NGẢI CỨU-8 CÁCH CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG HIỆU QUẢ

Ngải cứu hay còn gọi với tên khác như cây thuốc cao, cây ngải diệp. Trong đông y, ngải cứu có vị hơi đắng, mùi thơm nồng, phần ngọn và lá ngải cứu được sử dụng để chế biến món ăn hoặc sao khô để tươi chữa bệnh.

Ngải cứu dùng trong các bệnh lý thoái hóa cột sống có thể giảm đau nhức và đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Vì vậy, đây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng từ xa xưa. Bệnh nhân tuân thủ điều trị theo những cách sau đây sẽ góp phần hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý hiệu quả.Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu kỹ hơn nhé:

Hình 1: hình ảnh cây ngải cứu

Tác dụng chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

Tên khoa học của lá ngải cứu là Artemisia vulgaris L. Loại cây này không chỉ được chế biến trong các món ăn hàng ngày mà còn là thảo dược xuất hiện trong nhiều bài thuốc đông y.

Ngải cứu là loại cây thân thảo, lá nhỏ như lông chim, mọc nhiều ở khu vực ẩm thấp hoặc các vùng nông thôn. Nghiên cứu cho thấy, ngải cứu chứa các thành phần dược tính có tác dụng giảm đau như aspirin. Ngoài tác dụng hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống, loại cây này còn có khả năng:

  • Điều trị các chứng đau nhức
  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Ổn định thai kỳ
  • Giải quyết các vết tím bầm

Trong Đông y, đây là vị thuốc được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Do lành tính và xuất hiện ở nhiều vùng quê nên cây ngải cứu rất được ưa chuộng trong điều trị bệnh tại nhà.

Top 5 cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

Biện pháp chữa bệnh bằng ngải cứu có tác dụng đẩy lùi tình trạng đau nhức, ê ẩm. Người bệnh có thể sử dụng dược liệu để điều trị theo 5 cách sau:

1. Chườm lá ngải cứu

Hình 2: điều trị thoái hóa khớp bằng ngải cứu
Hình 2: điều trị thoái hóa khớp bằng ngải cứu

Tác dụng: Nếu thực hiện đúng cách, người mắc bệnh nhẹ sẽ sớm đẩy lùi triệu chứng đau nhức, khó chịu.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu đã rửa sạch và cắt thành khúc, 1 bát giấm, 1 miếng vải mỏng
  • Giã nhuyễn ngải cứu, trộn chung với giấm, đun sôi hỗn hợp và bọc bằng vải
  • Nằm sấp trên giường, dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên khu vực bị đau
  • Liên tục xoa dọc theo chiều sống lưng từ trên xuống trong 15 phút
  • Đợi khi thuốc nguội, bạn đun nóng và chườm lên vị trí khác
  • Áp dụng liên tục trong 1 tháng

2. Sử dụng nước ngải cứu

Tác dụng: cải thiện tình trạng tê buốt, đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đệm đĩa,viêm khớp,…. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện mới sớm chữa khỏi bệnh.

Thực hiện:

  • Ngâm lá  với muối ăn, rửa sạch, để ráo
  • Xay nhuyễn nguyên liệu, lọc bã, chỉ giữ lại phần nước
  • Kiên trì áp dụng mẹo trong 1 tuần để làm giảm triệu chứng của bệnh.

3. Kết hợp mật ong và ngải cứu

Tác dụng: chứa chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức do thoái hóa gây nên.

Nguyên liệu:

300g ngải  tươi

2 muỗng mật ong rừng nguyên chất

Cách thực hiện:

Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước.

Sau đó giã hoặc xay nát, trộn với 2 muỗng mật ong.

Lọc bỏ bã và vắt lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối.

4. Phối hợp chung với chanh và bưởi

Tác dụng: bổ sung vitamin C, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, bảo vệ xương khớp.

Nguyên liệu:

Sử dụng 2 quả bưởi lấy vỏ.

1kg chanh bỏ hạt phơi thật khô.

200g ngải  khô.

200g đường phèn.

2 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

Đem sao vàng hôn hợp 3 nguyên liệu trên chảo nóng.

Sau đó đổ xuống nền cho nguội, bỏ vào bình ngâm với 2 lít rượu trắng và đường phèn.

Sau 1 tháng là có thể sử dụng, mỗi ngày uống một ly nhỏ để giúp hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa cột sống.

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu này dễ dàng thực hiện và thường chỉ phù hợp cho nam nam giới. Bài thuốc giúp tăng cường sự dẻo dai cũng như sức đề kháng cho xương khớp.

5. Chế biến thành món ăn

Điều trị thoái hóa khớp bằng ngải cứu

Chế biến ngải cứu thành các món ăn hàng ngày là biện pháp dễ dàng và thuận lợi nhất. Vì lá ngải cứu có vị đắng nên khi được nấu chung với các thực phẩm khác, bệnh nhân sẽ dễ ăn hơn. Bạn có thể tham khảo món ngải cứu hấp với trứng gà:

  • Chuẩn bị một nắm ngải cứu và một quả trứng gà
  • Sơ chế sạch sẽ tất cả các nguyên liệu
  • Cắt nhỏ ngải cứu, đập trứng gà và trộn chung với gia vị
  • Hấp cách thủy hỗn hợp trong 20 phút
  • Sử dụng món ăn hằng ngày

6. Ngải cứu chườm cùng muối hạt

Nguyên liệu:

200g lá tươi.

1 nắm muối hạt.

1 miếng vải mỏng hoặc khăn xô em bé.

Cách thực hiện:

Rửa sạch  để ráo nước, sau đó trộn chung với muối hạt.

Đem hỗn hợp muối và ngải cứu sao vàng trên chảo nóng.

Tiếp theo lấy miếng vải mỏng bọc hỗn hợp lại và chườm lên vị trí thoái hóa cột sống trước khi đi ngủ.

Khi hỗn hợp nguội thì bạn đun nóng lại và thực hiện lặp lại 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa thoái hóa cột sống bằng ngải cứu này là tránh để bỏng da khi chườm thuốc. Để bài thuốc này có hiệu quả tốt nhất thì bạn nên xây dựng chế độ ăn khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

7. Chữa bằng ngải cứu, giấm gạo và muối hạt

Sử dụng ngải cứu, muối trắng hạt to, giấm gạo là một cách chữa thoái hóa cột sống cũng khá đơn giản và dễ làm. Người bệnh kiên trì áp dụng cách chữa này sẽ có hiệu quả rất tốt.

Nguyên liệu:

300gam lá  tươi

150 ml giấm gạ

1 miếng vải mỏ

1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

Rửa sạch , để cho ráo nước, giã hoặc xay nát.

Giấm gạo đun nóng.

Sau đó lấy một miếng vải mỏng bọc hỗn hợp ngải cứu, muối hạt và dấm gạo chườm lên vùng đau.

Sau khi hỗn hợp nguội thì bó cố định lại trong thời gian khoảng 1 tiếng.

Người bệnh nên thực hiện cách chữa thoái hóa cột sống này thường xuyên trong vòng 3–5 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

8. Ngải cứu cùng gừng và đậu đen

Điều trị thoái hóa khớp bằng cây nghỉ cứu

Trong gừng và đậu đen có rất nhiều chất kháng sinh tự nhiên, flavonoid có thể kháng viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Bài thuốc này ngoài dùng để giảm các cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra mà người ta còn áp dụng cho nhiều bệnh lý về xương khớp khác cũng rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá  tươi cùng gừng thái lát thật mỏng ngâm trong rượu khoảng 7 ngày và đậu đen.
  • Cho ngải cứu đã rửa và phơi khô cùng đậu đen vào chảo nóng để rang cho dậy mùi.
  • Cho hỗn hợp trên khi còn nóng và một tấm vải cùng vài miếng gừng thái đã được ngâm.
  • Đắp chườm hỗn hợp trên tại vị trí thoái hóa cột sống lưng, cổ bị đau cho đến khi nào hết nóng thì dừng lại.
  • Bạn có thể áp dụng biện pháp này hằng ngày từ 2 – 3 lần để thấy hiệu quả nhất.

Theo BS CKII Trần Thu  Huyền , Cách chữa bệnh bằng ngải cứu mang lại tác dụng tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp. Những trường hợp không nên áp dụng biện pháp là phụ nữ có thai, người có sức khỏe yếu hoặc mắc bệnh về gan, rối loạn đường ruột cấp tính… Nếu áp dụng ngải cứu một cách tùy tiện, bệnh nhân có thể gặp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu cần lưu ý gì?

Đối với sức khỏe của người bị thoái hóa cột sống, lá ngải cứu tương đối an toàn. Nhưng bệnh nhân vẫn cần thực hiện đúng cách để hạn chế rủi ro không đáng có. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên lưu ý các vấn đề như:

  • Không lạm dụng hoặc phụ thuộc vào ngải cứu vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc gây ngộ độc
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc  đã để qua đêm
  • Chọn thảo dược xanh, non và dùng với liều lượng hợp lý, theo lời khuyên của chuyên gia
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện cơ thể mỗi ngày
  • Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và hạn chế nhóm đồ ăn độc hại
  • Không mang vác vật nặng, hạn chế làm việc quá sức, giữ tâm lý thoải mái và tránh căng thẳng, mệt mỏi

Khi người bệnh tuân thủ đúng cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu, bệnh sẽ sớm được kiểm soát. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên liên hệ chuyên gia để nhận được tư vấn. Thắc mắc xin gửi về Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường để được giải đáp cụ thể nhất.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *