Tổng quan SẨN NGỨA ( Prurigo)

Sẩn ngứa là một thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm da mạn tính, đặc trưng bởi các tổn thương dạng sẩn kèm theo ngứa, là một phản ứng viêm xuất tiết, xuất hiện ở lớp trung bì nông. Nó có thể được sử dụng khi đã biết nguyên nhân hoặc để mô tả một tình trạng không rõ nguyên nhân được đặc trưng bởi các sẩn nhỏ ngứa.

Sẩn ngứa rải rác vùng cánh tay

Biểu hiện lâm sàng của sẩn ngứa:

Trên thực tế lâm sàng sẩn ngứa có nhiều dạng khác nhau như:

  • Sẩn phù dạng mày đay
  • Sẩn đỏ hoặc mảng đỏ
  • Mụn nước: xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước, có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết.
  • Sẩn cục: tổn thương chắc, màu nâu đỏ hoặc xám, kích thước từ 1-2 cm, nằm rải rác ở vùng da hở.

Phân loại sẩn ngứa:

Tùy theo từng tiêu chí mà sẩn ngứa sẽ có những cách phân loại khác nhau:

Phân loại theo mức độ:

  • Sẩn ngứa cấp tính: tổn thương chủ yếu là các sẩn phù, mày đay, trên có mụn nước tiết dịch. Hay gặp ở trẻ em vào mùa hè.
  • Sẩn ngứa bán cấp tính: sẩn nổi cao trên có mụn nước, vết trợt, vảy tiết do chà xát kèm theo ngứa nhiều, gặp ở mặt duỗi của chi, thân mình.
  • Sẩn ngứa mạn tính: xuất hiện xung quanh tổn thương ban đầu, xu hướng lichen hóa, tạo thành mảng thâm nhiễm màu da hoặc tăng sắc tố, nhiều vết xước do bệnh nhân cào gãi nhiều. Hoặc có thể là các sẩn cục lớn, phân bố riêng lẻ, rải rác, kèm ngứa nhiều.

Phân theo thể lâm sàng:

  • Sẩn ngứa ánh sáng: tổn thương liên quan đến ánh nắng, nặng lên vào mùa hè, nhẹ hơn vào mùa đông.
  • Sẩn ngứa ở phụ nữ có thai: thường xuất hiện thánh thứ 3,4 và giảm sau khi sinh.
  • Sẩn ngứa sắc tố: sẩn phù kèm theo ngứa rất nhiều, tái phát và lành để lại tổn thương tăng sắc tố dạng mạng lưới.
Sẩn ngứa  phân bố riêng lẻ, rải rác, kèm ngứa nhiều.

Phân loại theo nguyên nhân:

  • Sẩn ngứa ở bệnh lý gan mật
  • Sẩn ngứa ở bệnh lý thận
  • Sẩn ngứa ở bệnh lý thần kinh
  • Sẩn ngứa ở bệnh lý chuyển hóa hoặc nội tiết
  • Sẩn ngứa ở bệnh lý ác tính
  • Sẩn ngứa ở bệnh lý nhiễm trùng
  • Sẩn ngứa do thuốc

Điều trị sẩn ngứa

Điều trị triệu chứng kết hợp tìm nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ.

  • Thuốc kháng histamine để giảm ngứa.
  •  Corticosteroid tại chỗ.
  •  Corticosteroid toàn thân.
  • Kháng sinh đường uống
  • Dapsone.
  • Quang trị liệu.

Bệnh nặng hơn có thể được điều trị bằng các chất ức chế miễn dịch.

  • Methotrexate.
  • Azathioprine.
  • Ciclosporin..

Ngứa dữ dội có thể được giảm bớt bằng thuốc tác dụng tập trung, bao gồm các:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptyline.
  • Thuốc chống co giật như Gabapentin, Pregabalin hoặc Natri Valproate
  •  Thuốc đối kháng thuốc phiện như Naltrexone.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh sẩn ngứa. Khi bị bệnh, người bệnh nên đến với các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị. Chúc quý vị luôn khỏe mạnh!

Tin liên quan

5 thoughts on “Tổng quan SẨN NGỨA ( Prurigo)

  1. Diệp Tô 99X says:

    tớ cũng đi khám ở viện da liễu bác sĩ kết luận là ngứa dị ứng, cho thuốc về bôi và uống đến hàng tuần nay mà không thấy đỡ, bị ngứa thế này bất tiện kinh khủng.

  2. Ngọc Long says:

    Mình cũng đang bị ngứa toàn thân đây. Không nổi bất cứ cái gì lên mà sao ngứa quá vậy? Đi khám ở viện da liễu TW bác dĩ kết luận là do thời tiết và kê 3 loại thuốc. 1 lọ kem bôi, 1 loại chống dị ứng, 1 loại vitamin ACE uống tất cả trong 20 ngày. Giờ mới uống được 1 nửa mà vẫn bị ngứa ngứa

  3. Bích Ngọc 99X says:

    tớ cũng đi khám ở viện da liễu bác sĩ kết luận là ngứa dị ứng, cho thuốc về bôi và uống đến hàng tuần nay mà không thấy đỡ, bị ngứa thế này bất tiện kinh khủng.

  4. Hà Anh Tuấn says:

    chao các bạn. Các bạn cho minh hỏi. Khoảng tầm từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Lòng bàn tay và lòng bàn chân mình thường bị ngứa.có khi còn k ngủ được chỉ để gãi. Mình đi khám bác sĩ thì bác sĩ bảo chỉ là dị ứng thời tiết mà k có cách chữa。bạn nào biết cách nào thì cmt giúp mình với nhé. Cảm ơn các ban :))

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *