CHỐC LỞ Ở TRẺ NÊN BÔI THUỐC GÌ?

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng ngoài da thường gặp ở trẻ có nguyên nhân do tụ cầu hoặc liên cầu gây ra. Bệnh thường có tổn thương đặc trưng là mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong…Vậy khi bé bị chốc lở nên bôi thuốc gì để nhanh lành tổn thương nhất?

1. Bệnh chốc là bệnh gì?

Bệnh chốc lở ở trẻ em hay còn gọi là chốc lây, nguyên nhân do vi khuẩn gây ra. Bệnh được chia ra làm 3 loại:

  • Chốc không có bọng nước: có thể gây ra bởi liên cầu tan huyết beta nhóm A, tụ cầu và/hoặc liên cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da, ở đó có các protein giúp vi khuẩn gắn chặt vào tổ chức.
  • Chốc bọng nước (bullous impetigo) thường do độc tố bong da của tụ cầu tác động vào cầu nối của các tế bào gai ở thượng bì, làm bóc tách lớp nông của thượng bì, tạo hình ảnh giống pemphigus vảy lá.
  • Chốc loét thường do liên cầu nhưng có thể phối hợp với tụ cầu vàng, xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, người mắc bệnh mạn tính.

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Tổn thương bệnh chốc ở trẻ
Tổn thương bệnh chốc ở trẻ

2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh chốc

Chốc hay gặp ở vùng da hở như tay, chân, mặt nhưng cũng gặp ở thân mình và các phần khác của cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện với một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn. Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch.

Chốc không có bọng nước thường bắt đầu là một dát hồng, tiến triển thành mụn nước, bọng nước hóa mủ nhanh, mau chóng dập vỡ để lại các vết xước đóng vảy tiết màu vàng mật ong. Khi vảy tiết bong ra để lại nền da đỏ ẩm, khi lành để lại dát thâm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tự lành sau 2-4 tuần mà không có sẹo. Thương tổn có thể lan rộng ra các vùng khác do tự lây nhiễm, do cào gãi. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể đều có thể bị nhưng mặt và các chi hay bị nhất. Thương tổn có thể ngứa nhẹ hoặc không có triệu chứng, có hoặc không có quầng đỏ bao quanh. Hạch ngoại vi thường to. Bệnh nhân có thể có chấn thương nhẹ, côn trùng đốt, ghẻ, thủy đậu, viêm da cơ địa tại vị trí bị chốc.

Chốc loét bắt đầu giống như chốc không bọng nước nhưng tiến triển thành những vết loét hoại tử lõm giữa, chậm lành, để lại sẹo.

Chốc có bọng nước khởi phát với mụn nước nhỏ, lớn dần thành bọng nước. Bọng nước nông, dễ vỡ, kích thước nhỏ hoặc lớn, chứa dịch vàng, trong, sau chuyển sang vàng đậm, vỡ trong 1 đến 3 ngày, để lại viền da mỏng xung quanh dát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo. Xung quanh bọng nước có thể có quầng đỏ hoặc không. Thương tổn hay gặp ở mặt, thân mình, các chi, mông, sau đó lan ra các đầu xa do tự lây nhiễm. Khác với chốc không bọng nước, chốc bọng nước có thể có thương tổn ở niêm mạc má, ít lây hơn, hạch vùng không to.

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

3. Các biến chứng của chốc

Một số biến chứng thường gặp ở trẻ khi bị chốc lở là:

– Sốt tinh hồng nhiệt (Scarlet fever)

– Hội chứng bong vảy da do tụ cầu

– Viêm tủy xương

– Nhiễm trùng huyết

– Vảy nến thể giọt

– Viêm quầng

– Viêm mô bào

– Hồng ban đa dạng

– Mày đay

Tham khảo thêm:

Viêm da quanh miệng – Triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị

4. Chốc ở trẻ em nên bôi thuốc gì cho nhanh khỏi

Chốc lở là một bệnh da liễu thường gặp, sử dụng các thuốc bôi ngoài da để cải thiện triệu chứng bệnh. Một số nhóm thuốc có thể là:

4.1 Nhóm thuốc sát trùng

Bệnh chốc lở có nguyên nhân do vi khuẩn gây ra vì vậy cần sử dụng các thuốc sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn

Dung dịch Povidine iod

Dung dịch Povidine iod có tác dụng mạnh trên các loại vi khuẩn như tụ cầu và liên cầu. Qua đó có thể xử lý hiệu quả các vết chốc. Tuy nhiên cần phải sử dụng nhiều lần trong ngày do tác dụng không kéo dài của thuốc

Tác dụng không mong muốn thường gawjo khi dùng Povidine iod là gây kích ứng da và cảm giác đau xót. Ngoài ra nó khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, miệng có vị kim loại, ảnh hưởng đến tuyến giáp, tiêu chảy. Vì vậy không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, những người có bệnh lý tuyến giáp, phụ nữ có thai

Dung dịch povidine iod giúp sát khuẩn ngoài da
Dung dịch povidine iod giúp sát khuẩn ngoài da

Dung dịch Chlorhexidine

Dung dịch Chlorhexidine là dung dịch sát khuẩn có hiệu quả tương tự với Povidine iod. Nồng độ thường sử dụng là 0,05% an toàn với cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên dung dịch này chỉ có hiệu quả tốt với trường hợp bị nhiễm khuẩn nhẹ, không mang lại hiệu quả như mong muốn với các vết chốc đã vỡ loét hoặc chảy nhiều dịch.

Castellani ( Acid fusidic)

Castellani là dung dịch dùng để sát khuẩn trong trường hợp da có mụn mủ, chốc lở hay nấm. Trong Castellani có chứa thành phần diệt khuẩn và có tác dụng giảm ngứa cho trẻ

Dung dịch castellani
Dung dịch castellani

Dung dịch Xanh methylen

Dung dịch này khi dùng trên da làm bất hoạt acid nucleic của vi khuẩn khi tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên Xanh methylen lại làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành da tự nhiên, vì vậy không nên sử dụng cho tổn thương mụn nước đã vỡ

Thuốc tím

Thuốc tím là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, nấm.

4.2 Nhóm thuốc kem bôi kháng sinh

Supirocin

Đây là hoạt chất chiết xuất từ Pseudomonas Fluorescen, có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein ở vi khuẩn, hiệu quả chủ yếu trên vi khuẩn Gram (+). Khi sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để tránh bị kháng thuốc. Liều dùng thông thường của Supirocin là bôi thuốc lên vùng da tổn thương 2-3 lần/ngày trong 7-10 ngày. Một số tác dụng phụ mà thuốc gây ra có thể là cảm giác châm chích, ngứa, nóng.

Kem bôi acid fusidic

Tác dụng của kem bôi acid fusidic là diệt khuẩn và kìm khuẩn với vi khuẩn tụ cầu khi ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, nhưng lại khó xâm nhập qua vách tế bào vi khuẩn. Do đó Aicd fusidic dạng kem bôi chỉ dùng trên những vi khuẩn nhạy cảm. Khi sử dụng thuốc này vẫn cần có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn và tình trạng kháng thuốc.

Kem bôi Fusidic acid ngoài da
Kem bôi Fusidic acid ngoài da

Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh nhóm Macrolid với tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Thích hợp để điều trị các vết thương trong bệnh chốc lở do tụ cầu và liên cầu. Kháng sinh này còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm tiết bã nhờn, loại bỏ mụn mủ, mụn bọc, điều trị bệnh trứng cá

Liều lượng bôi Erythromycin thường dùng là 2 lần/ ngày trong khoảng 10 ngày. Cần vệ sinh và lau khô vùng da trước khi bôi thuốc.

Erythromycin bôi có thể điều trị cả mụn trứng cá
Erythromycin bôi có thể điều trị cả mụn trứng cá

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

4.3 Nhóm thuốc chứa Corticoid kết hợp kháng sinh

Fobancort là một loại thuốc tiêu biểu trong nhóm này. Thành phần chính của thuốc là Betamethasone dipropionate và acid fusidic. Như đã nói ở trên thì acid fusidic là một kháng sinh có hiệu quả trên liên cầu và tụ cầu trong bệnh chốc lở ở trẻ. Còn Betamethasone dipropionate giúp chống viêm, giảm ngứa và co mạch. 

Nhưng loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như làm mỏng da, teo da, dễ bị mụn viêm, … nên cần phải được sự đồng ý của bác sĩ cũng như sử dụng đúng liều lượng

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị chốc ở trẻ em

Sử dụng thuốc bôi ngoài da để điều trị chốc lở là một việc cần thiết để cải thiện triệu chứng, làm lành tổn thương. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần phải lưu ý:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng dùng và thời gian sử dụng thuốc
  • Thông báo với bác sĩ điều trị nếu sau 5-7 ngày dùng không thấy tình trạng cải thiện hay xuất hiện các tác dụng phụ
  • Trước khi bôi thuốc cần vệ sịnh sạch sẽ và lau khô vùng da
BS CKII Trần Thị Thu Huyền cùng BS Đoàn Dung khám bệnh tại Tuệ Y Đường
BS CKII Trần Thị Thu Huyền cùng BS Đoàn Dung khám bệnh tại Tuệ Y Đường

 Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555

Tin liên quan

20 thoughts on “CHỐC LỞ Ở TRẺ NÊN BÔI THUỐC GÌ?

  1. Lan Anh says:

    Con nhà em bị cũng khá giống với bài bác sĩ nói, cháu bị các mụn , chốc có mụn nước , thấy cháu quấy khóc nhiều , bác sĩ tư vấn thêm cho em với ạ

          • Đông y Tuệ Y Đường says:

            Bác sĩ cho mình xin số điện thoại của phòng khám với, mình muốn đến khám trực tiếp

          • Đông y Tuệ Y Đường says:

            Số điện thoại của phòng khám là 0789.502.555 , bạn có thể gọi trực tiếp đến để được các bác sĩ tư vấn thêm nhé!

      • Đông y Tuệ Y Đường says:

        bạn kiêng sử dụng xà phòng, sữa tắm , kiêng tiếp xúc với các chất tẩy rửa, kiêng ăn thịt gà, các đồ hải sản , tăng cường ăn rau xanh hoa quả, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn đã sử dụng thuốc gì cho con chưa?bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh này thường gặp ở trẻ có nguyên nhân do tụ cầu hoặc liên cầu gây ra. Bệnh thường có tổn thương đặc trưng là mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong….Bệnh này nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ rất nhanh khỏi bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phòng khám ở 166 Nguyễn Xiển- Thanh Xuân- Hà Nội , bạn có thể không cần đặt, tuy nhiên nếu đặt thì bạn sẽ được miễn phí khám và không phải chờ đợi lâu bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn gọi trực tiếp qua số 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất cho bạn nhé!

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Bạn có thể không cần đặt lịch trước khi khám , tuy nhiên nếu đặt lịch bạn sẽ được miễn phí khám và không phải chờ đợi lâu bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám và điều trị bằng thuốc đông y kết hợp uống và lau bôi bên ngoài bạn nhé!

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Bác sĩ không thể nói bao lâu sẽ khỏi vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, độ đáp ứng với thuốc , yếu tố môi trường bạn nhé! Tuy nhiên trung bình khoảng 2-3 tháng bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *