Phòng phong 防风 – vị thuốc nhắc đến tên đã hình dung ra công dụng của nó. Phong là gió, phòng là phòng ngừa. Phòng phong chính là phòng bị các bệnh do yếu tố phong gây ra. Vậy thật sự Phòng phong có phải chỉ có những công dụng đó không, hôm nay mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!
1. Giới thiệu về dược liệu Phòng phong
Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, cây thuốc phòng phong hay còn được gọi là Hồi thảo, Sơn hoa trà, Bỉnh phong và tên khoa học của nó là Ledebouriella seseloides wolff, với họ hoa tán có danh pháp khoa học là Apiaceae. Cây phòng phong được phân thành nhiều nhóm khác nhau như thiên phòng phong, xuyên phòng phong, trúc diệp phòng phong. Trong đó đặc điểm của từng loại cây như sau:
- Xuyên phòng phong là một cây sống lâu năm có chiều cao có thể lên tới 1 mét. Khoảng cách từ lá xuống mặt đất vào khoảng 10-15 cm. Lá là lá kép có hình xẻ lông chim. Hoa được mọc thành cụm và có màu trắng. Quả kép bao gồm có phần quả và có hình dạng trứng dẹp, đồng thời không có lông bao phủ.
- Thiên phòng phong cũng là một loại cây sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0,3-0,8 mét. Lá thiên phòng phong mọc cách, cuống lá thường dài và ở phía dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Lá kép 2-3 nhánh, có hình dạng xẻ lông chim và giống với lá cây ngải cứu.
Hoa có hình tán kép, với mỗi tán kép lại có từ 5-7 tán nhỏ, các cuống của tán nhỏ thường không đều nhau. Ở mỗi tán nhỏ của hoa có khoảng 4-9 hoa nhỏ màu trắng. Quả thường là quả kép và hai quả dính vào nhau giống như hình chuông. Trên lưng quả có sống chạy dọc và có ống tinh dầu ở giữa sống.
- Trúc diệp phòng phong còn có tên gọi là vân phòng phong và cũng là một loại cây sống lâu năm. Tuy nhiên chiều cao trung bình của trúc diệp phòng phong thường thấp hơn thiên phòng phong và chỉ cao từ 0,3-0,5 mét. Lá kép có từ 2-3 lần có hình xẻ lông chim, phiến là chét giống lá trẻ, dài khoảng 7-10 cm và rộng 2-4 cm mép nguyên không có răng cưa.
Hoa tự có hình tán kép có màu trắng bao gồm 5- 8 tán nhỏ, mỗi tán có từ 10-20 hoa nhỏ có cuống không đều nhau. Quả hình trứng và có màu nâu tái, sống chạy dọc trên lưng và giữa sống quả có 3 ống tinh dầu.
2. Đặc điểm của Phòng phong theo Y Học Cổ Truyền
Tính vị: Vị tân, khổ, tính ôn. Không độc.
Quy Kinh: Bàng quang, can, tỳ, vị.
Công năng: Phát biểu, thắng thấp.
Đặc tính:
Là vị thuốc tính nhẹ, nổi lên trên. Chất khí thì nồng mà vị thì bạc, cho lên tính đi lên, là dương dược. Khi chọn phòng phong thì nên chọn loại nào có ruột vàng tươi là tốt.
Chủ trị:
Là vị thuốc quan trọng để khử phong thắng thấp.
- Trị phong khắp cơ thể: Thân dùng để trị phong tà ở 1 nửa thân trên, đuôi chữa phong tà ở 1 nửa thân dưới.
- Là loại thuốc phong có tính nhuận để chữa các chứng đại phong, ác phong, phong khiến tê bì khắp mình mẩy, phong chạy khắp đầu măt, chân tay co quắp.
- Là thuốc chủ yếu chữa chứng phong ở thượng tiêu, trị ung nhọt, chóng mặt, mắt mở đổ nước mắt nhiều do phong hành.
!!!BẠCH TRUẬT – Thần dược trị bệnh đường tiêu hóa
Hợp dùng:
Phòng phong giống như hàng binh nhất trong quân đội, luôn nghe theo mệnh lệnh chỉ huy mà thi hành, dẫn tới đâu thì đi đến đó.
- Dùng cùng Trạch tả, Cảo bản để trị thái dương bàng quang kinh có phong tà.
- Hợp với Đương Quy, Bạch thược để chữa chứng phong tà ở phụ nữ.
- Đặc biệt, khi dùng luôn kết hợp với Kinh giới vì Phòng phong chạy và Can kinh khí phận, Kinh giới hành huyết phân kinh Can, khí huyết song hành thì tác dụng gấp bội.
- Tuy Phòng phong tương úy với Hoàng kì, nhưng khi kết hợp với nhau thì thúc đẩy tác dụng của nhau, dẫn Hoàng kì ra phần bì phu tấu lý để cố biểu( Ngọc Bình phong tán).
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Liều dùng: 5-10g/24h.
Kiêng kị
Do thuộc nhóm phong dược, tính tẩu tán, nên dùng lâu sẽ tiết nguyên khí của cơ thể. Những người thuộc chứng phế hư, khí hư, huyết hư và hỏa táo kiêng dùng.
3. Một số phương thuốc có sử dụng phòng phong
Cây phòng phong là một dược liệu quý và được sử dụng trong một số bài thuốc điều trị bệnh như:
- Bài thuốc trị thương hàn, mụn nhọt và ban chẩn: Sử dụng cam thảo, phòng phong dược liệu, liên kiều và chi tử, mỗi vị với số lượng bằng nhau đem đi tán bột, ngày uống từ 8-12 gram.
- Bài thuốc trị ngộ độc nguyên hoa, ô đầu và phụ tử: Đem phòng phong nấu kỹ sau đó lấy nước cốt uống để giải độc.
- Bài thuốc trị nôn mửa, chóng mặt và phong đờm: Nhân sâm 80 gram, sinh khương 160 gram, phục thần 120 gram, bạch truật 120 gram, quất bì 80 gram đem sắc các vị thuốc trên và chia thành 4 lần uống.
- Bài thuốc trị khí trệ, phân có máu và phong nhiệt: Sử dụng chỉ xác và phòng phong với lượng bằng nhau đem đi sắc uống.
- Bài thuốc trị khí hư: Cam thảo sống 20 gram, bạch phục linh 20 gram, nhân trần 12gram, bạch thược 20 gram, chi tử 12 gram, sài hồ 4 gram, trần bì 4 gram đem; sắc uống.
- Bài thuốc trị đau đầu, tiêu chảy, lỵ, đau bụng, ra mồ hôi: sử dụng hoàng cầm sao, thược dược sao mỗi vị thuốc 40 gram trộn đều và lấy 20-40 gram đem sắc uống.
- Bài thuốc trị mồ hôi trộm: sử dụng xuyên khung 40 gram, nhân sâm 20 gram đem tán nhỏ thành bột. Sau đó sử dụng 12 gram đun với nước sôi uống trước khi đi ngủ.
>>>Các triệu chứng hậu Covid thường gặp và cách để cải thiện sức khoẻ
- Bài thuốc trị đau đỉnh đầu hoặc đau nửa đầu: sử dụng phòng phong và bạch chỉ mỗi vị lấy số lượng bằng nhau. Sau đó trộn với mật và nặn thành viên to bằng viên đạn, mỗi lần dùng 1 viên với nước trà xanh.
- Bài thuốc trị đại tràng bị bí kết ở người cao tuổi: sử dụng phòng phong, bột mì và chỉ thực mỗi loại 40 gram với cam thảo 20 gram sao chung và đem đi tán bột. Mỗi lần sử dụng 8 gram bột với nước sôi và dùng trước bữa ăn.
- Bài thuốc điều trị phụ nữ ra huyết nhiều hoặc bị băng lậu: sử dụng phòng phong cắt đầu bỏ đuôi, nhặt sạch lông và nướng cho đến khi đỏ và tán thành bột, mỗi lần sử dụng với 4 gram rượu.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
? Dr. Trần Thị Thu Huyền⚕️
?Doctor Đoàn Dung⚕️
?Địa chỉ:166 Nguyen Xien, Ha Dinh, Thanh Xuan, Hanoi
?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 07895015555