Tiêu Dao trong Hán Việt có nghĩa là tự do tự tại, thong thả đây đó. Cái tên Tiêu Dao vừa mang quan điểm nhàn nhã vô vi của Nho giáo, vừa bao hàm tư tưởng giải thoát của Phật giáo. Những người theo quan điểm này thường yêu thích cuộc sống phiêu du, không ràng buộc, không gò bó, bay bổng như những lãng khách.
Trong đông y, Tiêu dao tán cũng bao hàm những ý nghĩa đấy, là 1 bài thuốc giúp điều hòa khí cơ trong bản thể con người. Hôm nay mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về bài thuốc cổ phương này nhé!
消遥散 TIÊU DAO TÁN
Sơ can giải uất – Thoái nhiệt điều kinh( Hòa Tễ Cục Phương)
Chủ trị của Tiêu dao tán:
Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, Tiêu dao tán chủ trị các chứng huyết hư can táo, cốt chưng lao nhiệt( do can huyết hư) , khái thấu triều nhiệt( can hỏa thượng cang, phạm phế gây khái thấu), hàn nhiệt vãng lai( tà lưu tại thiếu dương kinh gây vãng lai hàn nhiệt), miệng khô tiện sáp( hỏa thịnh khắc kim, không thể sinh thủy, tân dịch khô ráo gây khô miệng, tiện sáp), kinh nguyệt bất điều( can tàng huyết, can bệnh dẫn đến kinh nguyệt bất điều).
Thành phần của Tiêu dao tán:
Sài hồ, Đương quy ( tẩm rượu), Bạch thược( tẩm rượu sao), Bạch truật( hoàng thổ sao), Bạch phục linh, Chích cam thảo, gia Sinh khương, Bạc hà sắc uống.
Phân tích bài thuốc:
Là chủ dược của 2 kinh Túc thái âm tỳ, Túc quyết âm can. Can tàng huyết, can hư ắt huyết bệnh, qua đó Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết mà liễm âm. Can huyết hư, can hỏa vượng, mộc đến khắc thổ dẫn đến thổ suy, cho nên Bạch truật, Chích cam thảo hòa trung mà bổ thổ. Thổ thịnh thì phế kim sinh, kim vượng quay lại bình mộc.
Sài hồ thăng dương tán tà nhiệt tại thiếu âm kinh, hợp cùng bạch thược để bình can, khiến cho mộc hành được trở về sự điều đạt vốn dĩ của nó. Mộc hí điều đạt, sợ uất ức, sơ thông tán tà lại chính là làm cho mộc trưởng vượng, đó chính là nghĩa lấy tả mà làm bổ vậy.
Bạch phục linh thì thanh nhiệt lợi thấp, trợ cùng Cam Truật để ích thổ, cùng với đó là khiến cho tâm khí được an ninh. Sinh khương thì vị cay tính ấm, làm noãn tỳ vị mà khử được đàm do thổ hư sinh ra. Bạc hà sưu can tả nhiệt, lý huyết tiêu phong.
Tất cả các chứng được giải, cơ thể khoan khoái tự tại, cho nên có tên là Tiêu Dao.
Tham khảo: BẠCH TRUẬT – Thần dược trị bệnh đường tiêu hóa
Gia giảm
- Bài gốc gia thêm Thục địa, được gọi là Hắc tiêu dao, trị can uất mà huyết hư nhiều. Can thuộc Quyết âm kinh, là thứ âm tột cùng. Nay hư ắt sinh hỏa, cho nên cổ nhân thêm Thục địa để bổ âm dưỡng huyết. Âm huyết đầy đủ thì dương khí sẽ có nơi để nương tự, khi đó các chứng ắt sẽ được trừ.
- Bài gốc gia thêm Đan bì, Chi tử, gọi là Tiêu dao đan chi( Hay còn gọi là Bát vị tiêu dao tán, Gia vị tiêu dao tán- Tiết thị) trị nộ khí thương can, huyết hư mục ám. Mắt là khiếu của can. Nội kinh viết rằng: Mắt được huyết vinh dưỡng đầy đủ thì nhìn rõ, nay can hư huyết thiểu thì mắt mờ. Đan bì có khả năng tả phục hỏa trong huyết phận, chi tử thì tả được uất hỏa trong tam tiêu. Hỏa trừ thì âm tự vượng, huyết phục sinh, mắt được nuôi dưỡng thì trong sáng trở lại.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Nhận xét:
Khi luận về chứng ngũ uất, ta thấy: Phương đông sinh Mộc hành, mộc là cái chỗ để sinh ra sinh khí của mọi cá thể, tức chính là hỏa( can mộc sinh tâm hỏa). Từ đó ta thấy, hỏa nương vào mộc để sinh, mộc uất thì hỏa cũng uất theo. Cứ theo cái lý ngũ hành ấy thì hỏa uất kéo theo thổ uất, thổ uất thì kim uất, kim uất thì thủy cũng uất, đó là cái lý tự nhiên, là nguyên nhân sinh ra các chứng này.
Này chỉ cần dùng phương này để giải uất tại Can mộc thì các chứng uất kia đều được giải trừ. Trong bài thuốc có 2 vị cực hay, đó chính là Sài hồ và Bạc hà. Do đởm phủ là khí của thiếu dương giáp mộc, là thứ khí non nớt, hình tượng giống như mầm non mới nhú từ trong đất lên, sức sống mãnh liệt. Nhưng trong thời gian ấy mà bị khí hàn phong uất lại, mầm non không vươn mình nữa khiến úa vàng, rễ sẽ phát triển và cắm chặt, tỏa nhiêu nhánh vào đất, tương ứng với mộc khắc thổ, kéo theo kim thủy cùng bệnh theo.
>>> Viêm da cơ địa – Cách sinh hoạt và chế độ ăn tại nhà
Khi đó chỉ cần 1 làn gió ấm áp thổi đến, uất khí được giải trừ, thảo mộc lại đua sức vươn mình. Bởi vì mộc hí điều đạt, hàn thì túc sát, ôn thì phát sinh, nên ôn tán là chủ khí của Can mộc. Sài hồ, Bạc hà có vị cay nên phát tán, khí ôn thì nhập thiếu dương, từ đó ta thấy sự huyền diệu của cổ nhân khi lập phương.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng đầy đủ hơn. Nhưng đồng nghĩa với đó là áp lực công việc, mọi thứ đều nặng nề hơn. Mượn đôi câu trong bài thơ Cảnh nhàn của nhà văn Nguyễn Bỉnh Khiêm để giãi bày nỗi lòng của mình, như ý thức được mình cần làm gì để thân tịnh- tâm an:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️
? Bác sĩ Đoàn Dung⚕️
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555