NGẢI CỨU – VỊ THUỐC QUÝ CỦA PHỤ NỮ

Theo đông y ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Ngải cứu có tác dụng ôn kinh chỉ huyết, tán hàn chỉ thống, lý huyết an thai. Dùng trong các trường hợp nôn ra, ho đờm lẫn huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện xuất huyết, tăng cường sức khỏe sau sinh.

Hãy cũng Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc tuyệt vời này nhé!

Mô tả cây ngải cứu

Đặc điểm sinh thái của cây ngải cứu

Cây ngải có chiều cao khoảng 0,4 – 1m. Cây có nhiều cành non, có lông. Lá mọc so le với phiến lá xẻ lông chim. Hai bên mặt lá đều có lông, mặt trên có màu xanh sẫm và dưới có màu trắng. Cụm hoa hình đầu nhỏ có màu lục nhạt, mọc thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế không có túm lông.

Phân bố

Cây ngải được tìm thấy chủ yếu ở các nước của khu vực Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi, Alaska

Vị thuốc ngải cứu
Vị thuốc ngải cứu

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá tươi
  • Thu hái và chế biến: Lá và cành ngải thường được thu hoạch vào tháng 6, khoảng đầu hoặc giữa tháng 5 âm lịch. Sau khi thu hái, lá được rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô trong bóng râm.
  • Bảo quản: Nhiệt độ phòng, nơi khô ráo.

Thành phần hóa học

Lá cây ngải chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất chính như acid amin, cholin, flavonoid, adenin.

Vị thuốc

Tính vị

Tính ấm, vị đắng.

Quy kinh

Can, Tỳ và Thận.

Tác dụng 

Cây thuốc cứu có một số tác dụng như:

  • Giúp cầm máu.
  • Điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.
  • Phòng ngừa ung thư.
  • Giúp sơ cứu vết thương.
  • Giảm đau nhức xương khớp, đau do thần kinh tọa, viêm khớp.
  • Điều trị đau đầu, ho, cảm cúm.
  • Chữa viêm họng.
  • Điều trị suy nhược cơ thể.
  • Giảm cân, giảm mỡ bụng.
  • Làm sáng da, trị mụn.
  • Chữa mẩn ngứa, rôm sảy.
  • Hỗ trợ lưu thông máu não.

Ngải cứu và những điều cần biết

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, cây thường được trồng trong các gia đình để làm món ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Họ cúc (Asteraceae). Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu, có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Dùng 4-15g một ngày bằng cách nấu, sắc, nghiền ép vắt nước.

Cách dùng và liều lượng

Ngải cứu dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc đắp. Liều dùng ở mỗi người thường không giống nhau. Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe. Tốt nhất, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ trước để tìm ra liều sử dụng thích hợp. Bởi lẽ ngải cứu không an toàn nếu dùng không đúng liều.

Tác dụng phụ

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ đặc trưng ở người bệnh khi sử dụng ngải cứu. Theo các chuyên gia da liễu, ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, ragweed, cỏ bạch dương, cà rốt hoặc cần tây.

Ngoài ra, một vài nguồn thông tin khác cho thấy vị thảo dược tự nhiên này cũng gây phản ứng dị ứng ở bệnh nhân bị dị ứng với mật ong, ô liu, sữa ong chúa, mù tạt trắng, kiwi, cao su, hạt micronesian và một số loại cây khác thuộc chi Artemisia.

Bên cạnh đó, phấn hoa của cây ngải cứu có thể gây hình thành phản ứng ở người dị ứng với khói thuốc lá.

Một số bài thuốc có sử dụng ngải cứu.

Ngải cứu trị cảm cúm, ho do lạnh: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi( hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2 – 3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Ngải cứu trị mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi giã nát đắp lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho làn da mịn màng và trắng hồng.

Ngải cứu điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Làm liên tục 2 – 3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Mệt mỏi, suy nhược cớ thể
Mệt mỏi, suy nhược cớ thể

Ngải cứu chữa kinh nguyệt không đều: 8g ngải cứu khô đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và ăn tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g.

Tất cả đem sắc với 3 bát nước  còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.

Ngải cứu chữa đau bụng do lạnh: Ngải cứu tươi 100g, thịt lợn than 100g. Cách làm: ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua và cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải vào.

Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải tươi 70g, hơ nóng chườm bụng, ngày làm 2 – 3 lần.

Ngải cứu – Vị thuốc dân gian quen thuộc điều trị rong kinh cho chị em phụ nữ.

Ngải trị chứng đau đầu: Lá ngải non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo, thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng.

Dùng liên tục trong 7 – 10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.

Ngải cứu giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh: Ngải tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ. Nên ăn nóng, một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khỏe mạnh, xương cốt dẻo dai.

Ngải giúp an thai: Những người đang mang thai nếu thấy hiện tượng đau bụng, ra máu, lấy 50g lá ngải tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường cho dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng.

Ngải cứu chữa đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải rửa sạch, giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong vòng 15 ngày và thực hiện liên tục từ 3 – 5 tháng.

 Ngải cứu trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp: Lá ngải tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa, ăn liên tục 3 – 5 ngày.

Ngải cứu dùng làm nước tắm: Nấu nước lá ngải, cho vào bồn tắm, nằm ngâm mình vào nước này. Làm như vậy có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng  hay viêm.

Ngải cứu dùng làm trà uống: Lấy 1 thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi, đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống. Phương pháp uống trà này giúp lưu thông mạch, trừ rôm sảy, giảm viêm sưng, rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú.

Ngải cứu dùng làm gối: Lá ngải khô cho vào một cái vỏ gối để gối đầu. Phương pháp này giúp cho những người thường xuyên bị đau đầu mệt mỏi hoặc do áp lực công việc, dùng gối đầu bằng ngải cứu sẽ thấy đầu óc thoải mái và khoan khoái.

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề cơ xương khớp cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789501555 để được tư vấn trực tiếp

Lưu ý: tuy ngải có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều. Khi dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà thì chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và dùng theo từng đợt, khỏi bệnh thì ngừng.

Với những chị em cần dùng các món có ngải để tẩm bổ hoặc an thai thì chỉ nên dùng 3 – 5 ngọn nhỏ (9 – 15g tươi), tránh dùng quá liều.

Không dùng cho những người âm hư huyết nhiệt.

NGẢI CỨU – 8 CÁCH CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG HIỆU QUẢ

Đối tượng không nên dùng ngải cứu trị bệnh

Cây ngải cứu có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng cây có tính độc. Vì vậy, những đối tượng sau đây không nên sử dụng tránh tình trạng bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Người âm hư, huyết nhiệt.
  • Phụ nữ mang thai (có thể gây sẩy thai).
  • Người có vấn đề về gan.
  • Thận trọng đối với những người bị bệnh gan
    Thận trọng đối với những người bị bệnh gan
  • Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột.

Từ lâu ngải được đã được sử dụng như một vị thuốc giúp điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về công dụng, cách dùng cũng như liều dùng, bệnh nhân có thể vô tình sử dụng sai, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, trước khi dùng ngải điều trị bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc.

Bài viết được tham vấn bởi BS CKII Trần Thị Thu Huyền

Tổng hợp: BS. Nguyễn Dương

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

Facebook: Tuệ Y Đường

⚕️ BS CKII.Bs Trần Thị Thu Huyền

⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *