CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHU KÌ KINH NGUYỆT

Kinh nguyệt đến với phụ nữ theo quy luật tự nhiên của tạo hóa. Nhưng nhiều chị em còn chưa định nghĩa được thế nào là một chu kì kinh nguyệt. Vậy chu kì kinh nguyệt là gì và khoa học chứng minh chu kì kinh nguyệt bình thường diễn ra qua những giai đoạn như thế nào? Hãy cùng Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về các giai đoạn này nhé !

Theo BS Trần Thu Huyền chu kì kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt  xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu ra máu của tháng này cho tới ngày đầu ra máu ở tháng tiếp theo.

Ở mỗi người phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là khác nhau. Một số phụ nữ có chu kỳ ngắn, trong khi một số người khác có chu kỳ dài hơn. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng có thể thay đổi theo thời gian.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thời gian hành kinh đều đặn và có các đặc tính sau:

  •         Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-7 ngày.
  •         Độ dài chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Một số trường hợp kéo dài trên 35 ngày đến 45 ngày.
  •         Tổng lượng máu mất đi trong thời gian hành kinh khoảng từ 20-80ml.

BẬT MÍ 5 CÁCH CHỮA RONG KINH HIỆU QUẢ

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHU KỲ KINH NGUYỆT

BS Trần Thu Huyền cho biết trong mỗi giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, trứng phát triển và giải phóng từ buồng trứng, lớp niêm mạc tử cung cũng dày lên để chuẩn bị cho việc làm tổ của phôi. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra và được đào thải qua được âm đạo chính là kinh nguyệt.

 Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn kinh nguyệt, giai đoạn nang trứng, giai đoạn rụng trứng, giai đoạn hoàng thể.

1. GIAI ĐOẠN KINH NGUYỆT

Đây là thời kỳ mà lớp niêm mạc cùng dịch nhầy bong ra và được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo. Có rất nhiều triệu chứng xuất hiện khi đến giai đoạn kinh nguyệt như: đau lưng, đau bụng, nhức đầu, mệt mỏi… và thường hết hẳn khi kỳ hành kinh kết thúc.

Mỗi kỳ hành kinh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Nếu chu kỳ này thường xuyên kéo dài hơn thì có thể bạn đã gặp phải một số vấn đề về sức khỏe sinh sản và cần đi thăm khám sớm.

Các giai đoạn của chu kì kinh nguyệt
Các giai đoạn của chu kì kinh nguyệt

2. GIAI ĐOẠN NANG TRỨNG

Giai đoạn nang trứng là giai đoạn bắt đầu của chu kỳ rụng trứng, diễn ra từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi rụng trứng.

Dưới tác dụng của tuyến yên, hormone sẽ được tiết ra và kích thích buồng trứng sản xuất ra từ 5-20 nang trứng. Những nang trứng này thường ở giai đoạn nguyên thủy (chưa trưởng thành) và chỉ có một nang trứng phát triển thành trứng trưởng thành.

Cũng chính sự phát triển của các nang trứng sẽ kích thích lớp niêm mạc dày lên để trứng thụ tinh và làm tổ.

Thời gian trung bình của giai đoạn này thường là 14 ngày và thay đổi phụ thuộc vào chu kỳ của từng người.

3. GIAI ĐOẠN RỤNG TRỨNG

BS Trần Thu Huyền cho hay sự rụng trứng thường được diễn ra vào khoảng ngày thứ 14 của một chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Mỗi chị em có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau nên việc xác định thời điểm rụng trứng ở mỗi người, mỗi chu kỳ là khác nhau. 

Khi nang trứng phát triển sẽ dẫn đến sự gia tăng nồng độ Estrogen trong cơ thể và tiết ra hormone giải phóng Gonadotropin (GNRH). Hormone này sẽ làm nhiệm vụ thúc đẩy tuyến yên sản xuất ra hormone Luteinising (LH) và FSH nhiều hơn. 

Sau đó, hormone LH sẽ kích thích sự rụng trứng. Trứng được phóng vào ống dẫn trứng và di chuyển về phía tử cung.

Sự rụng trứng thường diễn ra sau 24-36 giờ kể từ thời điểm hormone LH được tiết ra. Đây cũng chính là thời điểm vàng để thụ thai thành công. 

Chu kì kinh nguyệt
 Chu kì kinh nguyệt

4. GIAI ĐOẠN HOÀNG THỂ

Giai đoạn hoàng thể được hình thành khi trứng rụng và nang trứng bị vỡ. Sau thời gian khoảng 2 tuần, nang trứng biến đổi thành một cấu trúc gọi là hoàng thể. Tại cấu trúc này sẽ giải phóng Progesterone cùng với một lượng nhỏ Estrogen. Các hormone này sẽ kết hợp lại và giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh làm tổ.

  • Nếu trứng được thụ tinh, chúng sẽ bám vào niêm mạc tử cung và tạo ra các hormone cần thiết duy trì hoàng thể gồm Gonadotropin (HCG). Sau đó, hoàng thể tiếp tục sản xuất Progesterone để duy trì niêm mạc dày lên và phục vụ cho quá trình mang thai.
  • Nếu quá trình mang thai không diễn ra thì hoàng thể sẽ dần tan rã sau khi rụng trứng hoặc tan rã khi bắt đầu một chu kỳ kinh mới. Khi hoàng thể bị vỡ, các tế bào sẽ ngừng sản sinh Progesterone và chính sự sụt giảm Progesterone dẫn đến việc nội mạc tử cung bị phá vỡ. Sau đó, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu.

Thông thường, giai đoạn hoàng thể sẽ kéo dài từ 12-16 ngày, tuy nhiên tùy theo chu kỳ kinh của từng người mà có thể khác.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp chị em nắm rõ từng giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, giúp chị em phụ nữ hiểu rõ về cơ thể mình và chuẩn bị sẵn sàng những kế hoạch sinh sản phù hợp. Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn hãy liên hệ trực tiếp Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường hoặc hotline SĐT 0789503555 để được giải đáp kịp thời !

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *