Rong kinh, rong huyết là một hiện tượng hay gặp của chu kì kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới phản ánh được phần nào chất lượng cuộc sống và tình trạng bên trong cơ thể. Rong kinh rong huyết gây rất nhiều phiền toái cho chị em. Rong kinh, rong huyết là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy Phòng khám Tuệ Y Đường mời các bạn cùng tìm hiểu về tình trạng “Rong kinh, rong huyết” qua bài chia sẻ dưới đây.
Bài viết được tham vấn bởi Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền.
A. Rong kinh, rong huyết theo Y học hiện đại
1. Định nghĩa rong kinh, rong huyết
Theo Bác sĩ Thu Huyền, rong kinh, rong huyết là tình trạng chảy máu bất thường từ niêm mạc tử cung, đây là vấn đề thường gặp trong lâm sàng phụ khoa với rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chu kì kinh bình thường kéo dài dưới 7 ngày, nếu kéo dài trên 7 ngày có chu kì là rong kinh, không có chu kì là rong huyết.
Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn hãy liên hệ trực tiếp Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường hoặc hotline 0789503555 để được giải đáp kịp thời.
2. Nguyên nhân gây rong kinh, rong huyết:
2.1. Tuổi dậy thì:
Ở tuổi dậy thì bạn gái thường gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều như chậm kinh, mất kinh hay rong kinh… Sở dĩ xảy ra hiện tượng kinh nguyệt này ở tuổi dậy thì là do ở độ tuổi này nội tiết chưa ổn định. Giai đoạn này, hiện tượng rong kinh thường không phải nguyên nhân do bệnh lý và sẽ ổn định sau tuổi dậy thì. Nhưng nếu bạn ra quá nhiều kinh mà hay còn gọi là cường kinh thì bạn nên đi khám ngay để được điều trị thích hợp. Đồng thời ở lứa tuổi này nên thường xuyên bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu, thiếu sắt ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe.
2.2. Tuổi sinh sản:
Bác sĩ sẽ khám và xác định loại trừ nếu như là nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố.
Một số nguyên nhân khác gây bệnh rong kinh, rong huyết:
- Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sau quá trình sinh nở hoặc do nạo phá thai không an toàn ví dụ như sót thai sót nhau…
- U xơ tử cung, polype cổ tử cung, polype lòng, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng... Rách cùng đồ khi quan hệ
- Sẩy thai.
- Bệnh tế bào nuôi.
- Thai ngoài tử cung.
- Các biến chứng sau sinh như sót nhau, viêm nội mạc tử cung.
- Bệnh toàn thân: Các bệnh về máu (hemogenie), thiếu máu mãn tính. Các bệnh lý về gan.
- Các yếu tố do thuốc: Dùng các thuốc chống đông máu. Thuốc tiêm (Depo-Provera), que cấy tránh thai, thuốc tránh thai uống. Điều trị hormon thay thế.
>>>>>>>> Xem thêm: VIÊM DA CƠ ĐỊA TRẺ EM CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
3. Điều trị rong kinh, rong huyết
Mục tiêu điều trị nhằm ngừng tình trạng ra máu ở tử cung, thiết lập chu kì kinh mới bình thường, và điều trị hỗ trợ, nâng cao thể trạng.
Điều trị cụ thể: Dùng hoocmon, thuốc kích thích phóng noãn, nạo buồng tử cung, thuốc cầm máu, thuốc co hồi tử cung, sắt…
Những trường hợp rong kinh kéo dài liên quan đến yếu tố đông máu có thể phẫu thuật loại bỏ tử cung (trên 40 tuổi) để tránh mất máu dẫn đến tử vong.
Loại bỏ các nguyên nhân thực thể: U xơ tử cung, polype, u ác tính…
Trường hợp kinh ra quá nhiều trong 1 ngày, trên 200ml, có thể dẫn đến mạch nhanh, huyết áp tụt, gọi là băng kinh cần phải đến cơ sở y tế để điều trị cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân thường do thực thể như: U xơ, polype, lạc nội mạc tử cung, cơ tử cung kém phát triển, rối loạn đông máu, cao huyết áp, bệnh thận… Nguyên nhân cơ năng ít gặp hơn như tan cục huyết, tan sợi huyết tại chỗ.
4. Hậu quả của rong kinh, rong huyết
4.1. Thiếu máu
Rong kinh có thể gây thiếu máu, mất máu bằng cách giảm số lượng hồng cầu lưu thông. Số lượng tế bào hồng cầu lưu thông được đo bằng huyết sắc tố, một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô.
Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng bù đắp các tế bào hồng cầu bị mất bằng cách sử dụng sắt trong cơ thể để tạo ra nhiều huyết sắc tố, sau đó có thể mang oxy trên các tế bào hồng cầu.
Rong kinh có thể làm giảm nồng độ sắt đủ để tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm da nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi. Mặc dù chế độ ăn uống đóng vai trò trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt, nhưng vấn đề này rất phức tạp do kinh nguyệt nặng.
4.2. Đau dữ dội
Cùng với chảy máu kinh nguyệt nặng, bạn có thể bị đau bụng kinh. Đôi khi chuột rút liên quan đến rong kinh rất nghiêm trọng và cần đến bệnh viện.
B. Rong kinh, rong huyết theo Y học cổ truyền
1. Định danh
Rong kinh, rong huyết theo đông y gọi là Băng lậu hoặc Băng trung lậu hạ. Triệu chứng là tử cung xuất huyết liên tục, không dứt, hoặc phát tác lặp đi lặp lại trên 7 ngày. Lượng kinh nhiều, ồ ạt là Băng, lượng ít hơn, ra rỉ rả là Lậu. Băng kéo dài có thể chuyển thành lậu và ngược lại.
2. Nguyên nhân, biện chứng
Do tỳ khí thận hư, huyết nhiệt, huyết ứ ngưng trệ làm xung nhâm tổn thương, huyết hải bất cố. Cần phải bổ thận, lương huyết, hoạt huyết hóa ứ.
Do ưu tư nhiều thương tỳ, tỳ khí hạ hãm, bất năng thống nhiếp huyết làm máu chảy, thương âm, tổn đến can thận, bất năng cố tàng thành băng lậu.
Do dương thịnh, hoặc cảm phải nhiệt tà, nhiệt uất tổn thương xung nhâm, bức huyết vọng hành.
Do kinh kì, sản hậu huyết dư chưa hết, ngưng trệ kinh mạch, ứ huyết, huyết mới sinh ra không giữ lại được cũng gây băng lậu.
Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn hãy liên hệ trực tiếp Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường hoặc hotline 0789503555 để được giải đáp kịp thời.
3. Phân loại và điều trị
3.1. Tỳ hư
Xuất huyết lượng nhiều, liên tục, không dứt. Sắc đỏ nhợt, mặt phù thũng, tinh thần ủ dột, hụt hơi, chán ăn, trướng bụng, tiêu chảy, tay chân uể oải. Chất lưỡi nhợt, rêu trắng dầy, mạch hư nhược.
Pháp: Kiện tỳ bổ khí, nhiếp huyết chỉ huyết.
Phương: Quy tỳ thang hoặc bổ trung ích khí gia A giao, Tiên hạc.
Đẳng sâm
Chích hoàng kỳ Đương quy Bạch truật Viễn chí Tiên hạc |
Mộc hương
Cam thảo Toan táo Phục thần Long nhãn A giao nướng |
3.2. Thận hư
Xuất huyết liên tục không dứt, sắc nhợt, tối, tay chân mỏi nhừ, thắt lưng đau nhức, bụng dưới đau, lạnh. Lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược là thận dương hư.
Pháp: Bổ thận dương, chỉ huyết
Phương: Hữu quy ẩm gia giảm thỏ ty tử, huyết dư thán, địa du thán.
Cam thảo
Đỗ trọng Hoài sơn Kỉ tử Nhân sâm Nhục quế |
Sơn thù du
Thục địa Thỏ ty tử Huyết dư thán Địa du thán Phụ tử |
Xuất huyết lượng nhiều, ù tai, mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch hư sác là thận âm hư.
Pháp: Bổ thận âm, chỉ huyết
Phương: Tả quy ẩm gia quy bản, miết giáp, phúc bồn, nũ trinh tử, hạn liên thảo.
Thục địa
Sơn thù Sơn dược Câu kỉ tử Phục linh |
Miết giáp
Quy bản Phúc bồn tử Hạn liên thảo Chích cam thảo |
3.3. Huyết nhiệt
Xuất huyết lượng nhiều, hoặc rỉ rả không dứt, sắc huyết đỏ thẫm, bứt rứt không ngủ, nặng thì xây xẩm, mặt đỏ, miệng khô khát, táo bón, tiểu đỏ. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.
Pháp: Thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết.
Phương: Thanh nhiệt cố kinh thang gia giảm
Sinh địa hoàng
Hoàng cầm Hoàng liên A giao |
Địa du thán
Tông lư thán Đoạn mẫu lệ Cam thảo |
3.4. Huyết ứ
>>>>Cùng tìm hiểu thêm về THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VỚI BỆNH NHÂN VÔ SINH
Huyết ra lúc nhiều, lúc ít, rỉ rả không dứt, hoặc đột ngột xuất huyết nhiều tạo thành băng huyết, sắc tím đen, có cục, bụng dưới đau cự án, sau khi cục huyết ra bớt đau. Sắc lưỡi bình thường hoặc có chấm tím. Mạch trầm sắc.
Pháp: Hoạt huyết, hành ứ
Phương: Trục ứ chỉ băng gia giảm
Đương quy
Xuyên khung Sao đơn bì A giao Bồ hoàng |
Ngải diệp
Bạch thược Cam thảo Ngũ linh chi Hải phiêu tiêu |
4. Châm cứu
Quan nguyên, cứu trực tiếp Ẩn bạch, Đại đôn.
Người có hư thoát cứu thêm Bách hội.
Bác sĩ Thu Huyền còn chia sẻ thêm các kinh nghiệm để giảm tình trạng rong kinh, rong huyết. Các bạn cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tham khảo nhé.
- Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh, máu huyết lưu thông, đẩy huyết cũ, huyết xấu ra ngoài nhanh hơn.
- Ngủ đủ giấc, ngủ sớm. Cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, giảm mệt mỏi, stress sẽ giúp kinh nguyệt đều hơn, không bị đau bụng, rong kinh.
- Không dùng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng. Những đồ ăn, thức uống có hại cho sức khỏe này sẽ làm cơ thể stress, kinh nguyệt kéo dài hơn.
- Ăn uống điều độ khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Tránh tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể do mất máu nhiều.
- Bổ sung thêm các vitamin cần thiết.
- Vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tình trạng nhiễm trùng tử cung gây rong huyết.
- Đi khám phụ khoa định kì, đều đặn để phòng tránh các nguyên nhân như u, lạc nội mạc…
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555
E dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 2 viên vào tháng 2. Xong đến tháng 3 chu kì kinh tiếp theo e dùng tránh thai hằng ngày. E rong kinh đến nay là 24 hôm mà chưa hết kèm đau tức bụng âm ỉ. Bác sĩ có cách nào giúp e vs ạ, đây là lần đầu e bị như thế này ạ
Các chu kì kinh trước của e như thế nào?
Bạn gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn điều trị sớm nhất nhé!
Chu kì kinh bình thường của em 7 ngày là hết. 3-4 ngày đầu ra rất nhiều. Nhưng lần này em bị rong 10 ngày chưa hết, 3-4 ngày đầu ra bình thường gọi là ít. Có thuốc nào để chữa k bác sĩ?
Bạn gọi hoặc nhắn tin zalo qua số 0789503555 để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn điều trị sớm nhất nhé!
Dạ em bị ra máu giữa kì kinh 4 ngày rồi, mỗi ngày ra ít ít thôi ạ ko tới mức phải dùng bvs, em có nên đi khám ko ạ hay có thuốc gì tự uống ở nhà ko ạ (tháng trước em có uống thuốc khẩn cấp chắc là td phụ)
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu giữa kì kinh, thuốc tránh thai khẩn gấp chỉ là 1 trong số đó. Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!