VIÊM CỔ TỬ CUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Viêm cổ tử cung là viêm nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng ở cổ tử cung.

Triệu chứng thường gặp như khí hư âm đạo,chảy máu âm đạo,cổ tử cung tổn thương dạng ban và dễ chảy máu. Làm thế nào để phát hiện viêm cổ ử cung sớm nhất và điều trị hiệu quả hãy cùng Phòng Khám Tuệ Y Đường tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ CKII-Trần Thu Huyền Trưởng khoa khám bệnh,bác sĩ phụ trách chuyên môn trung tâm Phụ khoa Phòng khám Tuệ Y Đường.

I. VIÊM CỔ TỬ CUNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung có hai loại: Viêm nhiễm trùng và viêm không nhiễm trùng. Triệu chứng gặp phải như ra khí hư âm đạo, chảy máu âm đạo, cổ tử cung tổn thương dạng ban và dễ chảy máu. Nguyên nhân thường gặp là Clammydia và Lậu. Viêm cổ tử cung cấp tính thường do những nguyên nhân nhiễm trùng, còn viêm cổ tử cung mạn tính do nguyên nhân không nhiễm trùng. Viêm cổ tử cung kéo dài có thể viêm ngược lên trên gây viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ hoặc viêm vùng chậu.

 2. Nguyên nhân viêm cổ tử cung

Chlamydia trachomatis là nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm cổ tử cung, Neisseria gonorrhea cũng hay gặp. Các tác nhân này đều lây nhiễm qua đường tình dục. Các tác nhân virus hay gặp như virus herpes simplex (HSV), trichomonas vaginalis và mycoplasma genitalium…

Các nguyên nhân gây tổn thương cổ tử cung bao gồm các thủ thuật phụ khoa, dị vật như đặt vòng âm đạo, đặt màng ngăn phụ khoa, hóa chất gặp phải như sữa tắm, tampon, kem ngừa thai, bao cao su gây dị ứng.

hình ảnh tử cung bình thường
Hình ảnh tử cung bình thường

3. Triệu chứng viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung giai đoạn đầu thường ít triệu chứng, các triệu chứng phổ biến nhất là ra khí hư và ra máu âm đạo giữa kỳ kinh và sau khi quan hệ tình dục, đau khi quan hệ hoặc kích thích âm đạo, bí tiểu. Các phát hiện khi khám có thể bao gồm khí hư nhầy mủ, cổ tử cung loét, phù nề, cham vào dễ chảy máu.

hình ảnh phân biệt giữa cổ tử cung bình thường và viêm cổ tử cung
Hình ảnh phân biệt giữa cổ tử cung bình thường và cổ tử cung bị viêm

4. Chẩn đoán

Các dấu hiệu lâm sàng

Ra khí hư nhiều, lẫn nâu, có mùi hôi. 

Sốt khi có viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung, hoặc nhiễm HSV. 

Đau tức vùng cổ tử cung, căng khi chuyển động.

Đau rát vùng âm hộ, có mụn nước hoặc loét (nghĩ đến HSV).

Đốm xuất huyết, khí hư ra bọt hoặc xanh (Trichomoniasis).

Xét nghiệm viêm âm đạo và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: 10 cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tại nhà hiệu quả

Hình ảnh khí hư trong bệnh lý viêm cổ tử cung
Hình ảnh khí hư trong bệnh lý viêm cổ tử cung

5. Chẩn đoán và điều trị viêm cổ tử cung

5.1. Viêm cổ tử cung do Lậu

Triệu chứng: ra nhiều khí hư, đặc trắng hay xanh đục.

Đái buốt: thăm âm đạo: đau, thành âm đạo đỏ, lổn nhổn hạt xùi, Bệnh dễ chuyển sang hình thái mạn tính, viêm niệu đạo, viêm tuyến Bartholin.

 Xét nghiệm

* Công thức máu: Bạch cầu tăng với tỷ lệ đa nhân trung tính tăng.

* Soi tươi: nhuộm gram có vi trùng lậu (song cầu trùng) hình hạt cà phê.

* Cấy trùng: có vi trùng lậu.

 Điều trị:

– Nguyên tắc điều trị: Điều trị đúng, sớm và đủ liều, luôn điều trị cả cho người chồng hoặc bạn tình.

– Thuốc kháng sinh: Procain Penicilline hoặc Tetracycline, Chlarithromycine nếu dị ứng.

Bạn đọc có vấn đề gì về phụ khoa xin vui lòng liên hệ hotline 0789503555 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

5.2. Viêm cổ tử cung do Trichomonas vaginalis

b/ Triệu chứng:

– Ít ngứa rát âm đạo, ít đau khi giao hợp.

– Huyết trắng nhiều, loãng, vàng hơi xanh, có bọt, hôi.

– Niêm mạc cổ tử cung và âm đạo có nhiều nốt đỏ lấm tấm.

c/ Chẩn đoán:

– Soi tươi: Tìm được Trichomonas bơi trong giọt dung dịch sinh lý.

d/ Điều trị: Metronidazol (Flagyl), hiệu quả 95%.

5.3. Viêm âm đạo, CTC do nấm Candida albicans:

a/ Sinh bệnh học

Nấm men Candida bình thường tìm thấy trong ống tiêu hóa, các hốc tự nhiên và có sự quân bình giữa các tạp khuẩn sống cộng sinh, không gây bệnh. Nếu dùng kháng sinh bừa bãi hoặc Corticoides, cơ thể giảm sức đề kháng thì nấm Candida sẽ tăng trưởng và gây bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh là 10% tổng số viêm sinh dục, thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, dùng kháng sinh nhiều.

b/ Triệu chứng:

– Ngứa âm hộ, âm đạo nhiều.

– Huyết trắng màu trắng đục, đặc, lợn cợn.

– Niêm mạc âm đạo sưng đỏ, phù nề có cặn trắng như sữa bám vào cổ tử cung hoặc thành âm đạo.

c/ Chẩn đoán:

– Soi tươi với KOH 10%: 40 – 80% các trường hợp thấy sợi tơ nấm và bào tử nấm.

– Nhuộm gram: 70 – 80% trường hợp thấy sợi tơ nấm và bào tử nấm.

d/ Điều trị: thuốc đông y kết hợp tây y

Các thuốc tây y thường dùng: đơn thuần: các thuốc có thành phần Nistatin: đa số đã kháng thuốc.

Canesten 6 viên, mỗi ngày đặt âm đạo 1 viên: an toàn cho phụ nữ có thai
Lomexin 200mg x 3 viên

Khi điều trị nấm nên kết hợp cho chồng: Có thể dùng thuốc uống là Fluconazol 150mg uống 1 viên duy nhất hoặc 3 viên uống cách ngày. 

Trong quá trình điều trị cần kiêng quan hệ hoặc sử dụng BSC để đạt hiệu quả điều trị tối đa, tránh tái đi tái lại.

5.4. Viêm âm đạo và CTC do tạp khuẩn:

a/ Sinh bệnh học:

Loại tụ cầu chiếm ưu thế, phụ nữ mang những chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng khi sức đề kháng yếu do bệnh nhiễm trùng, hoặc kháng sinh bừa bãi … thì các chủng vi khuẩn tăng độc lực và gây bệnh.

b/ Triệu chứng:

– Ngứa âm đạo, ít đau do giao hợp.

– Huyết trắng vàng như mủ, lượng nhiều, Khí hư có thể có màu vàng, xanh, hôi, ngứa ngáy.

c/ Chẩn đoán: Tìm vi khuẩn bằng nhuộm gram, cấy trùng.

d/ Điều trị: Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ. Đặt thuốc âm đạo.

trường hợp này dùng thuốc đông y tốt, kết hợp thuốc uống và thuốc ngâm rửa sẽ giảm được tình trạng tái phát. Khi sử dụng tây y nhanh khỏi nhưng hay bị tái phát.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Có nên chữa viêm cổ tử cung bằng thuốc đông y hay không? 6 bài thuốc hay

II. VIÊM CỔ TỬ CUNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Bệnh danh

Viêm cổ tử cung theo Y học cổ truyền được mô tả trong chứng âm sang.

2. Bệnh nguyên

Do can khí uất kết, do tỳ hư hoặc do ngoại nhân gây nên thấp nhiệt hạ tiêu. Thấp lâu ngày sinh loét, loét lâu sinh trùng.

3. Phân loại, triệu chứng và điều trị

Giai đoạn 1: Giảm tiết dịch và dọn sạch tổn thương.

Đặt bột dọn tổn thương.

Lá mỏ quạ

Ngũ bội tử

Bằng sa

Lá móng tay

Bạch cập

Phèn phi

Vị thuốc ngải cứu - Ôn ấm tử cung và hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung
Vị thuốc ngải cứu – Ôn ấm tử cung và hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung

Giai đoạn 2:

Chống viêm khi mặt vết loét còn viêm đỏ

Đặt bột tiêu viêm

Lá móng tay

Hoàng bá

Hoàng đằng

Giai đoạn 3:

Tái tạo tổ chức

Đặt bột sinh cơ: Nghệ vàng, mẫu lệ, hoàng bá, ngũ bội tử, lô cam thạch.

Lưu ý: Thuốc đặt được làm dưới dạng bột phải đảm bảo độ pH của âm đạo là 4,5. Đặt liên tục hoặc cách ngày.

Thuốc đặt phụ thuộc vào tổn thương, không nhất thiết phải trải qua 3 giai đoạn.

Khi hành kinh không đặt thuốc.

Ngoài thuốc đặt có thể uống thuốc tùy mức độ tổn thương.

Tại Tuê Y Đường, hiện nay các bác sĩ đã nghiên cứu và điều trị rất hiệu quả tình trạng này. Thuốc gồm có thuốc uống, thuốc rửa và bôi đắp. Các vị thuốc hoàn toàn là thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính.
Hoàn toàn có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

 Facebook: Tuệ Y Đường

⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *