TRÚC LỊCH – VỊ THUỐC GẦN GŨI TRONG DÂN GIAN

Trúc lịch là loại nước thu được khi người ta chọn cây tre bánh tẻ đem nướng lên, hứng lấy dùng. Trúc lịch có công dụng tả hoả, hoạt đàm, nhuận táo. Đây là vị thuốc rất gần gũi với người dân Việt Nam. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

hình ảnh vị thuốc trúc lịch
hình ảnh vị thuốc trúc lịch

1. TÍNH VỊ – QUY KINH

  • Vị ngọt hàn mà hoạt.
  • Quy kinh Tâm, Vị.

2. CÔNG NĂNG

  • Tiêu phong giáng hoả.
  • Nhuận táo hành đàm.
  • Dưỡng huyết ích âm (cây tre có lịch – nước nhỏ giọt, cũng như con người có huyết vậy.
  • Do đó có thể bổ âm thanh hoả), lợi khiếu minh mục.

3. CHỦ TRỊ

  • Trị trúng phong cấm khẩu, đàm mê đại nhiệt, kinh phong điên cuồng, trị phiền muộn (phương thuốc trong “Sản nhũ”: Có thai phiền khổ gọi là Tử phiền, Trúc lịch không giới hạn nhiều ít uống chút một. Thầy Mai thêm Phục linh sắc cùng), trị tiêu khát, huyết hư tự hãn.
  • Tuy nhiên người Vị hàn trường hoạt, có thấp hàn chớ uống (“Bản Thảo Kinh Sơ” nói: Là yếu dược của chứng trúng phong. Phàm trúng phong chưa có trường hợp nào là không bởi âm hư hoả vượng, đàm nhiệt ủng kết dẫn tới, nếu như phong tà từ bên ngoài vào, yên tâm lại dùng vị thuốc hàn hoạt này để trị bệnh!
  • Đan Khê nói: Đàm tại kinh lạc, tứ chi, trong da, ngoài lớp màng, không phải những chỗ này không thể hành thông suốt. Lại nói: vị ngọt tính hoãn, có thể trừ âm hư có đại nhiệt. Hàn mà có thể bổ, sau khi thai kỳ không lưu lại hư nhược, khi có thai không tổn hại tới con. Người thế gian bởi vì 2 chữ “đại hàn” trong bản thảo mà vứt bỏ không dùng, nhưng mà người ta lại ăn măng cho tới già mà chưa có ai bởi hàn mà sinh bệnh.
  • Lịch, tức là nước dịch của măng tre, lại mượn hoả mà thành, sao lại hàn quá mức như vậy? Trị pháp nói: Nấu Trúc lịch cùng gạo thành cháo, có thể trị chứng phản vị.

>>>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc trúc nhự

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
  • Các loại tre trúc rất nhiều, loại có vị nhạt, thịt mỏng, giữa các đốt có phấn, nhiều nước mà vị ngọt là tốt nhất; Tre cứng mà đốt ngắn, vỏ trắng như sương; Khổ trúc gốc thô lá to, măng có vị đắng. Cho vào làm thuốc chỉ có 3 loại này, công dụng gần giống nhau.
  • Trúc nhự là vỏ xanh cạo thu được. Trúc lịch lấy bằng Kinh lịch pháp. Nước gừng làm sứ (gừng có thể trừ đàm, vừa để giảm bớt tính hàn).
  • Duẩn tiêm (ngọn măng) giúp phát đậu mùa chưa mọc. Cụ Ngang nói: Ăn nhiều Duẩn quyết, đều có thể táo huyết, do đó măng có tên là Qua tràng bí (lược bí trải ruột). Duy chỉ có nấu cùng thịt ăn là không có hại.

4. BÀO CHẾ

Chặt cưa tre tươi thành từng đốt, chẻ đôi, đặt nghiêng trên bếp, đốt ở giữa, một đầu đặt bát hứng lấy, lọc qua. Khi dùng uống luôn.

5. TÂM ĐẮC KHI DÙNG TRÚC LỊCH

5.1. Trúng phong cấm khẩu, bán thân bất toại

  • Can phong nội động, phong đờm thương nhiễu mà sinh ra trúng phong, biểu hiện là ngã nhào, bất tỉnh nhân sự, răng cắn chặt, tiếng đờm khò khè, bán thân bất toại, nói năng bất lợi. Có thể dùng Trúc lịc 9~30g (hoà thêm 2-3 giọt nước gừng) uống với thuốc đối chứng, nếu không uống được thì truyền qua lỗ mũi).
  • Nếu thần chí đã tỉnh, nhưng đờm trọc trở trệ kinh lạc, khí huyết lưu hành bất sướng mà gây bán thân bất toại, tay chân chưa hoạt động tự do thì có thể dùng Trúc lịch phối với thuốc đối chứng mà uống, để giải trừ đờm trọc ở kinh lạc tay chân, mạc ngoài trong da. Tôi thường dùng Trúc lịch 15-60g (thêm vài giọt nước gừng), chia thành 2 lần uống. Dùng Tang chi, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung, Quy vĩ, Đào nhân, Cứu Sơn giáp, Địa long, Đởm nam tinh, Câu đằng, Qua uỷ, Bán hạ.. chữa bán thân bất toại do tắc máu não cũng thu được kết quả tốt.

5.2. Trẻ nhỏ kinh phong, người lớn động kinh

  • Trẻ nhỏ đờm nhiệt ủng thịnh thượng nhiễu thanh khiếu, đờm nhiệt sinh phong mà gây kinh phong co giật, răng cắn chặt mắt trợn, mồm chảy đờm dãi sùi bọt, có thể dùng Trúc lịch để thanh tâm vị đờm nhiệt, hoá đờm để diệt phong, thường dùng 3-6g cho uống hoặc uống với thuốc đối chứng.
  • Người lớn can khí uất trệ hoá nhiệt, đờm nhiệt che tâm khiếu mà thần minh bất thường, hoặc chửi bới, đánh người, trèo mái leo tường, tự nhiên cười khóc, tự nói một mình. Trúc lịch có thể thanh nhiệt hoá đờm, hoạt tràng thông tiện, để thanh đờm nhiệt ở tâm vị thường phối với Uất kim, Thiên trúc hoàng, Xương bồ, Viễn chí, Hương phụ, sinh Chư thạch, Thanh mông thạch, Đởm nam tinh, Sinh Thạch lạc, Hoàng liên, Hoàng cầm, Đại hoàng.
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường

6. SO SÁNH TRÚC LỊCH VÀ THIÊN TRÚC HOÀNG

  • Thiên trúc hoàng và trúc lịch đều là vị thuốc thanh, hóa nhiệt đờm, đều có khả năng thanh nhiệt, ổn định bệnh động kinh. Có công dụng hóa được đờm ở các ngóc ngách trong cùng. Nên dùng chữa chứng đờm nhiệt ho, suyễn, trúng phong, kinh giản. Nhưng thiên trúc hoàng vị ngọt, tính hoãn, khai hóa được đàm ở các ngóc ngách tận cùng.
  • Đem so sánh về khả năng ổn định bệnh động kinh thì trúc lịch có sở trường, nhưng không có sức hoạt nhuận, vả lại với công dụng chữa kinh tâm cũng chỉ là thứ tướng. Trong điều trị thiên về tâm, can kinh.
  • Trúc lịch ngọt, hàn, chất hoạt, hoạt đờm, lợi cũng sở trường là thông kinh, tìm tòi kiểm tra các kinh lạc, lại là mãnh tướng trong việc lương phế. Trong điều trị thiên về tâm, phế, vị kinh.
Hình ảnh vị thuốc thiên trúc hoàng
Hình ảnh vị thuốc thiên trúc hoàng

*Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Baidubaike
  3. 10 điều tâm đắc khi dùng thuốc Đông dược

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline  –  0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *