Bị chốc lở – Nên ăn và kiêng ăn gì?

Chốc lở là một nhiễm khuẩn nông thường gặp ở da. Đây là một căn bệnh có thể lây lan. Điều trị và ngăn ngừa bệnh là một điều rất cần thiết.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh chốc lở, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Những thực phẩm bạn nên ăn khi gặp tình trạng này bao gồm nước ép nha đam, mật ong, các thực phẩm nhiều chất xơ…

chốc lở
Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở?

I/ Chốc lở là gì?

Chốc lở (impetigo) là một nhiễm khuẩn nông thường gặp ở da, thường gặp ở trẻ em. Đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Nguyên nhân do vi khuẩn, thường gặp nhất là liên cầu và tụ cầu vàng. Chốc thường xuất hiện sau những tổn thương đã có từ trước đó như vết xước, vết trầy da, côn trùng cắn, thủy đậu hoặc bệnh da bọng nước…

Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu là xảy ra ở vùng da quanh miệng và mũi.

Theo Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường đây là một căn bệnh có thể lây lan. Do đó, khi không may tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhiễm khuẩn của người bệnh, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị chốc lở.

Bất cứ ai cũng có thể bị chốc lở, nhưng thường gặp nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ. Tuy ít nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị sớm, chúng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Một số vấn đề thường gặp là làm mất đi tính thẩm mỹ, gây nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, viêm hạch, viêm xương… Chính vì vậy, bạn cần có những biện pháp điều trị kịp thời căn bệnh này.

CHỐC LỞ

Nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi

Nguyên nhân gây chốc là vi khuẩn, thường gặp nhất là tụ cầu vàng và/hoặc liên cầu.

  • Chốc không có bọng nước (nonbullous impetigo) có thể gây ra bởi liên cầu tan huyết beta nhóm A, tụ cầu và/hoặc liên cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da, ở đó có các protein giúp vi khuẩn gắn chặt vào tổ chức.
  • Chốc bọng nước (bullous impetigo) thường do độc tố bong da của tụ cầu (exfoliatin A-D) tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì, làm bóc tách lớp nông của thượng bì, tạo hình ảnh giống pemphigus vảy lá.
  • Chốc loét thường do liên cầu nhưng có thể phối hợp với tụ cầu vàng, xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, người mắc bệnh mạn tính.
Một số yếu tố thuận lợi gây bệnh chốc :
  • Thời tiết nóng ẩm, vệ sinh kém.
  • Tình trạng miễn dịch kém như HIV, ghép tạng, đái tháo đường.
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị hay xạ trị
  • Hoặc bệnh nhân sử dụng các thuốc làm suy giảm miễn dịch như corticosteroid.

Chốc thường gặp ở trẻ em, bé trai nhiều hơn bé gái. Ở người lớn, có thương tổn chốc khi miễn dịch kém. Bệnh hay gặp vào mùa hè, phổ biến ở các nước đang phát triển, điều kiện sống thiếu vệ sinh, dân cư đông. Chốc hay gặp sau một số bệnh da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, bỏng nhiệt, viêm da.

Tổn thương trong bệnh chốc 

Triệu chứng lâm sàng

Chốc hay gặp ở vùng da hở như mặt, tay, chân, nhưng cũng gặp ở thân mình và các phần khác của cơ thể. Bệnh xuất hiện với một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn. Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch.

  • Chốc không có bọng nước thường bắt đầu là một dát hồng, tiến triển thành mụn nước, bọng nước hóa mủ nhanh, mau chóng dập vỡ để lại các vết xước đóng vảy tiết màu vàng mật ong. Khi vảy tiết bong ra để lại nền da đỏ ẩm, khi lành để lại dát thâm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tự lành sau 2-4 tuần mà không có sẹo. Thương tổn có thể lan rộng ra các vùng khác do tự lây nhiễm, do cào gãi. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể đều có thể bị nhưng mặt và các chi hay bị nhất. Thương tổn có thể ngứa nhẹ hoặc không có triệu chứng, có hoặc không có quầng đỏ bao quanh. Hạch ngoại vi thường to. Bệnh nhân có thể có chấn thương nhẹ, côn trùng đốt, ghẻ, thủy đậu, viêm da cơ địa tại vị trí bị chốc.
  • Chốc loét bắt đầu giống như chốc không bọng nước nhưng tiến triển thành những vết loét hoại tử lõm giữa, chậm lành, để lại sẹo.
  • Chốc bọng nước khởi phát với mụn nước nhỏ, lớn dần thành bọng nước. Bọng nước nông, dễ vỡ, kích thước nhỏ hoặc lớn, chứa dịch vàng, trong, sau chuyển sang vàng đậm, vỡ trong 1 đến 3 ngày, để lại viền da mỏng xung quanh dát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo. Xung quanh bọng nước có thể có quầng đỏ hoặc không.Thương tổn hay gặp ở mặt, thân mình, các chi, mông, sau đó lan ra các đầu xa do tự lây nhiễm. Khác với chốc không bọng nước, chốc bọng nước có thể có thương tổn ở niêm mạc má, ít lây hơn, hạch vùng không to.
  • Trong trường hợp nặng có thể kèm theo sốt, nổi hạch bạch huyết vùng, tiêu chảy, mệt mỏi, kém ăn.( thường gặp trong chốc có bọng nước).

Các biến chứng của chốc

  •  Sốt tinh hồng nhiệt (Scarlet fever)
  •  Hội chứng bong vảy da do tụ cầu
  • Viêm tủy xương
  • Nhiễm trùng huyết
  •  Vảy nến thể giọt
  •  Viêm quầng
  • Viêm mô bào
  • Hồng ban đa dạng
  • Mày đay

Chẩn đoán

Chẩn đoán chốc chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm sàng như đã mô tả ở trên. Ngoài ra, có thể làm một số xét nghiệm như nhuộm soi, nuôi cấy vi khuẩn, công thức bạch cầu (có tăng bạch cầu trung tính), mô bệnh học.

  • Chốc không bọng nước: có tụ cầu gram dương, mụn mủ chứa bạch cầu trung tính trong thượng bì, xâm nhập viêm dày đặc ở trung bì nông.
  •  Chốc bọng nước: thượng bì bị tách ở lớp hạt mà không có hiện tượng viêm, không có vi khuẩn, có hiện tượng ly gai, xâm nhập viêm nhẹ ở trung bì nông. Hình ảnh mô bệnh học giống pemphigus vảy lá.
  •  Chốc loét: vết loét sâu, có cầu khuẩn bắt màu gram trong trung bì.

II/ Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở?

Bên cạnh việc uống thuốc tây, một chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nó sẽ làm giảm các cảm giác ngứa ngáy, lở loét, sưng viêm trên da, đồng thời tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp điều trị được diễn ra một cách thuận lợi.

Nếu bạn chưa biết nên ăn và nên kiêng gì khi bị chốc lở thì Tuệ Y Đường hy vọng những gợi ý dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:

1. Bị chốc lở nên ăn gì?

Khi bị chốc lở, bạn nên ăn những thực phẩm sau:

♦ Thực phẩm giàu Omega – 3: 

Omega – 3 là một acid béo có tác dụng kháng viêm, rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, khi bị chốc lở bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều các thực phẩm chứa Omega – 3. Chúng thường có mặt trong các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ, dầu cá…

♦ Sữa chua: 

Nếu chưa biết bị chốc lở nên ăn gì thì các loại sữa chua là những thực phẩm bạn nên dùng. Bởi trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng, ăn chúng thường xuyên sẽ tăng độ ẩm cho da và môi. Ngoài ra, sữa chua cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, làm giảm được tình trạng viêm nhiễm.

♦ Gừng: 

Đây là thứ nguyên liệu rất quen thuộc, được sử dụng làm gia vị cho rất nhiều các món ăn khác nhau. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh chốc lở. Vì gừng có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn.

Quan trọng hơn, trong một vài nghiên cứu gần đây người ta cũng đã chứng minh được một số thành phần của gừng có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus – nguyên nhân gây nên bệnh chốc lở.

♦ Nước nha đam:

Uống nước nha đam có thể làm giảm các triệu chứng bệnh chốc lở

Trong thành phần của lá nha đam có chứa nhiều chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Do đó, uống một cốc nước nha đam mỗi ngày sẽ giúp bệnh của bạn nhanh được cải thiện hơn. Ngoài ra, đây là một thức uống bổ dưỡng nên dùng thường xuyên cũng sẽ giúp thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể.

Để có một cốc nước nha đam, bạn chỉ cần lược bỏ phần ngoài của lá, tách lấy phần thịt và cắt chúng thành từng khúc nhỏ. Sau đó cho vào nồi và đun sôi lên là có thể sử dụng được rồi. Để dễ uống hơn, hãy cho thêm chút mật ong vào cốc.

♦ Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: 

Táo, lúa mạch, các loại đậu, bột yến bạch, ngũ cốc… là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị chốc lở. Vì chúng có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy và lở loét trên da.

♦ Uống vitamin B2: 

Loại vitamin này có thể tồn tại dưới dạng viên nén hoặc siro. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin B2 bằng con đường ăn uống. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như rau bina, xà lách, súp lơ…

♦ Mật ong: 

Đây cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy, dùng mật ong để thoa lên vùng da bị tổn thương hoặc uống nước mật ong mỗi ngày cũng sẽ cải thiện được các triệu chứng bệnh chốc lở. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh da liễu khác như viêm da dị ứng, chàm…

♦ Các loại thịt trắng: 

Thịt gà, thịt vịt… cũng là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị chốc lở. Vì đây là những thực phẩm có tính mát, ít khi gây kích ứng cho da. Đồng thời, ăn các loại thịt này cũng sẽ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

♦ Nghệ vàng: 

Theo một nghiên cứu về tác dụng kháng viêm của một số cây thuốc được công bố năm 2016, các nhà khoa học đã chứng minh được trong củ nghệ có chứa những thành phần có thể chống lại vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus. Tác dụng kháng khuẩn ở củ nghệ có hiệu quả cao hơn nhiều so với sử dụng các loại thảo dược khác. Do đó, bạn cũng có thể dùng nghệ vàng để làm giảm triệu chứng chốc lở.

Cách thực hiện như sau: Dùng bột nghệ vàng trộn cùng với một chút mật ong và bôi lên vùng da bị tổn thương. Nếu không có nghệ dạng bột, bạn nghiền nát củ nghệ tươi ra để dùng, nó cũng mang lại tác dụng tốt. Thực hiện cách chữa này thường xuyên, biểu hiện lở loét và ngứa ngáy sẽ không còn nặng nề như trước.

♦ Tỏi: 

Khi còn đang phân vân không biết bị chốc lở nên ăn gì thì tỏi cũng là một sự lựa chọn thông minh. Không chỉ được dùng làm gia vị, tỏi còn được dùng để điều trị nhiều bệnh do nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm.

Chỉ cần lựa những tép tỏi tươi, bóc vỏ rồi thái chúng thành từng lát mỏng. Sau đó, dùng chúng để đắp lên vùng da bị tổn thương là được. Áp dụng thường xuyên cũng sẽ thấy bệnh thuyên giảm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng tỏi để thêm vào các món ăn, cách này cũng sẽ mang lại tác dụng tốt.

“Bệnh nhân chân bong tróc nhiều năm đỡ 50 % sau một đợt dùng thuốc” – Tuệ Y Đường

2. Nên kiêng gì khi bị chốc lở?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì cũng có những thực phẩm có thể làm bệnh chốc lở trầm trọng thêm. Do đó, để bệnh nhanh khỏi, bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm như sau:

♦ Các thức ăn cay nóng: 

Tránh xa các đồ ăn cay nóng khi bị chốc lở

Không chỉ gây hại dạ dày và đường tiêu hóa, những thức ăn cay nóng còn có thể kích ứng da khiến cho tình trạng lở loét, sưng viêm nặng thêm. Chính vì vậy, bạn cần phải tránh xa những thực phẩm này khi bị chốc lở.

♦ Thực phẩm khô, giòn:

Khi bị chốc lở vùng miệng, môi và những vùng da xung quanh sẽ bị tổn thương. Ăn các loại đồ ăn cứng, giòn sẽ gây ma sát và làm trầy xước thêm vùng da này. Nó không chỉ khiến cho việc điều trị diễn ra khó khăn hơn mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm cho cơ thể. Do đó, bạn cũng nên hạn chế ăn gà rán, bánh quy, các loại hạt… nếu không may bị chứng bệnh này.

♦ Đồ ăn được chế biến sẵn: 

Các loại đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng… là những thực phẩm bạn nên hạn chế khi bị chốc lở. Bởi chúng thường không đảm bảo an toàn vệ sinh, ăn những thực phẩm này có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, chúng thường chứa nhiều chất bảo quản, ăn thường xuyên có thể làm cho da bị kích ứng. Từ đó làm nặng nề thêm các triệu chứng bệnh.

♦ Rượu và các chất kích thích: 

Nếu bị chốc lở, bạn cũng nên tránh xa rượu bia, thuốc lá. Vì chúng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho đường ruột và đường hô hấp. Chưa hết, rượu, thuốc lá có thể kích hoạt các yếu tố dị ứng trong cơ thể, làm tình trạng viêm trên da trầm trọng thêm.

♦ Thực phẩm nhiều đường: 

Đường là một trong những tác nhân có thể kích hoạt các yếu tố dị ứng cho cơ thể. Vì vậy, để tránh làm nặng thêm các biểu hiện sưng viêm, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas…

Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở là một trong những câu hỏi làm đau đầu không ít người. Việc ăn uống không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả của các biện pháp chữa trị. Đồng thời, khiến các triệu chứng bệnh nặng nề thêm. Do đó, bạn có thể tham khảo các thông tin trên đây để tự xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp.

Tuệ Y Đường không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời !

Tin liên quan

One thought on “Bị chốc lở – Nên ăn và kiêng ăn gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *