Ngày “đèn đỏ” cần tránh làm những điều gì?

“Đèn đỏ” là thời điểm cơ thể nữ giới phải trải qua rất nhiều hiện tượng, gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu như đau bụng, bí chướng vùng bụng dưới, chóng mặt,… Nếu biết “ngày đèn đỏ” kiêng làm những gì thì những cảm giác này sẽ được giảm đi rất nhiều, nhờ đó mà nữ giới sẽ thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !

1. Những dấu hiệu của ngày “đèn đỏ”

“Đèn đỏ” là cụm từ được nữ giới dùng để chỉ những ngày hành kinh vào mỗi tháng của mình. Đây chính là chu kỳ kinh nguyệt được bắt đầu từ thời điểm dậy thì đến lúc mãn kinh. Vào giai đoạn ấy, nồng độ nội tiết tố estrogen hoặc progesterone bị suy giảm đột ngột nên tử cung của nữ giới sẽ có tình trạng chảy máu định kỳ.

Bản thân chu kỳ kinh nguyệt có tính định kỳ là do nó có sự phối hợp hoạt động một cách trật tự, nhịp nhàng và phức tạp giữa vùng dưới đồi, tuyến yên với buồng trứng. Nếu quá trình hoạt động của hệ thống này có bất kỳ sự rối loạn nào thì chu kỳ kinh nguyệt cũng rối loạn theo và chức năng sinh sản của nữ giới phải chịu những ảnh hưởng nhất định.

Những điều cần tránh khi tới ngày "đèn đỏ" - Tuệ Y Đường
Những điều cần tránh khi tới ngày “đèn đỏ” – Tuệ Y Đường

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

BS Trần Thu Huyền cho biết những dấu hiệu nhận biết ”ngày đèn đỏ” của nữ giới bao gồm:

– Vùng bụng, nhất là bụng dưới trở nên khó chịu, dễ bị chướng.

– Âm đạo có máu.

– Tâm trạng dễ thất thường.

– Ngực có cảm giác căng tức.

– Lưng bị đau mỏi.

– Dễ bị mất ngủ.

– Đường tiêu hóa có vấn đề.

– Da nổi mụn.

>>>> Cùng xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh

2. Khi tới tháng cần kiêng làm những gì để bớt đi mệt mỏi, khó chịu

2.1. Đấm lưng

BS Trần Thu Huyền cho biết vào trước, trong hoặc sau kỳ kinh nữ giới thường cảm thấy đau mỏi lưng. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu vì điều ấy, nhiều bạn gái đã đấm lưng mà không biết rằng việc ấy sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Hiện tượng đau mỏi lưng khi tới ngày “đèn đỏ” được lý giải là do sự “ùn tắc” của máu kinh ở vùng xương chậu. Nếu đấm lưng vào thời điểm này, cơn đau mỏi không những không bị đẩy lùi mà tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu càng dễ trở nên nghiêm trọng hơn.

Không những thế, những ngày đèn đỏ cũng là lúc sức đề kháng của nữ giới giảm xuống vì sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Nếu đấm lưng thường xuyên có thể tác động trực tiếp tới niêm mạc tử cung. Vì thế, đấm lưng trở thành việc đầu tiên cần nhớ trong danh sách tới tháng kiêng làm những gì để cảm thấy dễ chịu nhất.

BS Trần Thu Huyền cùng BS Đoàn Dung đang thăm khám BN trực tiếp tại Phòng khám Tuệ Y Đường
BS Trần Thu Huyền cùng BS Đoàn Dung đang thăm khám BN trực tiếp tại Phòng khám Tuệ Y Đường

2.2. Dùng chất kích thích

Trong trà có chất tiền acid tannic có thể kết hợp với một số loại thực phẩm hoặc sắt trong máu khiến cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể bị rối loạn và gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Mặt khác, caffeine trong trà và các loại đồ uống có chứa caffeine dễ kích thích hệ thần kinh khiến cho các triệu chứng khó chịu của ngày đèn đỏ trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài đồ uống chứa caffeine thì các loại đồ uống có cồn cũng nên được nữ giới kiêng dùng khi đến ngày đèn đỏ. Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng uống bia rượu ở giai đoạn này có thể khiến cho cồn ngấm vào gan nhiều hơn từ đó khiến cho gan phải chịu những tổn thương nghiêm trọng và lượng máu kinh cũng dễ ra nhiều hơn bình thường.

Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ trong ngày "đèn đỏ" - Tuệ Y Đường
Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ trong ngày “đèn đỏ” – Tuệ Y Đường

2.3. Thực phẩm lạnh, chiên xào và tươi sống

Thực phẩm chiên nếu ăn quá nhiều trong những ngày đèn đỏ sẽ làm gia tăng sự bài tiết của da từ đó tạo điều kiện cho việc nổi mụn. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này cũng khiến cho da bị sạm đi và dễ bị viêm nang lông.

Ngoài ra, các loại đồ ăn lạnh hoặc thực phẩm tươi sống có tính hàn dễ khiến cho cơ thể bị lạnh nên máu kinh ứ đọng và hậu quả chính là các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng. Vì thế, muốn biết tới tháng kiêng làm những gì để cảm thấy khỏe khoắn, khó chịu hơn thì chị em phụ nữ nên tránh ăn nhóm thực phẩm này.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

2.4. Vận động và làm việc quá sức

Trong những ngày hành kinh nếu vận động thể dục thể thao quá nhiều, cường độ mạnh thì rất dễ bị rong kinh kéo dài, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ miễn dịch. Vì thế, thay vì thực hiện những bài tập mạnh thì chị em nên chạy bộ, tập yoga,… Việc làm này sẽ thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu từ đó giảm cảm giác trướng và đau bụng kinh, giảm chán nản, nóng giận và mệt mỏi.

Ngoài ra, làm việc quá sức trong những ngày đèn đỏ cũng là điều không nên bởi nó khiến cơ thể mất sức nên dễ mệt mỏi hơn. Làm việc nặng còn dễ khiến cho máu kinh ra nhiều hơn, cơn đau bụng kinh trở nên mạnh hơn và kỳ kinh cũng kéo dài hơn. Đây chính là lý do đáng để bạn nhớ tới tháng kiêng làm những gì và tránh các loại hoạt động mạnh như vậy.

2.5. Quan hệ tình dục 

Những ngày hành kinh với sự xuất hiện của máu kinh rất dễ tạo cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công vùng kín. Nếu quan hệ tình dục trong những ngày này, lượng vi khuẩn càng dễ tăng lên và nguy cơ viêm nhiễm vùng kín càng tăng gây ảnh hưởng không tốt cho vùng chậu và âm đạo phụ nữ.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Các loại thuốc cần tránh khi tới ngày "đèn đỏ" - Tuệ Y Đường
Các loại thuốc cần tránh khi tới ngày “đèn đỏ” – Tuệ Y Đường

2.7. Một số loại thuốc

BS CKII Trần Thu Huyền cho biết có một số loại thuốc do không biết hoặc không chú ý nên khi tới tháng nhiều bạn gái vẫn sử dụng. Việc làm này vô tình khiến cho các triệu chứng khó chịu trong ngày kinh nguyệt tăng lên. Vì thế, những loại thuốc sau được khuyến cáo cho vào danh sách tới tháng kiêng làm những gì để giảm thiểu sự khó chịu của cơ thể:

– Thuốc nhuận tràng: loại thuốc này dễ làm vùng chậu bị tắc nghẽn nên cần thận trọng.

– Thuốc ức chế sự thèm ăn: dùng loại thuốc này trong thời gian dài dễ làm tăng cảm giác lo âu, hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn kinh nguyệt và tăng nguy cơ vô kinh.

– Thuốc cầm máu: việc dùng thuốc cầm máu trong ngày đèn đỏ dễ làm giảm tính thẩm thấu cũng như khả năng co thắt của mao mạch từ đó giảm thúc đẩy tống máu nên phụ nữ dễ bị ứ huyết.

– Thuốc trị nhiễm trùng âm đạo tại chỗ: thời gian hành kinh cổ tử cung giãn ra, âm đạo có máu và niêm mạc tử cung bị tắc nghẽn nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Do đó, dùng thuốc trị nhiễm trùng âm đạo tại chỗ trong giai đoạn này dẫn khiến cho vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên gây ra các bệnh lý phụ khoa.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555-  0789.503.555- 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *