Mẹo chữa rong kinh tại nhà bằng cỏ nhọ nồi

Dùng cỏ nhọ nồi để chữa rong kinh là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Đây là biện pháp được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, nhọ nồi có tác dụng như thế nào đối với chị em phụ nữ bị rong kinh? Bài thuốc áp dụng ra sao? Vậy thì hôm nay hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về công dụng của vị thuốc cũng như là cách áp dụng ra sao nhé!

Sơ lược về vị thuốc cỏ nhọ nồi

BS Trần Thu Huyền cho biết Cỏ nhọ nồi còn có tên khác cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường, thuộc họ Cúc (Asteraceae) là loài thân thảo, thân tròn màu  lục hoặc đỏ tía, có lông cứng, cao độ 40 cm. Lá mọc đối hình mác.

Cụm hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.

Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh. Ở Việt Nam cỏ nhọ nồi phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500 m. Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây. Có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô.

Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, cắt lấy bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô.

Tùy theo yêu cầu có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.

Tại nước ta, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung…

Cỏ nhọ nồi- điều trị rong kinh
Cỏ nhọ nồi- điều trị rong kinh

Công dụng của cỏ nhọ nồi trong điều trị rong kinh

Theo Y học cổ truyền, nhọ nồi có vị ngọt, hơi chua, tính mát đi vào hai kinh Can, Thận. Cây nhọ nồi có tác dụng lương huyết chỉ huyết, bổ thận, thanh can nhiệt.

Nó thường được dùng chữa xuất huyết nội tạng. Do đó, từ lâu cỏ mực được dùng để chữa nhiều bệnh như thổ huyết, tiểu tiện ra máu, hoặc cơ thể gặp tình trạng rong kinh…

12 nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp

BS Trần Thu Huyền chia sẻ nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong cây nhọ nồi có tinh dầu, tanin, chất đắng, ecliptin. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu khẳng định cỏ mực giống như một loại vitamin K, tác dụng chống đông, chống chảy máu tử cung.

Từ những thông tin trên có thể thấy, việc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh là có cơ sở. Do đó, chị em phụ nữ nếu bị hiện tượng rong kinh có thể áp dụng các bài thuốc từ cây cỏ mực để giảm hiện tượng này.

Cách làm nước ép cỏ nhọ nồi điều trị rong kinh

Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi được lưu truyền trong dân gian từ lâu với nhiều bài thuốc khác nhau. BS Trần Thu Huyền chia sẻ cho các bạn cách phổ biến thường đươc nhiều người áp dụng nhất đó là: nước ép cỏ nhọ nồi.

Sử dụng nước ép lá nhọ nồi là cách chữa bệnh đơn giản và dễ thực hiện nhất. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Cây nhọ nồi (2 – 3 năm)
  • Thực hiện: Bạn rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 3 phút. Để ráo rồi đó cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp đó bạn lọc bỏ bã, để lại nước cốt. Trong thời gian hành kinh, bạn hãy uống nước ép nhọ nồi này thường xuyên để cải thiện tình hình bệnh.
  • Công dụng: Nước ép nhọ nồi không quá khó uống, cho nên bạn có thể uống ngày 2 – 3 lần sẽ cho thấy giảm hẳn tình trạng rong kinh mà trước đó bạn mắc phải.

SA TỬ CUNG SAU SINH: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Tuy nhiên, để áp dụng bài thuốc từ lá nhọ nồi chữa rong kinh có hiệu quả tốt nhất, chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Không chữa rong kinh bằng lá nhọ nồi cho phụ nữ mang thai. Trong cỏ mực có chất kích thích tử cung, có thể dẫn đến sảy thai. Cho nên, cần cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc này.
    • Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi chỉ áp dụng cho người bị rối loạn nội tiết tố nữ. Ngoài ra, rong kinh do viêm nhiễm sẽ không áp dụng bài thuốc này. Cho nên, chị em phụ nữ cần hiểu về sức khỏe của bản thân để có cách điều trị đúng đắn nhất.
  • Bài thuốc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh chỉ nên áp dụng cho những người bệnh ở mức độ nhẹ, người bị bệnh nặng không nên thực hiện, mà cần tuân thủ theo phác đồ cũng như đơn thuốc bác sĩ kê.
  • Bài thuốc chữa rong kinh bằng cỏ mực chỉ là kinh nghiệm dân gian, tùy vào cơ địa của từng người mà có kết quả khác nhau.
  • Trong thời gian chữa rong kinh bằng nhọ nồi, chị em cần có lối sống lành mạnh, vệ sinh thân thể sạch sẽ, bổ sung dinh dưỡng và tránh xa thực phẩm có hại. Ngoài ra, cần chăm tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin về việc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh. Có thể nói, những thông tin này rất quý báu và bổ ích, nó góp phần giúp phụ nữ có thêm một lựa chọn để giúp cải thiện tình trạng rong kinh.

Tuy nhiên khi sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn hãy liên hệ trực tiếp Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường hoặc hotline 0789503555 để được giải đáp kịp thời.

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *