TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

Cấy chỉ là một trong những phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc phổ biến hiện nay. Phương pháp này được đánh giá là đem lại hiểu quả điều trị cao do kết hợp được giữa châm cứu truyền thống và các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Vậy cấy chỉ là gì, có tác dụng điều trị bệnh như thế nào và phương pháp thực hiện cụ thể ra sao,  hãy cùng BS Thu Huyền- BS Trưởng khoa của Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu rõ hơn về phương pháp cấy chỉ thông qua bài viết sau:

Hình 1. Bác Sĩ đang thao tác cấy chỉ cho bệnh nhân

I. Định nghĩa:
Cấy chỉ là phương pháp đưa một đoạn chỉ Catgut vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh.
Đây là một phương pháp mới áp dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh của châm cứu.

II. Nguồn gốc của cấy chỉ

Theo tài liệu y học, cấy chỉ lần đầu tiên được áp dụng tại VN từ năm 1970 – 1971 và được ứng dụng điều trị các bệnh hen phế quản, viêm loét dạ dầy tá tràng, liệt dương, hội chứng thắt lưng hông, các chứng liệt vận động .
Kỹ thuật cấy chỉ hiện đã có những bước tiến đáng kể. Trước đây, để đưa catgut vào huyệt vị, người ta có thể rạch da rồi vùi chỉ vào huyệt hoặc dùng kim khâu da khâu chỉ vào huyệt. Do những hạn chế đó nên cấy chỉ không được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, với phương pháp cấy chỉ catgut bằng kim có nòng thông được coi là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho cấy chỉ được phổ cấp rộng rãi hơn.
Trong quân đội, cấy chỉ đã được áp dụng tại BV 103, BV trung ương quân đội 108, BV 91, Phòng quân y Tổng cục Chính trị, Quân đoàn 3…Hiện nay, phương pháp này được tiến hành tại Viện Châm cứu trung ương, việnh Đông y trung ương và một số bệnh viện, cơ sở y tế.
Từ năm 1982, BS Lê Thuý Oanh đã nghiên cứu áp dụng cấy chỉ tại BV 91, Tổng cục Chính trị. Từ 1990 đến nay, cấy chỉ đã được BS Lê Thuý Oanh – Giám đốc Viện Cấy chỉ và phục hồi sức khoẻ (tại Budapet) nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi tại Hội điều trị bằng các phương pháp Tự nhiên Hungary,
Bằng các thiết bị đo và kiểm nghiệm sinh hóa hiện đại, việc dùng chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở cơ. Bên cạnh đó nhờ sự kích thích huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, đồng thời làm sợi cơ tăng nhiều và tạo thành bó, đối với sợi cơ lỏng lẻo thị kết chặt lại. bên trong các cơ có thể phát sinh những sợi thần kinh mới.

III. Cơ chế của cấy chỉ:

– Bằng các thiết bị đo và kiểm nghiệm sinh hóa hiện đại, việc dùng chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở cơ. Bên cạnh đó nhờ sự kích thích huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, đồng thời làm sợi cơ tăng nhiều và tạo thành bó, đối với sợi cơ lỏng lẻo thị kết chặt lại. bên trong các cơ có thể phát sinh những sợi thần kinh mới.
– Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protit tự tiêu trong vòng 20- 25 ngày, khi đưa vào cơ thể( cấy vài lần mỗi lần cách nhau 15 – 20 ngày), như một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và vì vậy mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

– Chỉ catgut là một Protit trong quá trình tự tiêu phản ứng hóa – sinh tại chỗ làm tăng tái tạo Protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.

– Chỉ catgut được cấy vào huyệt vị tác dụng với tính chất vật lý, tạo ra một kích thích cơ học như châm cứu nên có cơ chế tác dụng như cơ chế tác dụng của châm cứu.Tuy nhiên cách giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu hiện nay chưa thống nhất, cách giải thích được nhiều người công nhận nhất là giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh – thể dịch(YHHĐ) và học thuyết kinh lạc (YHCT).

+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh – thể dịch.
Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.(theo volganic và kassin Liên Xô cũ có tác dụng tại chỗ, tác dụng tiết đoạn và tác dụng toàn thân)
+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết YHCT: Khi có bệnh tức là mất cân bằng Âm – Dương, rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc. Châm cứu có tác dụng điều hòa Âm – Dương và điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.

IV. Những tác dụng mang lại từ phương pháp cấy chỉ

  1. Hiệu quả cao và lâu dài: Trị liệu cấy chỉ cho hiệu quả nhanh chóng. Bệnh nhân có thể cảm nhận rõ rệt sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh ngay từ những lần trị liệu đầu tiên. Bên cạnh đó, phương pháp này còn duy trì được tác dụng lâu dài, hạn chế tái phát bệnh trở lại.
  2. Chữa bệnh không cần dùng thuốc: Cấy chỉ là phương pháp trị liệu không dùng thuốc mà chỉ sử dụng duy nhất loại chỉ catgut, kết hợp với dụng cụ kim châm để đưa chỉ vào cơ thể. Do đó phương pháp này rất an toàn cho sức khỏe.
  3. Cấy chỉ giúp tăng lưu thông máu, tăng thể trạng và sức đề kháng: Khi cấy một đoạn chỉ catgut vào huyệt vị sẽ làm tăng phản ứng đồng hóa, giảm dị hóa, đồng thời tăng cường chuyển hóa protein, hydratcacbon tại vị trí các cơ gần huyệt vị. Nhờ đó làm tăng lưu thông máu, nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch cho bệnh nhân.
  4. Có thể điều trị cho nhiều đối tượng: Phương pháp cấy chỉ có thể áp dụng với nhiều bệnh nhân khác nhau, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ.
  5. Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thông thường một buổi trị liệu cấy chỉ chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ tùy vào mức độ phức tạp của bệnh. Khoảng cách giữa 2 lần cấy chỉ thường từ 10 đến 15 ngày. Do đó người bệnh không mất nhiều thời gian cho việc trị liệu mà vẫn thu được kết quả cao. Nhờ đó tiết kiệm tối đa chi phí điều trị
Hình 2. Cấy chỉ cho bệnh nhân đau lưng do thoái hóa

V. Chỉ định:
1. Bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, ra viện chờ liệu trình tiếp theo.

2. Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đến châm cứu hàng ngày.

VI. Chống chỉ định:
1. Người bệnh đang sốt.
2. Tăng huyết áp, trên 180/140 mmHg.
3. Phụ nữ có thai.
4. Các bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu.
5. Các bệnh nhân dị ứng với chỉ Catgut.

VII. Chuẩn bị:

1. Cán bộ chuyên khoa:
– Bác sĩ chuyên khoa châm cứu – phục hồi chức năng.
– Lương y được đào tạo châm cứu, cấy chỉ theo quy chế.

2. Phương tiện:

a. Dụng cụ:
– Kim cấy chỉ vô khuẩn (Kim chọc ống sống cỡ G18, Kim chọc ống sống cỡ G20)
– Chỉ catgut có số phù hợp với lòng kim cấy chỉ (chỉ Catgut số 2/0 dùng cho người lớn, chỉ Catgut số 3/0 dùng cho trẻ em);
– Cồn iod 5%, cồn 700, bông, băng dính, gạc vô khuẩn.
– Khay 20 x 30 cm.
– Pince, Kéo.
– Kìm có mấu.
– Săng có lỗ vô khuẩn.

b. Hộp thuốc chống choáng.

c. Buồng thủ thuật vô khuẩn.

VIII. Các bước tiến hành:

1. Người bệnh nằm, bộc lộ huyệt chỉ định.

2. Thầy thuốc thực hiện vô khuẩn như phẫu thuật, vô khuẩn vùng huyệt, phủ săng có lỗ.

3. Cắt chỉ catgut thành từng đoạn dài 1 – 2 cm.

4. Luồn chỉ đã cắt vào trong lòng kim cấy chỉ.

5. Sát trùng vùng huyệt định cấy chỉ.

6. Đâm kim cấy chỉ vào huyệt, đâm qua da thật nhanh, rồi đẩy từ từ kim vào huyệt, sâu từ 1 – 3 cm tuỳ huyệt.

7. Cho lòng vào ống kim, đẩy nòng từ từ vào và từ từ rút kim ra, catgut nằm lại trong huyệt.

8. Rút toàn bộ kim ra khỏi huyệt.

9. Sát khuẩn, đặt gạc và băng dính.

10. Liệu trình: cách 3 – 4 tuần cấy chỉ một lần; Liệu trình từ 2 – 6 lần.
Yêu cầu: Mọi thao tác và phương tiện, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn như khi làm các thủ thuật ngoại khoa.

XI. Theo dõi và xử lý tai biến:
1. Theo dõi:
a. Trong khi cấy chỉ: theo dõi nét mặt người bệnh, nếu có biểu hiện khác thường phải ngừng lại để kiểm tra, xử lý thích hợp.
b. Sau khi cấy chỉ: theo dõi chảy máu tại huyệt. Cho người bệnh nằm nghỉ 15 – 30 phút rồi cho về buồng bệnh.

2. Xử lí:
a. Vựng châm: bệnh nhân sa sầm, vã mồ hôi, mạch nhanh: rút kim, cho bệnh nhân uống nước đường nóng, day bấm huyệt Nhân trung, Thái dương, Bách hội. Sau đó cho bệnh nhân nằm nghỉ, khi bệnh nhân ổn định có thể tiếp tục cấy chỉ nhưng phải làm nhẹ nhàng, tránh đau cho bệnh nhân.
b. Chảy máu tại huyệt: dùng gạc khô ấn vào huyệt cho đến khi ngừng chảy máu.
c. Choáng: xử lí như vựng châm.
d. Dị ứng với chỉ Catgut: dùng thuốc chống dị ứng.
e. Nhiễm khuẩn: kháng sinh.

Hy vọng với bài viết dưới đây Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường  có thể giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp cấy chỉ. Chúc sức khỏe tới quý bạn đọc.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *