PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG

Bệnh hô hấp tăng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường. Nguyên nhân chính của bệnh hô hấp là do cơ thể không thích ứng kịp. BS.CKII Trần Thị Thu HuyềnĐông Y Tuệ Y Đường cho biết: “Thời tiết lạnh, nhiệt độ hạ thấp chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, là thời điểm bùng phát rất nhiều mặt bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.”

bệnh da liễu, bệnh hô hấp

1. Bệnh hô hấp là gì?

Bệnh đường hô hấp hay bệnh phổi là một thuật ngữ y tế bao gồm bệnh lý ảnh hưởng đến các cơ quan và các mô mà làm cho trao đổi khí khó khăn và bao gồm các điều kiện của đường hô hấp trên, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang, màng phổi và khoang màng phổi, và các dây thần kinh và cơ hô hấp. 

Các bệnh về đường hô hấp từ nhẹ và tự giới hạn, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, đến các bệnh đe dọa đến tính mạng như viêm phổi do vi khuẩn, tắc mạch phổi, hen suyễn cấp tính và ung thư phổi.

Các bệnh về đường hô hấp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả cơ quan hoặc mô liên quan, theo loại và mô hình của các dấu hiệu và triệu chứng liên quan, hoặc theo nguyên nhân gây bệnh.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: CHỮA VIÊM HỌNG KHÔNG CẦN DÙNG KHÁNG SINH

2. Tại sao các bệnh hô hấp thường gặp vào lúc giao mùa?

da liễu, bệnh hô hấp
Bệnh hô hấp thường gặp vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô.

Khí hậu thay đổi vào thời điểm giao mùa khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa trong một ngày. Khi sự biến động nhiệt độ diễn ra đột ngột, trong khoảng thời gian ngắn, sẽ làm hệ miễn dịch của chúng ta bị suy yếu tạo cơ hội cho vi khuẩn vi-rút xâm nhậm gây bệnh hô hấp. 

Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp lại là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở gây bệnh hô hấp. Do đó, các bệnh hô hấp biểu hiện triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.

Siêu vi gây bệnh đường hô hấp ví dụ như virus cúm phát triển dễ dàng hơn vào thời tiết lạnh so với mùa nóng.

Không khí kém lưu thông do vào mùa lạnh mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để giữ ấm. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật có hại tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi  nhiều hơn.

Vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng giảm đi. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc có nhiều ngày không nhìn thấy mặt trời. Ánh mặt trời có tia cực tím là một tác nhân rất quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật. Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do nữa tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh hơn nữa.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH MẸ BẦU VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?

3. Một số bệnh hô hấp vào mùa đông lạnh

3.1 Hen phế quản

da liễu, bệnh hô hấp
Bệnh hen phế quản

Hen phế quản thuộc bệnh hô hấp còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản. 

Cơ chế gây bệnh hen phế quản là khi cơ thể xuất hiện phản ứng viêm tại niêm mạc đường hô hấp, gây co thắt phế quản, làm không khí lưu chuyển hạn chế, tắc nghẽn đường hô hấp có hồi phục, 

Bệnh xuất hiện khi được kích thích bởi sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc thái quá.

3.2 Viêm mũi xoang cấp

da liễu, bệnh hô hấp
Bệnh hô hấp hay gặp vào mùa đông lạnh ví dụ như bệnh viêm xoang cấp…

Bệnh hô hấp hay gặp tiếp theo là bệnh viêm xoang cấp là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. 

Nguyên nhân có thể do chúng ta nhiễm virut đường hô hấp trên, dị ứng hoặc nhiễm nấm gây bệnh đường hô hấp. 

Viêm xoang dễ nhận biết qua các dấu hiệu như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi nhiều, nước mũi ban đầu trong, chuyển sang trắng đục, màu xanh hoặc vàng ngà, đau ở hốc mắt…

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG TỲ

3.3 Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. 

Bệnh có thể xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, luồng khí lạnh của điều hòa phả vào vùng đầu, mặt, cổ.

3.4 Viêm thanh khí phế quản cấp

Viêm thanh khí phế quản cấp là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bệnh hô hấp có thể gây tắc nghẽn hô hấp, khiến người bệnh ho nhiều. Khi mắc bệnh, thanh quản và khí quản sẽ bị kích ứng và sưng lên. 

Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra viêm phổi.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG THUỐC NAM

3.5 Viêm họng

da liễu, bệnh hô hấp, ho
Viêm họng là một trong những bệnh hô hấp hay gặp vào mùa đông.

Bệnh đường hô hấp chiếm ưu thế một tỷ lệ cao là bệnh viêm họng. Người bệnh có những dấu hiệu như sốt, kém ăn, nghẹt mũi, ho, thậm chí nôn mửa, tiêu chảy. Các biểu hiện khác là đau họng, nuốt khó khăn, kém ăn, đau đầu, tay chân nhức mỏi.

3.6 Viêm phế quản cấp

Mầm bệnh gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là virut cúm A và B. Khi bị nhiễm virut, cơ thể giảm sức đề kháng nên đường hô hấp dễ bị bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn khác.

3.7 Viêm phổi

da liễu, bệnh hô hấp
Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm trùng.

Trước đây, viêm phổi được xếp làm 2 loại: điển hình (do vi khuẩn) và không điển hình (thường do vi-rút). Ngày nay, người ta phân loại viêm phổi thành viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trong mùa đông đáng chú ý nhất là: viêm phổi ở những người không có bệnh tật (tuổi dưới 60) và viêm phổi ở người già.  

Viêm phổi ở người già khỏe mạnh đã nguy hiểm, viêm phổi ở người già có bệnh càng nguy hiểm hơn vì sức đề kháng của người già thường kém. Quá nửa số tử vong của người cao tuổi trong năm là vào mùa lạnh, hầu hết số tai biến do bệnh tật gây ra cũng vào mùa này.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:PHỦ ĐỞM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

3.8 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) một tình trạng bệnh hô hấp gặp nhiều ở nam giới tiền sử hút thuốc lâu năm, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi làm bệnh nhân khó thở. 

Thời tiết lạnh là một trong các nguyên nhân gây ra các cơn khó thở cấp của bệnh.

4. PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG

4.1 Nguyên tắc phòng bệnh

da liễu, bệnh hô hấp
Nên giữ ấm cơ thể phòng cách bệnh hô hấp vào mùa đông.

Để phòng mắc bệnh đường hô hấp do lạnh, trước tiên cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực. 

Hàng ngày tắm, rửa nên dùng nước ấm (nếu có đèn sưởi trong nhà tắm càng tốt). Trước khi tắm cần chuẩn bị sẵn quần, áo sạch, tất, khăn quàng cổ để khi tắm xong lau người thật khô và mặc quần áo, quàng khăn, đi tất ngay. 

Nếu có điều kiện nên ngồi trước đèn sưởi hoặc lò sưởi sau khi tắm và mặc quần áo. Không dùng bấp than, bếp củi để sưởi nhất là nhà kín cửa sẽ rất nguy hiểm (do có thể bị ngộ độc khí thải từ than). 

Phòng ngủ về mùa lạnh nên được kín gió để tránh cảm lạnh. Bởi vì cảm lạnh, ngoài mắc bệnh đường hô hấp, với người tăng huyết áp, xơ vữa mạch rất có thể bị đột quỵ hoặc mắc bệnh về tổn thương dây thần kinh ngoại biên nào cũng có thể bị liệt mặt do lạnh.

Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm, chúng ta nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm và chiều muộn. 

Nên tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà. Nếu công việc cần thiết phải ra khỏi nhà cần mặc thật ấm từ đầu chí chân (mặc ấm, quàng cổ, đi tất, đi dày, đeo khẩu trang…).

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:BỐI MẪU – VỊ THUỐC TIÊU ĐÀM HIỆU QUẢ

4.2 Cách phòng bệnh cụ thể

Hình ảnh Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại PK Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại PK Tuệ Y Đường

Tiêm vắc xin phòng bệnh hô hấp đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …).

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh hô hấp truyền nhiễm như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …

Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phòng bệnh hô hấp tối đa.

Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *