THUỐC BỔ HUYẾT

Thuốc bổ huyết là những vị thuốc dùng chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh ra (thiếu máu, bệnh phụ khoa như kinh nguyệt, thai sản vì huyết là cơ sở hoạt động của sinh dục nữ). 

Thuốc bổ huyết gồm những vị thuốc nào? Tính vị quy kinh, Công dụng, cách dùng của chúng như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

Thuốc bổ huyết dùng để chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh ra
Thuốc bổ huyết dùng để chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh ra

1. Tác dụng của nhóm thuốc bổ huyết

  • Chữa thiếu máu, mất máu, suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng, do lao động quá sức hoặc sau khi ốm dậy, biểu hiện: Sắc mặt xanh vàng, da khô, ù tai, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, dễ kinh hãi, niêm mạc và móng tay móng chân nhợt, kinh nguyệt không đều, mạch tế sác vô lực
  • Chữa đau khớp, đau thần kinh có teo cứng khớp(do huyết hư không nuôi dưỡng cân)
  • Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hồi hộp, hay quên, giật mình sợ hãi(do huyết hư không nuôi dưỡng)
  • Chữa bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thống kinh, sảy thai đẻ non, vô sinh,… 
  • Chữa nhũn não, tai biến mạch máu não do huyết hư sinh phong

2. Cách dùng nhóm thuốc bổ huyết

  • Huyết thuộc phần âm của cơ thể nên các thuốc bổ huyết đều có tác dụng bổ âm và ngược lại một số thuốc bổ âm cũng có tác dụng bổ huyết. Vì vậy thường phối hợp với các thuốc bổ âm để tăng tác dụng
  • Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp bổ khí với bổ huyết để tăng tác dụng
  • Phối hợp bổ huyết với hành huyết để tăng tác dụng

>>>>> Bạn đọc có vấn đề thắc mắc về bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!

3. Kiêng kỵ của nhóm thuốc bổ huyết: Tỳ hư

4. Các vị thuốc của nhóm thuốc bổ huyết

4.1 Thục địa

  • Họ Hoa mõm sói. Từ củ Sinh địa qua cửu chưng cửu sái mà trở thành Thục địa 
  • Tính vị quy kinh: Vị ngọt, hơi ấm, vào ba kinh tâm, can, thận.
  • Công dụng: Đầu vị quan trọng Tư thận dưỡng âm bổ huyết tái tạo huyết làm đen râu tóc, hay dùng chữa các chứng huyết hư kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thai tiền sản hậu, can thận âm với kém, tiêu khát, âm hư họ suyễn.
  • Liều dùng: 8 – 16g
  • Cấm kỵ: Tỳ vị hư hàn thì không dùng

4.2 Đương quy

  • Họ Hoa tán. Dùng rễ làm thuốc
  • Tính vị quy kinh: Vị ngọt cay, tính ấm, vào can tỳ.
  • Công dụng: Bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, hay dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, băng huyết, rong huyết, tê thấp, trật đả tổn thương, ung thư với các chứng tiện bí và huyết hư, Quy đầu chỉ huyết, Quy thân dưỡng huyết, Quy vĩ hàn huyết,Toàn quy hòa huyết.
  • Liều dùng: 6 – 12g
  • Cầm kỵ: Chứng tỳ thấp đầy bên trong và chứng tiết tả thì cấm dùng
  • Nhận xét:

+ Đương quy là vị thuốc bổ huyết điều kinh, ai ai cũng biết, hễ người đàn bà kinh nguyệt không đề huyết hư kinh bế, các chứng thai tiền sản hậu, đều dùng nó coi như là thuốc chủ yếu.

+  Đương quy tính vị ngọt ẩm cay thơm, hay chạy tán, ngoài việc bổ huyết ra, còn có tác dụng điều khí hoạt huyết, cho nên hay dùng chữa cho các chứng do khí huyết ngưng trệ, vinh vệ không điều hòa như đau bụng, đau sườn, trật đả tổn thương, với tê thấp, đại để các chứng đau do khí trệ lâu ngày có thể làm kinh lạc ngưng trệ trong thuốc lý khí gia Đương quy thì hiệu quả rất tốt.

+ Nếu do ứ huyết mà đau thì dùng Đương quy với các loại thuốc lý huyết. Nếu do huyết hư mà lạnh bên trong đau bụng, nên dùng nó chung với thuốc trợ dương. Do phong thấp làm cho kinh lạc bất hòa thời dùng nó với thuốc khu phong thấp.

+ Đương quy lại dùng chữa chứng tiện bí do huyết hư, vì huyết hư không nhu nhuận, làm cho trong đường ruột khô ráo sinh đại tiện táo, Đương quy có công dụng bổ huyết nhuận táo cho nên có tài làm hoạt trường mà thông đại tiện. Cho nên khi gặp bệnh ỉa chảy do tỳ hư thì dùng nó phải thận trọng, cần lắm cũng phải dùng chung với thuốc kiện tỳ.

+ Đương quy lại có thể dùng chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu đặc, bởi vì kiết lỵ phần nhiều do thấp nhiệt tích trệ, nếu thấy đi ngoài ra máu đặc là biết kinh lạc có tổn thương, trong thuốc thanh thấp nhiệt hành khí phá tích đều dùng thêm Đương quy vì chẳng những nó hoạt huyết điều khí mà còn có tác dụng chỉ thống 

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Đương quy – Vị thuốc quan trọng để trị huyết

4.3. Tang thầm tử

  • Tức quả dâu tằm
  • Trong cây dâu tằm ăn, cho ta nhiều vị thuốc như Tang chi, Tang diệp, Tang ký sinh, Tang thầm tử, Tang bạch bì, Tang đố v.v… rất phong phú.
  • Về Tang thầm tử này là quả dâu đến tháng 2 đầu năm, chợ Hà Nội đã thấy có bán, trong Nam đến tháng 9, 10 thấy cây còn có quả. Trong 36 phương thuốc rượu chép trong bản thảo cương mục thì rượu Tang thầm này là số 22, dùng quả phơi khô hoặc nấu cao mà dùng, chế tạo rượu cũng từ nguyên liệu này.
  • Tính vị, quy kinh: Vị ngọt chua, tính ấm, vào hai kinh can thận,
  • Công dụng: Bổ can thận dưỡng huyết khu phong, hay dùng chữa tiêu khát, tràng nhạc, mắt mờ, tai ù, huyết hư, đại tiện táo bón
  • Liều dùng: 12 – 20g.
  • Cấm kỵ: Đại tiện tiết tả thì chớ dùng.

4.4  A giao

  • Từ da lừa nấu đến độ ngưng đặc lại làm thuốc, các hiệu bào chế thuốc Trung Quốc đều có chế, không chỉ cao da lừa nấu nước giếng A tĩnh Quảng Đông, ở Việt Nam ta theo Tuệ Tĩnh dùng Hoàng minh giao tức cao da trâu, nhưng A giao nấu bằng da trâu thì hiện nay dùng để quét tường, đa số thầy thuốc đều dùng A giao ngoại nhập gọi là Lư bì A giao, Cống giao. 
  • Tính vị, quy kinh: Vị ngọt bình, vào ba kinh phế can thận.
  • Công dụng: Tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai, hay dùng chữa ho lao phổi, héo phổi, nhổ ra mủ, khạc ra máu, thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, đàn bà thai sản băng lậu, âm hư, tâm phiền không ngủ được.
  • Liều dùng: 6 – 12g, sao phồng cho vào chén thuốc đã sắc cho hòa tan mà uống.
  • Cấm kỵ: Tỳ vị hư yếu, nôn mửa ỉa chảy, với tiêu hóa kém thì chớ dùng.
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh minh họa bốc thang thuốc bổ huyết tại Tuệ Y Đường

4.5 Long nhãn nhục

  • Họ Bồ hòn. Hiện ta có Nhãn Thái Lan, ngoài Bắc có nhãn Hưng Yên dày cơm nhất, thu hoạch về phơi héo gỡ bỏ vỏ lấy cơm, phơi khô để dùng
  • Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và tỳ. 
  • Công dụng: Bổ tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần, thêm trí nhớ, hay dùng chữa huyết hư, hay quên, hay giật mình, hồi hộp lo sợ, mất ngủ.
  • Liều dùng: 4 – 12g.
  • Cấm kỵ: Chứng đầy bụng, chứng đình ẩm thì không dùng

4.6  Hà thủ ô

  • Hà thủ ô đỏ họ Rau răm
  • Hà thủ ô trắng, họ Thiên lý
  • Bộ phận dùng; Củ của cây hà thủ ô đỏ, phải chế với đậu đen
  • Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng chát, ôn – Can thận
  • Công năng chủ trị: Ích tinh huyết, bổ can thận 

+ Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thiếu máu, mất ngủ, bán thân bất toại

+ Dùng cho phụ nữ sau đẻ, sốt rét kéo dài gây thiếu máu

+ Chữa di tinh đới hạ, mạnh gân cốt, đen râu tóc

+ Chữa táo bón, đi ngoài ra máu gây thiếu máu

  • Kiêng kỵ:

+ Táo bón nhiều không dùng

+ Kiêng hành, tỏi, tiết, cải củ, cá không vảy

  • Hà thủ ô kết hợp với sinh địa làm tăng tác dụng, hỗ trợ cho nhau

5. Một số bài thuốc bổ huyết

5.1 Tứ vật thang

  • Thành phần

Thục địa 24g

Đương quy 12g

Bạch thược 12g

Xuyên khung 6g

Sắc uống

  • Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, trị doanh huyết bị hư trệ, hoảng hốt, váng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt vàng úa, móng tay, móng chân nhợt nhạt, kinh nguyệt không đều là các chứng bệnh thuộc huyết hư hoặc huyết hư kèm theo ứ trệ, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế hoặc tế sáp 
  • Phân tích: Đương quy bổ huyết hòa huyết, thục địa bổ huyết tư âm, hai vị đó đều nặng về bổ huyết. Bạch thược dưỡng huyết nhu can, xuyên khung hành khí ở trong huyết, là thuốc hành khí hoạt huyết
  • Ứng dụng lâm sàng: Trị kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết cơ năng, thai lệch, rối loạn buồng trứng, thai ngoài tử cung, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, trị mề đay, dị ứng, viêm da dị ứng, đau đầu do thần kinh, đau đầu do mạch máu
  • Gia giảm:

+ Nếu khí và huyết hư thì thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ

+ Nếu bị thêm huyết ứ thì thêm đào nhân, hồng hoa, bạch thược thay xích thược gọi là Đào hồng tứ vật thang

+ Huyết hư có hàn thì thêm nhục quế, can khương

+ Huyết hư có nhiệt thì thêm hoàng cầm, đơn bị, đổi thục địa thành sinh địa

+ Muốn hành huyết thì dùng Xích thược thay Bạch thược 

+ Muốn chỉ huyết thì bỏ xuyên khung

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc tứ vật thang

5.2 Đương quy bổ huyết thang

  • Thành phần

Đương quy sao rượu 12 -16g

Hoàng kỳ 20 – 40g

Sắc uống ấm lúc đói bụng trước khi ăn

Đương quy bổ huyết thang - Bài thuốc bổ khí sinh huyết
Đương quy bổ huyết thang – Bài thuốc bổ khí sinh huyết
  • Tác dụng

+ Bổ khí sinh huyết

+ Trị sau khi ra máu nhiều, phụ nữ bị rong kinh, rong huyết, có hiện tượng huyết hư, da mặt vàng úa, tinh thần mệt mỏi, thiếu sức hoặc sốt nhẹ, mạch hư, không có lực, sau khi u nhọt vỡ máu mủ nhiều

  • Phân tích

+ Là bài thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh huyết, là phương pháp trị “Huyết thoát thì ích khí”

+ Do khí có thể sinh huyết vì vậy dùng nhiều Hoàng kỳ đại bổ tỳ phế nguyên khí để làm vốn sinh huyết là chủ dược. Đương quy bổ huyết hòa vinh, Hai vị phối hợp có tác dụng bổ khí sinh huyết, khí mạnh thì huyết sẽ được đầy đủ

  • Ứng dụng lâm sàng: Thường dùng để trị chứng khí huyết suy yếu do rong kinh, băng lậu, mất máu hoặc xuất huyết nổi ban, dị ứng
  • Gia giảm: Nếu xuất huyết nhiều thì thêm Long cốt, Sơn thù, A giao để tăng cường cố sáp, chỉ huyết

5.3 Quy tỳ thang

  • Thành phần

Nhân sâm 12g

Long nhãn 8g

Hoàng kỳ 12g

Đương quy 8g

Bạch truật 12g

Táo nhân 12g

Phục linh 12g

Viễn trí 4g

Mộc hương 2g

Chích thảo 2g

Thêm Táo đỏ 4 quả, sinh khương 3 lát, sắc uống

  • Tác dụng

+ Kiện tỳ ích khí, bổ huyết dưỡng tâm

+ Trị tâm tỳ đều hư, khí huyết không đủ, mệt mỏi, ăn ít, tim hồi hộp, mồ hôi trộm, mất ngủ, hay quên do tỳ không thống huyết dẫn đến tiểu ra máu và phụ nữ bị rong huyết

  • Phân tích:

+ Bài này gồm Tứ quân tử thang kết hợp với Đương quy bổ huyết thang gia thêm Long nhãn, Toan táo nhân, Viễn trí, Mộc hương, Đại táo

+ Sâm, Linh, Truật, Thảo đều kiện tỳ ích khí, thêm Hoàng kỳ để tăng tác dụng ích khí

+ Táo nhân, Viễn trí, Long nhãn để dưỡng tâm an thần. Mộc hương lý khí tỉnh tỳ

5.4 Chích cam thảo thang

  • Thành phần

Sinh địa 16 – 20g

Chích cam thảo 12- 20g

Nhân sâm 8 -12g

Đại táo 10 quả

A giao 8 – 12g

Mạch môn 8 – 12g

Ma tử nhân 8 – 16g

Quế chi 8 – 12g

Sinh khương 3 – 5 lát

 

Rượu 7 bát, nước 8 bát, trước nấu 8 vị cạn còn 3 bát, lọc bỏ bát, cho A giao vào quấy cho tan hết, uống nóng 1 bát, ngày uống 3 lần

Khi sắc, thêm ít rượu để lấy vị cay ôn thông huyết mạch, tăng tác dụng của thuốc

Chích cam thảo thang - Bài thuốc Ích khí bổ huyết, dưỡng tâm âm, thông tâm dương, phục mạch 
Chích cam thảo thang – Bài thuốc Ích khí bổ huyết, dưỡng tâm âm, thông tâm dương, phục mạch
  • Tác dụng

+ Ích khí bổ huyết, dưỡng tâm âm, thông tâm dương, phục mạch 

+ Trị khí hư huyết nhược, hư phiền, mất ngủ, tim đập không đều, mạch xơ cứng, chất lưỡi nhạt, rêu ít, mạch kết đại hoặc hư sáp

  • Phân tích

+ Bài này vì dùng nhiều Cam thảo cho nên gọi là Chích cam thảo thang

+ Chích cam thảo vị ngọt, tính ôn, ích khí bổ trung sinh khí huyết để phục hồi huyết mạch là chủ dược

+ Nhân sâm, Đại táo bổ khí, ích vị kiện tỳ để sinh khí huyết 

+ Sinh địa, A giao, Mạch môn, Ma tử nhân bổ tâm huyết, dưỡng tâm âm để dưỡng đầy huyết mạch 

+ Quế chi hợp với Chích thảo để bổ tâm dương hợp với Sinh khương để thông huyết mạch dùng rượu nấu để tăng tác dụng thông mạch

  • Ứng dụng lâm sàng: Điều trị viêm cơ tim do virus, bệnh tâm phế, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy nhược thần kinh, cũng dùng để trị rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, miệng lở loét, nấc, di chứng chân thương não
  • Gia giảm

+ Khí hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ 

+ Âm hư tăng Sinh địa, Mạch môn, hoặc bỏ Sinh khương, Quế chi giảm liều

+ Khung dương không phấn chân thêm Phụ tử 

+ Rối loạn nhịp tim thêm khổ sâm

Bài viết trên đây giới thiệu sơ lược về các vị thuốc bổ huyết và một số bài thuốc bổ huyết tiêu biểu, có tham khảo cuốn “Phương tễ học” của nhà xuất bản Thuận Hóa và một số đầu sách khác, dưới sự tham vấn chuyên môn của Ths.BS CKII. Trần Thị Thu Huyền. Bạn đọc có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào vui lòng liên hệ những trang thông tin chính thống sau đây để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất:

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs CKII: Trần Thị Thu Huyền

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555– 0789.501.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *