Những phụ nữ đang lên kế hoạch mang thai cần biết và kiểm tra niêm mạc tử cung của mình, bởi khi niêm mạc tử cung dày quá hoặc mỏng quá sẽ gây bất lợi trong quá trình thụ thai cũng như giữ thai. Biết được độ dày phù hợp của niêm mạc tử cung, những yếu tố tác động đến nó cũng như cách cải thiện mà Đông y Tuệ Y Đường chia sẻ dưới đây sẽ giúp chị em dễ dàng hơn trong việc thụ thai cũng như bảo vệ thai nhi trong quá trình mang thai.
1. Niêm mạc tử cung là gì?
Theo BS Minh Tâm niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung là một lớp mô bao phủ lấy toàn bộ bề mặt phía bên trong tử cung. Lớp niêm mạc này đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thụ thai và bảo vệ cho quá trình mang thai ở người phụ nữ. Dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ estrogen, lớp niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày lên tùy theo từng thời điểm cụ thể trong tháng. Niêm mạc tử cung dày lên là dấu hiệu chuẩn bị để cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Mặt khác, nếu như trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ bị bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng hành kinh ở chị em phụ nữ. Trong trường hợp nếu quá trình thụ thai diễn ra thì nội tiết tố nữ tiếp tục tác động để lớp niêm mạc này dày hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình làm tổ của thai nhi.
2. Cấu tạo của niêm mạc tử cung
Nội mạc tử cung (hay niêm mạc tử cung) là một lớp mỏng bao bọc toàn bộ bề mặt ở phía bên trong tử cung. Tùy vào từng thời điểm trong tháng mà lớp nội mạc tử cung này sẽ dày lên dưới sự tác động của estrogen, hormone. Lớp nội mạc tử cung có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, thụ thai cũng như bảo vệ quá trình thụ thai của người phụ nữ.
Niêm mạc tử cung dày lên là một biểu hiện của việc trứng đã thụ tình vào làm tổ trong người phụ nữ vào mỗi chu kỳ hành kinh. Trong khi quá trình thụ thai diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tiếp tục dày lên do nội tiết tố phụ nữ tác động để sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình làm tổ của thai nhi. Mặt khác, lớp niêm mạc sẽ trở nên bong tróc và bị đẩy ra khỏi cơ thể trong trường hợp trứng không được thụ tinh, dẫn đến hiện tượng hành kinh ở phụ nữ.
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới độ dày của nội mạc tử cung
BS Minh Tâm chia sẻ những yếu tố khiến cho niêm mạc tử cung bị bất thường (bị mỏng hơn hoặc dày hơn) như:
– Nồng độ estrogen quá thấp hoặc quá cao.
– Ít vận động, tập thể dục thể thao hoặc các bộ môn rèn luyện sức khỏe.
– Đã từng nạo phá thai, phẫu thuật tử cung.
– Thiếu máu.
– Mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc các bệnh liên quan đến tử cung như polyp, viêm nhiễm, u,…
– Sử dụng thuốc có nồng độ estrogen liên tục nhưng không kèm progesterone gây mất cân bằng hormone.
– Béo phì, thừa cân.
4. Độ dày niêm mạc tử cung và ảnh hưởng tới khả năng thụ thai
4.1. Niêm mạc tử cung mỏng quá mức
Đối với những chị em có niêm mạc tử cung mỏng hơn 8 mm thì chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thụ thai, cụ thể là quá trình làm tổ của thai nhi.
Ngay cả khi thai nhi đã làm tổ thì khả năng giữ lại thai trong tử cung trong suốt quá trình mang thai vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân là vì lớp niêm mạc tử cung mỏng quá mức, không đủ khả năng giữ thai nhi lại. Hậu quả là thai nhi dễ bị bong ra, nguy cơ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.
4.2. Niêm mạc tử cung quá dày quá mức
Phụ nữ có lớp niêm mạc tử cung dày hơn 20mm thì được xem là niêm mạc tử cung quá dày. Đây cũng là trường hợp gây bất lợi cho quá trình thụ thai.
Nguyên nhân là vì hàm lượng estrogen sản xuất quá mức trong cơ thể của phụ nữ, kích thích lớp niêm mạc tử cung phát triển dày lên, cản trở quá trình làm tổ của thai nhi.
Do đó, nếu lượng estrogen này bị đẩy lên quá cao, chị em sẽ phải đối mặt với những hiện tượng rong kinh, vô kinh thứ phát, buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn… Tất cả những hiện tượng này đều có thể cản trở quá trình thụ thai.
5. Độ dày của niêm mạc bao nhiêu là bình thường?
Vậy thì phụ nữ nên có niêm mạc khoảng bao nhiêu là bình thường, hãy đối chiếu thông tin mà Bác sĩ Minh Tâm chia sẻ dưới đây:
– Giai đoạn vừa qua chu kỳ kinh nguyệt: Lớp niêm mạc dày khoảng 3 – 4mm.
– Giai đoạn gần đến chu kỳ rụng trứng (giữa kỳ hành kinh): Lớp niêm mạc khoảng 8 – 12cm là bình thường.
– Giai đoạn sắp đến chu kỳ kinh nguyệt: Lớp niêm mạc dày khoảng 12 – 16cm, nếu như vào giai đoạn này sự thụ thai không diễn ra thì niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và tràn ra ngoài tạo thành kinh nguyệt.
6. Cách điều trị, cải thiện niêm mạc tử cung
6.1. Đối với nội mạc tử cung quá mỏngCác nguyên nhân dẫn đến niêm mạc tử cung ở phụ nữ quá mỏng: thiếu hụt estrogen, từng nạo phá thai khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương hoặc cơ thể thiếu máu,… Tùy vào nguồn gốc khiến cho lớp niêm mạc ở phụ nữ mỏng hơn bình thường mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau sao cho phù hợp.
5.2. Đối với nội mạc tử cung quá dàyNhững người có niêm mạc dày sẽ gặp phải tình trạng rong kinh, vô kinh, rối loạn phóng noãn hoặc đa nang buồng trứng, điều này rất gây bất lợi cho quá trình thụ thai.
Những bệnh nhân có niêm mạc quá dày thường sẽ được điều trị bằng hormone nhằm cân bằng estrogen và progesterone ở trong cơ thể người phụ nữ, nhờ đó kích thích khả năng thụ thai của người đó.
7. Những thực phẩm tốt cho phụ nữ bị niêm mạc tử cung mỏng
Bác sĩ Minh Tâm đưa ra một só lời khuyên những thực phẩm tốt dành cho phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng:
Sầu riêng
Đây được xem là một trong những thực phẩm tốt nhất cho chị em bị niêm mạc tử cung mỏng. Vì trong nó có thành phần estrogen tự nhiên tốt cho thụ thai. Bên cạnh đó các chất như axit folic, sắt sẽ giảm thiếu máu, tăng độ dày niêm mạc tử cung. Ngoài ra loại quả thần dược này còn chữa trị hiệu quả bệnh buồng trứng đa nang. Cung cấp cho cơ thể một sức đề kháng tốt. Chị em bị bệnh niêm mạc tử cung mỏng mỗi ngày nên ăn 2 múi sầu riêng tức là khoảng 150g. Tuy nhiên chị em cũng không nên lạm dụng quá nhiều sầu riêng vì nó có tính nóng gây độc cơ thể. Không nên kết hợp sầu riêng với bia rượu, cà phê.
Lá ngải cứu
Lá ngải cứu được xem là một trong những cứu tinh của phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng. Nó giúp niêm mạc dày lên tốt cho quá trình thụ thai và bám của phôi thai. Bạn mua 300 Gram ngải cứu phơi khô và đun nước uống và mỗi ngày uống 2 lần liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
Quả bơ
Bơ được biết đến là một loại quả giàu chất kiềm. Kiềm rất tốt cho quá trình thụ thai ở phụ nữ. Do trong nó có chứa thành phầm kiềm hóa giúp điều tiết nội tiết tố trong cơ thể. Tinh trùng thì thích ứng rất tốt trong điều kiện giàu kiềm. Trong quá trình điều trị niêm mạc tử cung mỏng chị em nên ăn mỗi ngày 1 quả bơ.
Vitamin E
Đây là một trong những chất giúp thúc đẩy quá trình sinh sản của các mô tế bào giúp tăng lượng máu lưu thông. Bổ sung vitamin E sẽ giúp chị em cải thiện đáng kể độ dày niêm mạc tử cung. Vitamin E có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như: Rau cải xanh, rau chân vịt, bơ, đu đủ, khoai môn, xoài,….
Sữa đậu nành
Trong thành phần sữa đậu nành có chứa một hàm lượng estrogen tự nhiên cao chính vì thế nó giúp tăng độ dày niêm mạc tử cung. Chị em nên uống 2-3 cốc sữa đậu nành mỗi ngày để thuận lợi cho quá trình mang thai.
Trên đây là một số thông tin về độ dày niêm mạc tử cung ảnh hưởng tới quá trình mang thai mà Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường muốn gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc cần tư vấn, bạn đọc có thể liên hệ Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS Minh Tâm để được giải đáp kịp thời.