THỎ TY TỬ – Ích tinh tủy, mạnh gân cốt

Thỏ ty tử thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chủ trị một số bệnh về xương khớp, sinh lý nam giới, hỗ trợ chức năng gan, thận. Đây là một dược liệu quý, mọc hoang khắp nơi, hay gặp trên cây Cúc tần; y học hiện đại cũng đánh giá rất cao vị thuốc này. Dưới đây là những đặc điểm cơ bàn của vị thuốc được Bác sĩ Đoàn Dung– Bác sĩ Khám bệnh tại Phòng khám Tuệ Y Đường chia sẻ. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tên dân gian: Vị thuốc thỏ ty tử còn gọi cây tơ hồng, miễn tử, đậu ký sinh, hạt cây tơ hồng, Thỏ ty thực (Ngô Phổ Bản Thảo), Thổ ty tử (Bản Thảo Cầu Nguyên), Thỏ lư, Thỏ lũ, Thỏ lũy, Xích cương, Hoàng ty tử (Liêu Ninh Thường Dụng Thảo Dược Thủ Sách), La ty tử (Giang Tô Dược vật Học Tài Chí), Hoàng la tử, Đậu hình tử, Hoàng cương tử (Sơn Đông Trung Thảo Dược Thủ Sách).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Tên khoa học: Cuscuta hygrophilae Pears Họ khoa học:  Họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

Mô tả: Thỏ ty tử là một cây thuốc quý. Dây ký sinh, mọc leo và cuốn trên các cây khác. Thân hình sợi màu vàng hay đỏ nâu nhạt, lá biến thành vẩy. Có rễ mút để hút thức ăn ở cây chủ. Hoa hình cầu màu trắng nhạt, gần như không cuống, tụ lại 10-30 hoa. Quả gần như hình trứng có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, hạt dài chừng 2mm.

Hình ảnh Dây tơ hồng
Hình ảnh Dây tơ hồng

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Phân bố: Mọc hoang khắp nơi, hay gặp trên cây Cúc tần (Pluchea indica) loại họ Cúc (Asteraceae).

Thu hoạch: Mùa thu, khi hạt chín, cắt dây Tơ hồng về, phơi khô, đập lấy hột. Phần dùng làm thuốc: Hạt (Semen Cuscutae Chinensis). Loại hạt chắc, mập là tốt.

>>> Bạn đọc tham khảo thêm: PHỤ TỬ – HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH

Mô tả dược liệu:

  • Là một vị thuốc quý. Thỏ ty tử hình tròn, đường kính nhỏ dưới 0,1cm. Vỏ ngoài mầu nâu đỏ hoặc vàng nâu, hơi xù xì, dùng kính lúp soi, có thể thấy những nếp vân nhăn nhỏ, một đầu có chấm nhỏ mầu trắng.
  • Chắc, nấu với nước sôi thì dễ vỡ tách, để lộ nhân hình tròn mầu trắng.
  • Không mùi, vị nhạt (Dược Tài Học).

Bào chế:

  • Vị thuốc đem rửa sạch, phơi khô, tẩm nước muối sao để dùng hoặc đun vơi nước làm thành bánh [thỏ ty bính] (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Thỏ ty tử bính: Lấy Thỏ ty tử sạch, cho vào nước đun cho đến khi nở hoa và đặc như cháo hoa, mầu xám nâu, gĩa nát ra làm thành bánh (bính). Hoặc lại cho rượu nếp với bột mì vào làm bánh, cắt thành miếng, phơi khô là được (Dược Tài Học).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hinh ảnh vị thuốc Thỏ ty tử
Hình ảnh vị thuốc Thỏ ty tử

Bào chế: Đãi bỏ đất cát, đãi sạch phơi khô, tẩm nước muối sao để dùng hoặc đun với nước làm thành bánh thỏ ty

Tính vị quy kinh: Vy ngọt, cay, tính bình. Vào ba kinh can, thận tỳ.

Công năng, chủ trị Thỏ ty tử:

  • Bổ can thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt
  • Chữa liệt dương di tinh, phụ nữ hay sảy thai đẻ non
  • Trị ù tai, lưng đau gối mỏi, tiểu nhiều hay tiểu đục, mắt mờ giảm thị lực
  • Trị chứng ngũ canh tả, ỉa chảy mãn do tỳ thận dương hư
  • Trị sốt khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc.

>>> Bạn đọc tham khảo thêm: PHÒNG PHONG – Vị thuốc trị phong cực kỳ hiệu quả

Bs Đoàn Dung chia sẻ thêm Ứng dụng và phân biệt: Thỏ ty tử là một vị thuốc tính mềm nhuận nhiều chất dịch, dịch nhiều, đặc song không dính nhầy, giống như Bổ cốt chi (phá cố chỉ), dịch nhiều và đặc. Nhưng bổ cốt chi dịch đặc mà như mỡ, vả lại khí vị tân ôn, thích hợp với người bị thận dương hư. Còn Thỏ ty tử dịch đặc mà giống như tinh vả lại khí vị ngọt bình, đều thích hợp với người can thận hư, là vị thuốc bình bổ tư nhuận rất hay.

Kiêng Kỵ: Nếu người thận hư hỏa vượng, đại tiện táo bón phải thận trọng khi sử dụng.

Liều lượng: Một đồng đến ba đồng cân.

Hình ảnh các Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh các Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

Bài thuốc ví dụ:

Bài phục thỏ hoàn (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương) chữa di tinh bạch trọc và dương vật hay cương cứng tinh dịch tự ra (cường trung), đái tháo (tiêu khát)
Thỏ ty tử, Phục linh, Thạch liên tử, Ngũ vị tử, Sơn dược, các vị tán nhỏ, bột Sơn dược (Hoài sơn) nấu với rượu như hồ trộn với thuốc làm viên, uống với nước muối.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *