Ngải cứu điều trị rong kinh là biện pháp dân gian được lưu truyền lâu đời. Bởi theo nghiên cứu của đông và tây y, ngải cứu có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là trong điều trị chứng rong kinh và rối loạn kinh nguyệt nói chung. Muốn biết chính xác thực hư công dụng của biện pháp này, bạn đọc hãy theo dõi những nội dung trong bài viết dưới đây của Tuệ Y Đường
1. Rong kinh là bệnh gì?
Rong kinh rong huyết là vấn đề sức khỏe không hiếm gặp ở phụ nữ. Rong kinh có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn nội tiết thông thường hoặc là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như polyp tử cung, u xơ tử cung, rối loạn đông máu di truyền,…
Một chu kỳ bình thường có thời gian hành kinh trung bình là 3 – 5 ngày. Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) và lượng máu mất đi hơn 80ml/chu kỳ (trong khi bình thường phụ nữ chỉ mất khoảng 50 – 80ml máu/chu kỳ kinh nguyệt).
2. Nguyên nhân và triệu chứng gây rong kinh ở các chị em
Rong kinh chỉ xuất hiện ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài vượt ngưỡng bình thường. Chứng rong kinh ở phụ nữ thường xuất hiện do các nguyên nhân và biểu hiện dưới đây:
1.1. Nguyên nhân gây nên chứng rong kinh ở phụ nữ
Rong kinh ở phụ nữ có thể xuất phát chủ yếu từ 3 nguyên nhân chính dưới đây:
- Sự biến đổi nội tiết tố: Đây cũng là một yếu tố liên quan đến tuổi tác của chị em bởi rong kinh thường xuất hiện nhiều trong độ tuổi vừa dậy thì hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh. Bởi lúc này lượng Estrogen trong cơ thể tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày hơn mức trung bình gây nên chứng rong kinh.
- Là biểu hiện ban đầu của một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm: Chứng rong kinh cũng có thể là biểu hiện ban đầu để các chị em nhận biết được một số căn bệnh phụ khoa mà bản thân đang gặp phải như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang và thậm chí là cả ung thư cổ tử cung. Các căn bệnh này đều vô cùng nguy hiểm nên các chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để được điều trị kịp thời và nhanh chóng.
- Thuốc tránh thai: Với trường hợp các chị em thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp cũng khiến cho tình trạng rong kinh xuất hiện. Đây là nguyên nhân phổ biến của chứng rong kinh.
1.2. Các triệu chứng dễ nhận biết của rong kinh
Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền Để nhận biết chứng rong kinh nhanh nhất, chị em phụ nữ cần theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt của mình xem có những biểu hiện dưới đây hay không:
- Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, vượt ngưỡng trung bình là từ 3-5 ngày
- Lượng máu tiết ra lớn hơn mức trung bình là 80ml/chu kỳ. Các bạn có thể dự đoán qua việc thay băng vệ sinh nhiều lần trên ngày.
- Máu kinh có màu bất thường, vón cục và kèm theo đó là chứng đau bụng kinh
- Cơ thể trở nên suy nhược, da tái xanh, mệt mỏi, tụt huyết áp, khó thở do mất máu quá nhiều.
Bệnh rong kinh khi kéo dài sẽ gây nên những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của chị em phụ nữ. Vì vậy, tìm hiểu các biện pháp chữa trị rong kinh kịp thời là điều cần thiết và nên làm để có một sức khỏe tốt. Chữa rong kinh bằng các bài thuốc dân gian thường được nhiều chị em lựa chọn bởi sự an toàn và tiện lợi của biện pháp này mang lại. Và ngải cứu được xem là một trong những biện pháp tốt giúp cải thiện vấn đề rong kinh hiệu quả.
3. Chẩn đoán rong kinh bằng cách nào?
Những kỹ thuật y tế được sử dụng để chẩn đoán rong kinh là:
- Chẩn đoán dựa trên tiền sử, khám thực tế và xét nghiệm máu kiểm tra thiếu máu. Thiếu máu xảy ra khi phụ nữ mất máu quá nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt kéo dài.
- Siêu âm.
- Thử pap: bác sĩ lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung để kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường nào hay không.
- Sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung: lấy mẫu mô nội mạc tử cung để kiểm tra ung thư nếu nghi ngờ nguyên nhân gây rong kinh là do ung thư ở tử cung.
- Soi ổ bụng: quan sát các cơ quan trong bụng thông qua một đường rạch nhỏ.
- Chụp tử cung vòi trứng: đưa một chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng để chụp và bác sĩ sẽ quan sát tử cung trên phim X-quang.
- Soi tử cung: sử dụng một ống kim loại có gắn máy ghi hình đưa qua cổ tử cung đến tử cung để quan sát.
Tác dụng của ngải cứu khi điều trị rong kinh
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt rối loạn xuất hiện ở mọi chị em, trong đó phụ nữ ở độ tuổi sinh sản là đối tượng dễ gặp nhất.
Rong kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của phái nữ. Lượng máu kinh ra nhiều khiến cơ thể thiếu hụt máu và vùng kín ẩm ướt tạo điều kiện để hại khuẩn xâm nhập, gây viêm.
Trong khi đó, ngải cứu là loại cây quen thuộc đối với người dân Việt. Thảo dược có rất nhiều công dụng như trị cảm cúm, đau đầu, an thai, mất ngủ, giữ ấm cơ thể và giải quyết các vấn đề về kinh nguyệt.
Theo quan niệm của đông y, ngải cứu có tính đắng, vị ấm. Vì vậy, khi bổ sung thảo dược vào cơ thể chúng sẽ tác động trực tiếp tới kinh tỳ, kinh can để trị rong kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Mặt khác, tây y đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, ngải cứu chứa chất tanin, chất mineol, chất thyon,… Tác dụng của các hoạt chất là giảm phù nề, chống oxy hóa, giảm đau, chống thoái hóa, kích thích các cơ hoạt động tốt và phục hồi thương tổn. Bên cạnh đó, thành phần cadinene, tanacetone, thujone, azulene còn có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Điều trị rong kinh bằng ngải cứu
Nếu tình trạng rong kinh xảy ra do rối loạn cơ thể và không xuất phát từ bất kỳ bệnh lý nào, chị em có thể áp dụng cách điều trị bằng ngải cứu. Thảo dược khô, tươi hoặc bột lá đều mang tới hiệu quả chữa bệnh cao.
Sử dụng ngải cứu tươi
Để loại bỏ chứng rong kinh, bạn nên kết hợp ngải cứu với nhiều thảo dược khác nhau. Người bệnh nên bắt đầu điều trị trước kỳ kinh nguyệt từ 2 – 4 ngày để hạn chế vấn đề rong kinh về sau. Ngoài ra bài thuốc từ ngải cứu còn có thể làm giảm triệu chứng đau bụng kinh và các vấn đề khó chịu trong ngày hành kinh.
Cách thực hiện bài thuốc 1:
- Nguyên liệu gồm có hoài sơn, ngải cứu, ngưu tất, gừng tươi, quế vỏ, kê huyết đằng
- Sắc tất cả thảo dược với 600ml nước, đợi ấm cạn còn 1/3 thì tắt bếp
- Chia thuốc thành 3 lần và uống trong ngày
- Chị em nên kiên trì uống thuốc ở cả trước và trong chu kỳ hành kinh
Cách thực hiện bài thuốc số 2:
- Bài thuốc này sẽ kết hợp ngải cứu với hy thiêm, hồng hoa, xuyến chi, ích mẫu
- Sắc thảo dược với 600ml, đun cạn còn 150ml nước thì ngừng
- Uống thuốc 2 lần/ ngày
Điều trị bằng ngải cứu đã sơ chế
Ngoài việc sử dụng ngải cứu tươi, bạn có thể áp dụng cả dược liệu đã qua sơ chế. Có thể kể đến như ngải cứu bột, đồ khô hoặc cao ngải cứu.
Cách điều chế bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị 4g cao ngải cứu hoặc bột ngải cứu
- Pha loãng bột với nước lọc
- Mỗi ngày uống thuốc 3 lần để sớm chữa khỏi bệnh
Cách điều chế bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu cần có gồm 20g ngải cứu khô và nước lọc
ngải cứu điều trị rong kinh
- Đầu tiên bạn rửa sạch ngải cứu, phơi ráo nước
- Cho ngải cứu khô vào bình, đổ nước sôi và hãm như trà xanh
- Kiên trì uống nước ngải cứu mỗi ngày 3 lần
Vị thuốc ngải cứu kết hợp với một số vị thuốc khác
Bài thuốc số 1 điều trị rong kinh
Chị em cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu bao gồm: ngải cứu khô (16g), cỏ hôi (12g), ích mẫu (12g), hy thiêm (12g), hương phụ chế (10g). Để mua được các nguyên liệu chuẩn này, chị em có thể tìm đến các tiệm thuốc Đông Y sẽ dễ dàng hơn.
Sau khi chuẩn bị được nguyên liệu, chị em chỉ cần cho tất cả vào nấu chung với khoảng 600ml nước đến khi cạn con 1 bát nước thì tắt bếp. Sau đó đem chia lượng nước này thành 2 lần để sử dụng trong ngày.
Với bài thuốc số 1 này, các chị em cần uống đều và liên tục trong vòng 3 tháng sẽ làm giảm tình trạng rong kinh và giúp điều hòa, ổn định kinh nguyệt. Khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em diễn ra thuận lợi hơn, không còn nỗi lo đau bụng kinh, rong kinh…
Bài thuốc số 2 điều trị rong kinh
Khác với bài thuốc trước, nguyên liệu của bài thuốc này các chị em cần chuẩn bị cầu kỳ hơn bao gồm: ngải cứu, cao ban long và bạch thược mỗi loại 12g; xuyên khung, xuyên quy, a giao, hắc phụ chế mỗi loại 8g; cùng với 6g thán khương. Nguyên liệu cần được chuẩn bị đầy đủ và đúng với số lượng để bài thuốc phát huy công dụng.
Sau khi chuẩn bị xong, các chị em cũng cho tất cả nguyên liệu vào sắc chung với 5 bát nước. Đun đến khi nước cạn chỉ còn một bát thì chia làm 2 lần để sử dụng trong ngày.
Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc Đông Y, bài thuốc này cần được áp dụng liên tục trong 1 tháng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
Chế biến món ăn với ngải cứu
Những chị em yêu thích nấu nướng có thể chế biến các món ăn bằng ngải cứu. Một bữa ăn giàu dưỡng chất sẽ giúp chị em loại bỏ sự khó chịu trong ngày đèn đỏ và nhanh chóng cải thiện tình trạng rong kinh.
- Kết hợp ngải cứu với trứng gà
Trứng rán ngải cứu có thể điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ tình trạng rong kinh ở phái nữ. Chị em nên ăn món này 1 lần/ ngày vào trước và trong chu kỳ hành kinh.
- Hầm cá trê và ngải cứu
Đây là món ăn giàu dinh dưỡng và có thể nhanh chóng đẩy lùi sự khó chịu trong chu kỳ hành kinh. Nguyên liệu để thực hiện món ăn gồm cá trê, ngải cứu, hồng hoa, trần bì, bột đậu đen,… Cho tất cả hỗn hợp vào túi vải và hầm trong 30 phút. Món ăn này thích hợp với chị em đang trong chu kỳ hành kinh.
Một số lưu ý khi chữa rong kinh bằng ngải cứu
Theo chuyên gia, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng ngải cứu. Những trường hợp không nên áp dụng cách chữa bệnh này là:
- Người bị rối loạn đường ruột
- Chị em mang thai 3 tháng đầu thai kỳ
- Bệnh nhân bị viêm gan
- Đối tượng bị rong kinh do bệnh lý
- Người có dự định mang thai nhưng bị rong kinh nhiều ngày dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa
Lý do là vì, rong kinh khiến máu kinh ra nhiều, gây tổn thương niêm mạc tử cung đồng thời cản trở quá trình thụ thai.
Thêm vào đó, muốn quá trình chữa rong kinh bằng ngải cứu diễn ra an toàn, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên lạm dụng ngải cứu để chữa rong kinh. Tần suất điều trị phù hợp là 1 lần/ ngày để tránh bị ngộ độc.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt, công việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Hạn chế làm việc quá sức, thức khuya quá nhiều,… vì có thể khiến rong kinh nghiêm trọng hơn.
- Nói không với các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường độ dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
- Không nên sử dụng ngải cứu nhiều ngày nếu chị em đang gặp rắc rối với các chứng bệnh rối loạn đường ruột, các bệnh về gan.
- Khi nhận thấy thuốc không có dấu hiệu giúp thay đổi tình trạng rong kinh thì chị em nên ngừng lại và đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời vì rất có thể cơ thể đang gặp phải một chứng bệnh khác nguy hiểm hơn.
- Nên tránh vận động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi trong thời gian rong kinh
- Chế độ ăn uống ít thịt và chất béo, bổ sung các chất như magie, kẽm, omega – 3, vitamin B1, B6 đặc biệt là vitamin E. Chú ý nên kiêng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu và một số gia vị cay nóng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa
- Nên bổ sung viên uống sắt với thành phần là Sắt hữu cơ, Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E, kẽm, và dầu mè đen… để giảm bớt nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong quá trình rong kinh dài ngày.
- Nếu đã áp dụng ngải cứu trong thời gian dài nhưng bệnh không thuyên giảm, bạn cần sớm đến cơ sở y tế thăm khám.
Cách chữa rong kinh bằng ngải cứu tương đối hiệu quả khi nguyên nhân không phải do bệnh lý. Tuy nhiên, việc chữa bệnh bằng ngải cứu cần dựa trên hướng dẫn của chuyên gia. Song song với quá trình điều trị, chị em cần tái khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe và có phương án điều chỉnh phù hợp nhất.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về bệnh bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!