm hộ dường như biến mất.

BS.CKII Trần Thu HuyềnBS Đoàn Dung thăm khám và tư vấn điều trị cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

Điều trị cụ thể

–  Thuốc tại chỗ

  • Bôi corticoid dạng kem, mỡ, có thể băng bịt. Khi thương tổn dày, nhiều tiêm corticoid tại chỗ.
  • Axít salicylic, Tacrolimus 0,1%

– Thuốc toàn thân

  • Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1, thế hệ 2 (không gây ngủ).
  • Chống viêm corticoid uống: 1-2mg / kg cân nặng / ngày, uống trong đợt ngắn (sau khi loại trừ viêm gan).

Trường hợp không đáp ứng với corticoid có thể sử dụng một trong các thuốc sau:

  • Vitamin A acid.

Cần lưu ý ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải tư vấn tránh thai vì thuốc có thể gây quái thai. Một số tác dụng không mong muốn của thuốc như viêm môi, khô da tăng men gan, tăng cholesterol trong máu cần phải được theo dõi.

  • Cyclosporin: Chỉ định trong trường hợp lan tỏa, không đáp ứng với các trị liệu khác. Liều 1 – 6mg / kg trong thời gian vài tháng. Cần theo dõi các tác dụng phụ ở thận. 
  • Griseofulvin: 1g / ngày uống trong vòng 2 – 3 tháng.
  • Heparin trọng lượng phân tử thấp: Enoxiparin 3mg / tuần, tiêm dưới da trong thời gian 12 tuần.
  • PUVA: Liệu trình 3 lần mỗi tuần

Chống chỉ định đối với trường hợp nhạy cảm ánh nắng mặt trời, tiền sử ung thư da, phụ nữ có thai.

Trong những trường hợp nặng, tổn thương lan toả: có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch khác như Azathioprin, Cyclophosphamid, Mycophenolat mofetil.

3 VỊ TRÍ THƯỜNG GẶP TRONG VIÊM DA TIẾT

Bệnh có thể khỏi sau vài tuần nhưng thường là sau 18 tháng có khoảng 85% trường hợp khỏi. Triệu chứng ngứa giảm dần, sau đó các sẩn dẹt dần để lại các vết thâm.

–  Phối hợp điều trị các bệnh khác nếu có như viêm gan.

–  Tiên lượng và kết quả điều trị của bệnh lichen phẳng phụ thuộc vào thể bệnh và vị trí tổn thương.

Những lưu ý khi mắc bệnh da liễu vùng kín

Các bệnh da liễu, bệnh ngứa vùng kín phụ nữ hầu hết đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, hiệu quả và thời gian điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, sự kiên trì và đáp ứng thuốc. 

Việc phát hiện các bệnh da liễu không dễ dàng và dễ nhầm lẫn các bệnh với nhau. Bởi các triệu chứng của các bệnh lý này thường giống với những căn bệnh phụ khoa khác ở nữ giới. Nhiều chị em chỉ phát hiện khi đi khám phụ khoa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.503.555

 

 

 

Tin liên quan

9 thoughts on “VIÊM DA VÙNG KÍN CÓ ĐÁNG LO NGẠI ?

  1. Trần Hằng says:

    đợt này khi đi tắm tôi vệ sinh vùng dưới có thấy xuất hiện những munjnuowcs đỏ, thỉnh thoảng thấy ngứa phải gãi rất khó chịu, có cách nào để xử lý không vậy

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn bị bao lâu rồi? đã điều trị ở đâu chưa? bạn có thể gửi hình ảnh tổn thương qua zalo 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn cho bạn nhé!

  2. Hà Huyền says:

    làm thế nào để vệ sinh vùng kín giúp hạn chế việc bị viêm nhiễm không vậy, sau mỗi kì kinh tôi thấy vùng dưới hay bị ẩm khó chịu

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      chào bạn, bạn có thể tham khảo các cách vệ sinh vùng kín dưới đây nhé ạ
      Rửa sạch bàn tay và móng tay với xà phòng. Tốt nhất, bạn không nên để móng tay quá dài.
      Nhẹ nhàng làm ẩm âm hộ bằng nước ấm. Nếu dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn hãy tạo bọt trước khi xoa vào âm hộ.
      Mở môi âm hộ và rửa sạch nhẹ nhàng.
      Làm sạch phần bẹn và các nếp gấp xung quanh âm vật.
      Làm sạch vùng hậu môn cuối cùng.
      Nhẹ nhàng dội nước để rửa trôi bọt xà phòng.
      Lau khô âm hộ bằng khăn sạch.

  3. Diệp Thảo says:

    Em hay dùng dao cạo vùng kín thì có dễ gây viêm nhiễm không ạ , có cách nào xử lý được lông vùng kín mà không gây ảnh hưởng đến da vùng đó khoog ạ ?

  4. Trần Hằng says:

    em bị ngứa vùng kín mấy tháng nay, dùng lấ trầu không đun rửa mà không đỡ ? Có cách nào giúp giammr tình trạng nnguwa không ạ

  5. Hà Thu says:

    Thỉnh thoảng mình bị ra khí hư vàng, thấy có smuif hôi , để tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ

  6. Thu Minh says:

    Có nên cạo lông vùng kisnnnn không vậy ạ, vì em thấy cạo nó sẽ sạch sẽ hơn rất nhiều nhưng khi lông mọc lại nó sẽ bị cứng thì có làm sao không ạ

  7. Kim Anh says:

    Em khi khám bác sĩ bảo em bị nấm âm đạo nhưng em không muốn sử dụng thuốc đặt thì bên đông yy có thuốc nào điều trị không aj

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *