PHÒNG BỆNH TRẺ NHỎ

Bệnh trẻ nhỏ diễn biến phức tạp, đa dạng mặt bệnh trên lâm sàng. Yếu tố gây bện trẻ nhỏ bao gồm nguyên nhân chủ quan & khách quan. Theo BS.CKII Trần Thị Thu HuyềnĐông Y Tuệ Y Đường: “Ba mẹ phòng bệnh cho con chúng ta, nên quan tâm cả nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài. Cải thiện các yếu tố có nguy cơ gây bệnh trẻ nhỏ.” Vậy cách phòng bệnh trẻ nhỏ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

da liễu, phòng bệnh, trẻ em

1. Nguyên nhân gây bệnh trẻ nhỏ là do đâu?

1.1. Do hệ miễn dịch và sức đề kháng kém

da liễu, trẻ em
Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hệ thống trong cơ thể có chức năng bảo vệ tự nhiên của trẻ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… và các yếu tố môi trường độc hại khác. 

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời cũng như tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ. b

Hệ miễn dịch càng yếu trẻ càng hay bị ốm vặt, hầu hết là mắc các bệnh trẻ nhỏ như viêm họng, cảm cúm gây ho sốt, sổ mũi,… Nguy hiểm hơn, sức đề kháng của trẻ yếu, không được tiêm phòng vắc xin sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt xuất huyết, lao,…

Trẻ sinh non thiếu tháng, trẻ không được bú sữa mẹ đủ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên, trẻ mắc bệnh nặng phải điều trị và dùng thuốc thường xuyên,… là những trẻ có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh. 

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:NẤM DA Ở TRẺ EM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

1.2. Do trẻ tiêu hóa kém

da liễu, trẻ nhỏ

 

Nhiều trẻ sinh ra khỏe mạnh nhưng vẫn hay bị ốm vặt do tiêu hóa và ăn uống kém. Nguyên nhân có thể do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, vi sinh đường ruột của trẻ làm việc kém hoặc thực phẩm, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Điều này khiến cơ thể trẻ không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ, thiếu chất cho sự phát triển và hoạt động của nhiều cơ quan.

Trẻ biếng ăn, lười ăn, người gầy, kém phát triển cân nặng và chiều cao, hay nôn ói, đau bụng, đi ngoài phân lỏng,… là những dấu hiệu cho thấy trẻ tiêu hóa kém. 

Đây là hai nguyên nhân chính khiến trẻ hay bị ốm vặt, nhiều trẻ gặp phải đồng thời 2 nguyên nhân này khiến việc điều trị khó khăn. 

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:CÁC LOẠI MỤN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

2. Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

Lúc mới sinh ra, hệ miễn dịch tự độnng của trẻ rất tốt nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai, sau đó các kháng thể bắt đầu giảm mạnh trong 6 tháng tiếp theo. 

Vì vậy trẻ cần được bú mẹ ngay và bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi vì đây là nguồn cung cấp kháng thể thụ động để duy trì khả năng miễn dịch phòng bệnh trẻ nhỏ.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể IgG mẹ truyền sang trẻ đã giảm đi rất nhiều, lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện mà phải đến 3-4 tuổi thì hệ thống này mới sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. 

Giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi chính là khoảng thời gian trẻ trở nên nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp hay dị ứng.

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ chứa vi khoáng chất, lysine, vitamin nhóm B và các vitamin thiết yếu khác, crom, kẽm, selen,… Những khoáng chất và vitamin này giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và từ đó trẻ cũng ít ốm vặt hơn.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VẤN ĐỀ VÙNG KÍN Ở TRẺ NHỎ CÁC MẸ CẦN LƯU Ý

3. CÁCH PHÒNG BỆNH TRẺ NHỎ

3.1 Tiêm vaccine phòng bệnh

Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền & BS Đoàn Dung: Việc chủ động tiêm vaccine đưa hệ miễn dịch thụ động cho trẻ giúp phòng bệnh trẻ nhỏ đem lại hiệu quả cao, đến 95%.

Trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trước bệnh truyền nhiễm  có khả năng để lại di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong cho trẻ em.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng như: Vắc xin cúm, Rota, ……

da liễu, trẻ nhỏ
Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho trẻ nhỏ.

3.2 Lưu ý chăm sóc trẻ mùa nóng để phòng bệnh trẻ nhỏ.

Ba mẹ hay người trực tiếp chăm sóc trẻ nhỏ nên thường xuyên cập nhật thông tin dự báo thời tiết để có các biện pháp chăm sóc bé phù hợp, chủ động phòng ngừa bệnh trẻ nhỏ.

Mùa hè, thời tiết nóng bức, trong quá trình chăm sóc trẻ cần lưu ý những điều sau:

Giữ cho da bé sạch, lau mồ hôi thường xuyên: Đổ mồ hôi là một cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể, vì vậy, nếu bé vẫn ăn, vẫn bú, vẫn chơi, vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng quá khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều. Mùa hè nên tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần.

Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.

Chọn kiểu quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt.

Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.

Kiểm tra xem nơi bé đang chơi có có quá nóng, hoặc bí gió, kém thông thoáng không, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát hơn.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:VIÊM DA CƠ ĐỊA TRẺ EM CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?

3.3 Lưu ý chăm sóc trẻ mùa đông lạnh để phòng bệnh trẻ nhỏ.

Vào mùa đông, nên: Vệ sinh cơ thể cho bé thường xuyên mỗi ngày 1 lần. 

Không nên ủ ấm bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều sẽ thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy cần thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không? Để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé.

Nên kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.

Trong phòng của bé nên duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, thoáng nhưng tránh có gió lạnh. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé và những người xung quanh.

Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa hoặc quạt sưởi thì nên bật trước đó khoảng 15 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.

Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 2-3 ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:CHỐC LỞ Ở TRẺ NÊN BÔI THUỐC GÌ?

4. Vệ sinh đôi tay trẻ thường xuyên

Rửa tay thường xuyên là cách đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ vi trùng gây bệnh trẻ nhỏ. 

Thời gian rửa tay phù hợp là 20 giây rửa bằng xà phòng và nước sạch. Thường xuyên khi trẻ, người trực tiếp tiếp xúc trẻ, kể cả người trông trẻ và nhân viên giữ trẻ, cũng đều thực hành tốt về việc rửa tay.

5. Ăn uống đủ chất

Để tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ cần xây dựng thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. 

Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua ; tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen – 2 vị chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất như : thịt bò, hàu sữa, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, lạc… Với trẻ sơ sinh nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:8 LOẠI THỰC PHẨM GIẢM STRESS

6. Tránh tiếp xúc môi trường đang có dịch bệnh nguy hiểm.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cũng là cách để hạn chế những bệnh gây ra do virus, vi khuẩn.

Ngoài ra cần chú ý vệ sinh các vật dụng trong nhà đang sử dụng hàng ngày, có khả năng mắc bệnh, vi khuẩn tồn tại ngay ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại,… Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn bé cách rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ và luyện cho bé không mút tay, không cho đồ chơi vào miệng.

7. Cho trẻ ra ngoài trời vận động hợp lý

Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh trẻ nhỏ.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D, phòng ngừa được bệnh còi xương. Thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8h – 9h30h sáng.

Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi ngoài trời, cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ. 

Lưu ý cần hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá…

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA TRẺ EM

8. Chăm sóc giấc ngủ 

Giờ ngủ lộn xộn trong một thời gian dài gây ra những ảnh hưởng rõ rệt tới trẻ do gián đoạn nhịp điệu sinh học dẫn tới thiếu ngủ. Điều này sẽ dần dần phá hoại sự phát triển của não bộ cũng như khả năng điều chỉnh hành vi nhất định ở trẻ nhỏ.

Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy mà không cần phải gọi.

Trẻ nhỏ khi ngủ thường hay đạp tung chăn, hở chân, hở bụng… Điều này sẽ khiến cho bé bị lạnh bụng dẫn đến ho, viêm phổi, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa… Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi và đi tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

 

*Bài viết được tham vấn bởi Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh – của Phòng khám Tuệ Y Đường*

Người viết: BS Lan Anh

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *