Ngải cứu – vị thuốc tuyệt vời đối với phụ nữ

Ngải cứu được coi là một cây thuốc quen thuộc trong đối với người Việt Nam. Ngải cứu có nguồn gốc từ châu Á và Bắc Mỹ, được tìm thấy trên khắp các vùng đồi núi của Ấn Độ. Tác dụng của ngải cứu là sử dụng làm thuốc và được chế biến trong các món ăn. Trong đông y, các bạn có thể thấy các bài có tác dụng an thai, chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều … rất nhiều bệnh của phụ nữ từ ngải cứu.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCKII Trần Thu Huyền tại phòng khám Tuệ Y đường.

Theo YHCT Ngải cứu vị đắng, tính ấm, mang mùi thơm đặc trưng. Xét theo âm dương thì phụ nữ chúng ta thuộc phần âm, mà ngải cứu là 1 vị thuốc có tính dương sẽ giúp cho phụ nữ cân bằng được âm dương trong cơ thể rất tốt. Đặc biệt phụ nữ có 1 cơ quan cần nuôi dưỡng và giữ ấm đó là tử cung. Tử cung giống như Phòng Khám năng lượng của người phụ nữ. Ngải cứu có tác dụng lưu thông khí huyết tất cả các kinh lạc và đưa năng lượng trực tiếp vào tử cung, làm ấm tử cung, tiêu tán chất độc và hàn khí trong tử cung.

Theo YHHD Ngải cứu chứa tinh dầu và các hoạt chất chính như Acid amin, Cholin, ..có khả năng chống viêm, ức chế vi khuẩn gây hại và giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần hoạt chất chống oxy hóa trong loại thảo dược này còn có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương ở niêm mạc phần phụ.

Hiện nay do thói quen sinh hoạt, ăn uống, tác động của các yếu tố xã hội mà phụ nữ hay gặp chứng “tử cung lạnh” dẫn tới tình trạng khó thụ thai, khó giữ thai, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt… và ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe tổng thể của người phụ nữ. 

Dưới đây bác sĩ sẽ hướng dẫn 6 bí kíp tận dụng ngải cứu để hỗ trợ các bệnh lý phụ nữ cho các chị em:

1. Trị bệnh phụ khoa bằng cây ngải cứu với gừng tươi

Khi gừng kết hợp cùng với ngải cứu sẽ giúp gia tăng công dụng ức chế viêm nhiễm phát triển cũng như loại bỏ một số triệu chứng khác của bệnh phụ khoa như: ngứa ngáy khó chịu, khí hư ra nhiều, ra nhiều huyết trắng,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem lá ngải cứu và gừng đã được chuẩn bị rửa sạch cùng với nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
  • Tiếp đến là cho toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng 2 lít nước, bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi các dưỡng chất tan hết trong nước;
  • Tắt bếp, đổ nước ra thau, đợi nguội bớt rồi dùng xông hơi vùng kín cho tới khi nước nguội dần. Để gia tăng công dụng, có thể tận dụng nước để vệ sinh bên ngoài âm hộ;
  • Kiên trì điều trị mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ để cải thiện các triệu chứng của bệnh phụ khoa.
Chữa nấm phụ khoa bằng ngải cứu kết hợp với gừng tươi
Chữa nấm phụ khoa bằng ngải cứu kết hợp với gừng tươi

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline  hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

2. Ngâm rửa vùng kín bằng lá ngải cứu trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm lộ tuyến CTC

Chuẩn bị: Một nắm lá ngải cứu cùng với một ít muối biển hạt

Rửa thật sạch lá ngải với nước muối. Đun 2 lít nước đến khi sôi, chúng ta vò lá ngải cho vào và đun thêm 3-5 phút rồi tắt bếp. Chắt nước ra chậu và thêm muối hạt pha thêm nước lạnh để nước ấm vừa phải, dùng để rửa thay dung dịch vệ sinh hàng ngày rất tốt, đặc biệt mùa đông hoặc khi hành kinh.

CHẾ ĐỘ VỆ SINH VÀ ĂN UỐNG KHI BỊ VIÊM ÂM ĐẠO

3. Xông hơi nước lá ngải

Chúng ta cũng chuẩn bị tương tự như cách trên sau đó đun sôi tắt bếp thì chúng ta đổ ra chậu và tiến hành ngồi xông khoảng 10-15’. Chú ý giữ khoảng cách an toàn để k bị bỏng.

Tinh dầu từ cây ngải cứu còn có tác dụng loại trừ mùi hôi thông qua việc đào thải các chất dịch nhầy ứ đọng ra bên ngoài. Điều này còn giúp se khít vùng kín và mang lại cảm giác dễ chịu. Có thể xông 2-3 lần/ tuần nhé.

Sau khi xông chúng ta tận dụng nước lá ngải để rửa vùng kín luôn.

3. Thức uống từ lá cây ngải cứu giúp phục hồi môi trường âm đạo và giảm tiết dịch, chất nhầy gây mùi.

Dùng trong những ngày hành kinh giúp giảm đau bụng kinh và chị em trải qua kì kinh nguyệt êm đềm hơn

Cách làm: 40 gram lá ngải cứu tươi(hoặc 20g khô) cùng với một ít muối hạt sắc trong 3-5 phút rồi chắt lấy nước uống trong ngày.

Ngải cứu được dùng trong các thang thuốc điều trị bệnh phụ khoa
Ngải cứu được dùng trong các thang thuốc điều trị bệnh phụ khoa

4. Chườm nóng bụng bằng cây ngải cứu

Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa.

Liệu pháp chườm nóng bụng bằng lá ngải cứu giúp làm dịu cơn đau khó chịu ,tăng cường quá trình tuần hoàn máu đến vị trí bị viêm nhiễm, từ đó giúp thúc đẩy việc chữa lành tổn thương.

Trong kì kinh bị đau bụng chúng ta cũng có thể dùng ngải cứu để chườm cũng làm dịu cơn đau này.

Đặc biệt mùa đông, chúng ta có thể kiếm điếu ngải để hơ ấm bụng hàng ngày sẽ rất tốt.

5. Kết hợp cây ngải cứu và lá trầu không trị bệnh phụ khoa

Nếu nói đến các vị thuốc dân gian trị bệnh phụ khoa thì không thể không nhắc đến lá trầu không. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy, loại lá cây này được sử dụng khá phổ biến trong việc khắc phục những triệu chứng của bệnh.

Khi kết hợp cùng với lá ngải cứu, công dụng trị bệnh phụ khoa của lá trầu không dần gia tăng. Cơn ngứa ngáy và mùi hôi khó chịu ở vùng kín dần được loại bỏ khi kiên trì áp dụng bài thuốc từ hai loại thảo dược này. Đặc biệt hơn, dịch chiết từ lá trầu không còn có khả năng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, virus hay nấm sinh bệnh.

Một nắm lá ngải cứu và 7 – 10 lá trầu không bánh tẻ (nguyên liệu đều ở dạng tươi)

Rửa sạch và đun sôi 3’ rồi pha nước vừa ấm để rửa trong kì viêm nhiễm, ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. có thể dùng trong 10-15 ngày.

Sử dụng lá ngải kết hợp với trầu không trong điều trị bệnh phụ khoa
Sử dụng lá ngải kết hợp với trầu không trong điều trị bệnh phụ khoa

6. Món ăn từ ngải cứu – Hỗ trợ chữa bệnh phụ khoa

Ngoài việc sử dụng lá cây ngải cứu để ngâm rửa, xông hơi vùng kín hay dùng để nấu lấy nước uống chữa bệnh phụ khoa, người bệnh có thể sử dụng loại lá cây này để chế biến thành món ăn bổ dưỡng. Món ăn từ ngải cứu vừa có công dụng bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu mà còn có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch và điều hòa kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, hàm lượng khoáng chất, vitamin và chất xơ có trong cây ngải cứu dồi dào còn giúp khắc phục tình trạng táo bón và kích thích vị giác tốt. Từ đó giúp cải thiện đường ruột và nâng cao thể trạng.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào điều trị hay dùng ngải cứu đều có kết quả tốt, Nếu như các bạn có vấn đề gì về phụ khoa, nên đi khám sớm để có thể điều trị bệnh một cách chính xác nhất

Bs Huyền thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
Bs Huyền thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

Trên đây là bài chia sẻ của Bác sĩ tại Phòng khám Tuệ Y Đường về vấn đề cây ngải cứu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dược liệu quý này.  Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hoặc cần hỗ trợ vấn đề gì thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *