Nhũ hương hay dùng cùng Một dược, cả 2 đều có khả năng hoạt huyết hành khí, tiêu thũng, sinh cơ, tán ứ chỉ thống; bên trong dùng thông các tạng phủ, ngoài lưu thông kinh lạc. Đối với các bệnh tâm, vị hiếp, phúc, chi, thể đau nhức, cho đến các chứng thống kinh, hậu sản đau bụng, đều phải dùng đến nhũ hương, một dược cả. Nhưng nhũ hương thơm, cay, chạy khắp cả, ôn nên thông. Công dụng thiên về điều khí, thông khí, hóa trệ, so với Một dược thì sức mạnh nhiều hơn. Hôm nay Tuệ Y Đường mời bạn đọc cùng Bác sĩ Đoàn Dung– Bác sĩ khám bệnh tại PK Tuệ Y Đường tìm hiểu chi tiết về vị thuốc này nhé!
Tên gọi khác: Địa nhũ hương, Hắc lục hương
Tên dược: Gummi resina Olibanum
Tên khoa học: Boswellia carterii Birds
Họ: Trám (danh pháp khoa học: Burseraceae)
- Nhũ hương là chất nhựa gôm được lấy từ loài thực vật cùng tên, có danh pháp khoa học Boswellia carterii Birdw, thuộc họ Trám. Ngoài ra, một số nơi có thể dùng lấy dược liệu từ cây nhũ hương thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
- Giải thích tên gọi: Nhựa keo của cây thường chảy xuống thành giọt như núm vú và có mùi thơm đặc trưng nên được gọi là nhũ hương.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
Đặc điểm thực vật:
- Là cây thân nhỡ, chiều cao khoảng từ 4 – 5m, một số cây có thể phát triển đến 6m. Cây sống khỏe, vỏ có trơn nhẵn và có màu nâu nhạt. Ở thân cây và những cành to, vỏ cây thường có xu hướng bong vảy.
- Lá có dạng kép cánh lẻ, mọc đối xứng và thường mọc thưa ở phần trên. Cuống lá có lông trắng bao phủ, một lá kép có khoảng 7 – 10 đôi lá, mọc đối xứng và không có cuống. Lá đơn ở dưới cuống nhỏ và lớn dần ở ngọn. Lá có chiều dài khoảng 15 – 25cm.
- Hoa của cây mọc thành chùm, nhỏ, thường có màu trắng, lá mọc đối xứng dạng kép cánh lẻ
- Hoa mọc thành cụm, kích thước nhỏ, hoa có 5 cánh, hình bầu bục và có màu vàng nhạt, ở giữa có màu nâu cam. Hạch quả hình trứng ngược, mỗi ngăn có chứa một hạt.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
Bộ phận dùng:
- Nhựa cây.
Phân bố:
- Phân bố chủ yếu ở vùng ven biển Địa Trung Hải.
Thu hái – sơ chế:
- Thu hái quanh năm, mỗi cây có thể cung cấp từ 3 – 4kg/ nhựa trong 1 năm. Dược liệu thường được bào chế theo những cách sau:
- Bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm làm thành bột mịn (cứ 40g Nhũ hương thì dùng 1g Đăng tâm). Hoặc có thể sao với Đăng tâm rồi tán mịn để dùng dần. Nếu tán riêng nhũ hương thì dễ đóng cục và gây khó khăn trong việc bảo quản.
- Thêm ít rượu vào dược liệu, tán bột mịn, phi qua nước và đem phơi khô, dùng dần. Hoặc tán mịn với bột nếp.
Bảo quản Nhũ hương:
- Nhũ hương dễ bị ẩm và mất mùi thơm nên cần được bảo quản ở nơi kín, khô ráo và tránh ẩm.
Tính vị: Vị tân, khổ. Tính ôn
Quy kinh: 12 kinh.
Công năng của Nhũ hương: Hoạt huyết hành khí, tiêu thũng, sinh cơ, tán ứ chỉ thống
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
Bs Đoàn Dung chia sẻ Chủ trị:
- Mùi thơm nức đi vào tâm, vị khổ ôn bổ thận, vị tân ôn thông thập nhị kinh.
- Nhũ hương hoạt huyết, hành khí, chỉ thống cũng dùng chữa huyết ứ, kinh bế, bụng đau mụn nhọt các chứng. Thường dùng với một dược cùng phối hợp dùng Nhưng nhũ hương thiên về điều khí, hành khí, chỉ thống, cũng dùng chữa khí hàn trở trệ gây tâm, phúc đau nhức.
- Như “Thụy trúc đường kinh nghiệm phương” trị chứng tâm khí đau đớn không chịu được. Dùng ngay nhũ hương 2 lạng, chần trà 4 lạng, tán mạt, lấy máu hươu tháng chạp trộn làm hoàn, viên to bằng hòn đàn lớn, mỗi lần dùng dấm điều trị một hoàn. “Nhiếp sinh chứng diệu phương” trị bệnh đau tim cấp tính. Dùng hồ tiêu 40 hạt, nhũ hương 1 đồng tán nhỏ, đàn ông dùng gừng làm thang, đàn bà dùng Đương quy làm thang uống ngay.
- Có khả năng khư phong, giãn cơ( cân không thẳng được thì lấy nhũ hương dùng cùng với thuốc đắp). Hoạt huyết điều khí, thác lý hộ tâm( hương thơm thấu triệt vào miệng ổ nhọt, có khả năng đẩy độc khí ra bên ngoài, không cho nó nội công vào trong), sinh cơ chỉ thống.
- Chữa mọi thứ ác sang, thũng độc, đột nhiên đau ở các kinh, bụng dạ đau thắt, 9 loại đau nhức, kiết lỵ ác chứng, đau phong như nạo ruột, đau nhức khác thường, tác dụng bảo hộ tâm, thông hoạt huyết, giải độc sinh cơ, trong khoa sản cũng dùng được.
>> Mẫu lệ sáp trường chỉ tả, nhuyễn kiên tán kết
- Còn có thể trị được chứng điên cuồng( bởi vì có tác dụng khư phong tán ứ. Linh uyển thần sa tán, trong đó dùng thần sa 1 lượng; nhũ hương, táo nhân mỗi loại 5 tiền, dùng rượu uống. Uống say mềm ra, sau đó cho ngủ 1 2 ngày không được đánh thức, nếu kinh hãi mà tỉnh dậy thì không thể trị được. Sách Bản sự gia Nhân sâm 1 lượng, tên Ninh chí cao.
- Nhũ hương thiên về chữa đầu thống: Nhũ hương chẳng những dùng chữa ung thư, mà vị cay, thơm chạy khắp, ôn thông trên đạt tới đỉnh đầu. Cho nên huyết khí tử trệ sinh chứng chính đỉnh đầu đau. Như “Thánh tễ tổng lục” trị hung thống, vị thống. Dùng nhũ hương 1 đồng, phối cốc tinh thảo 2 đồng, địa long 3 đồng tán mạt, đốt trong ống tre, rồi tùy theo hun vào mũi trái hoặc mũi phải. “Phổ tế phương” Long hương tán (địa long, nhũ hương tán mạt) mỗi lần lấy một ít cuốn vào giấy, đốt giấy làm khói xông vào mũi ngửi
- Nhũ hương chủ hàn ách, hoạt tiết : Nhũ hương ôn thì thông, thơm thì táo. Cho nên dùng chữa chứng âm hàn ách nghịch đến các hoạt tiết. Như “Thương hàn toàn sinh tập” bài Nhũ hương lưu hoàng tán (lưu hoàng, ngải, mỗi vị 2 đồng, tán mạt) dùng rượu ngon một chung, đun sôi vài dạo khí nóng bốc lên làm cho bệnh nhân ngửi thấy. “Thế y đắc hiệu phương” – Bài nhũ đậu hoàn (nhũ hương, nhục đậu khấu, trước hết lấy nhũ hương tẩm rượu nghiền thành cao, hòa nhục đậu khấu giã tán mạt, hoàn to bằng hột ngô. Mỗi lần uống 50 viên, uống lúc đói với nước cơm, để chữa chứng tiết hạ không dứt.
Liều lượng: 3-10g/24h
Bào chế:
- Hình như đầu núm vú cho nên gọi là Nhũ hương, sáng trong là tốt nhất( ngoài thị trường hay lấy nhựa cây phong để làm giả). Tính dính khó nghiền, thủy phi qua, dùng bát để trong nước nóng để nghiền, hoặc cùng nghiền với đăng tâm thảo thì sẽ dễ nghiền nhỏ hơn.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555