Chữa MỀ ĐAY theo Y học cổ truyền

Bệnh mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay là một dạng dị ứng ngoài da, thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị, trong đó điều trị bằng phương thuốc và phương huyệt Y học cổ truyền đem lại nhiều hiệu quả tích cực.

Mề đay là chứng bệnh phát ra ở ngoài bì phu, thuộc chứng Ẩn chẩn, ban chẩn, phong chẩn khối, tầm ma chẩn của Y học cổ truyền. Nếu nổi thành từng quầng đỏ thì gọi là ban; nếu mọc thành từng nốt lấm chấm thời gọi là chẩn.

Nguyên nhân sinh bệnh theo YHCT có thể là:

  1. Cảm thụ phong hàn hoặc phong nhiệt, uẩn tích tại bì phu khiến dinh vệ mất điều hòa.
  2. Do trường vị thấp nhiệt lại cảm phong tà uất tại cơ bì, hoặc ăn chất tanh lạnh, ký sinh trùng đường ruột gây thấp nhiệt nội sinh.
  3. Bẩm thụ cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày khí huyết hao tổn, huyết hư sinh phong, khí hư nên vệ khí không giữ được bên ngoài, phong tà xâm nhập sinh bệnh.
  4. Tình chí nội thương, 2 mạch xung nhâm mất sự điều hòa, can thận bất túc, da cơ thiếu dinh dưỡng sinh phong sinh táo.

Nguyên tắc trị mề đay bằng Đông y

  1. Theo Đông y, chữa mề đay mãn tính cần hướng đến tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, chống dị ứng, an thần, kháng viêm. Trong đó, tiêu độc trừ tà là khâu quan trọng nhất.
  2. Khi chữa mề đay theo Đông y, các thầy thuốc cần xác định chính xác các thể bệnh và những nguyên nhân nổi mề đay nhằm có những bài thuốc phù hợp với từng người bệnh.
  3. Tùy theo từng thể bệnh sẽ có những bài thuốc cụ thể. Các thầy thuốc có thể gia giảm để phù hợp với tình trạng sức khỏe và những nguyên căn dẫn đến bệnh.   

Phương thuốc điều trị Mề đay

Thể phong hàn

Hay gặp dị ứng nổi ban do lạnh, do nước lạnh. Người bệnh có triệu chứng: da hơi đỏ hoặc sắc trắng, gặp lạnh hay phát bệnh, trời nóng bệnh giảm, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.

Phương pháp chữa là tán phong hàn, điều hòa dinh vệ. Dùng bài thuốc:

  • Bài 1: quế chi 8g, tử tô 12g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, gừng sống 6g, ké đầu ngựa 16g, ý dĩ 16g, đan sâm 12g, bạch chỉ 8g. Sắc uống.
  • Bài 2 – Quế chi thang gia giảm: quế chi 8g, bạch thược 12g, gừng sống 9g, ma hoàng 6g, tử tô 12g, kinh giới 12g, phòng phong 8g, tế tân 6g, bạch chỉ 8g. Sắc uống.
  • Bài 3 – Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: hoàng kỳ 8g, quế chi 8g, bạch thược 8g, sinh khương 8g, đại táo 12g, đảng sâm 12g, kinh giới 12g, phòng phong 12g, bạch chỉ 8g, ma hoàng 6g. Sắc uống. Nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g; nếu do ăn uống (cua, tôm…), thêm sơn tra, thần khúc, hoắc hương mỗi thứ 8 – 12g.

Mề đay y học nguyên nhân do thời tiết nóng lạnh bất thường, ăn uống phải những chất mà cơ thể mẫn cảm, do ký sinh trùng…

Thể phong nhiệt

Người bệnh có triệu chứng: da đỏ, các nốt ban đỏ, nóng rát, miệng khát, phiền táo. Gặp gió nóng, bệnh phát ra hoặc tăng thêm; mạch phù sác; chất lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc trắng.

Phương pháp chữa là khu phong, thanh nhiệt lương huyết. Dùng bài thuốc:

  • Bài 1 – Ngân kiều tán gia giảm: kim ngân 16g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, lô căn 12g, trúc diệp 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g, bạc hà 12g, ké đầu ngựa 16g, xa tiền tử 12g, phù bình 8g. Sắc uống.
  • Bài 2 – Tiêu phong tán gia giảm: kinh giới 16g, phòng phong 12g, ngưu bàng tử 12g, thuyền thoái 8g, sinh địa 16g, thạch cao 20g, đan bì 8g, bạch thược 8g. Sắc uống. Sắc uống.
  • Bài 3 – Hóa ban thang: thạch cao 30g, cam thảo 10g, sừng trâu 24g, tri mẫu 16g, huyền sâm 12g, ngạnh mễ 1 chén. Sắc uống.
  • Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  Đông y Tuệ Y Đường  hoặc  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung  để được giải đáp nhé.

Phương huyệt

Phương huyệt châm cứu điều trị mề đay : (châm tả) hoặc day các huyệt: huyết hải, khúc trì, đại chùy, tam âm giao. Nếu do ăn uống thì thêm túc tam lý.

  • Huyết hải: mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 tấc, huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức.
  • Khúc trì: co khuỷ tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷ, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.
  • Đại chùy: ngồi thẳng, hơi cúi đầu xuống một ít, phần dưới cổ nổi lên từ 1-3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương 1 ngón tay rồi quay đầu qua lại về bên phải, bên trái, cúi ngửa, u xương nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ 7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt này.
  • Tam âm giao: ở sát bờ sau – trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 tấc.
  • Túc tam lý:  úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó đo ra 1 tấc là huyệt.

Vị trí huyệt Tam âm giao

Trên đây là một số phương thuốc và phương thuốc điều trị bệnh Mề đay, hi vọng sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cho mình.

Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *