Nấm móng tay là bệnh có nguy cơ tái phát rất cao gây cản trở nhiều đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Không những thế, những thay đổi về hình dáng của móng khi mắc bệnh lý này còn khiến người bệnh trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp. Vì thế cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân luôn là vấn đề chung được hầu hết người bệnh quan tâm.
Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.
1. Nấm móng là bệnh gì, vì sao mà bị
1.1. Nấm móng là bệnh gì
Nấm móng là hiện tượng móng tay và móng chân bị vi nấm tấn công. Cũng vì bị nấm tấn công mà các móng sẽ có sự thay đổi về hình dáng, độ bóng và màu sắc. Bệnh lý này không có khả năng tự khỏi và có thể lây lan từ móng bệnh sang móng lành.
1.2. Vì sao mà bị nấm móng
Vi nấm gây ra bệnh nấm móng là Trichophyton. Ngoài ra, các yếu tố khiến cho khả năng nhiễm trùng móng tăng lên gồm:
– Ẩm ướt: Vi nấm dễ sinh sôi và phát triển trong môi trường ẩm ướt nên những người làm việc trong môi trường này dễ bị nấm móng.
- Thêm vào đó, người hay bị ra mồ hôi chân hoặc tay cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng móng cao.
- Cuối cùng, đi chân trần ở hồ bơi, môi trường công cộng cũng là cơ hội để vi nấm xâm nhập.
– Tiếp xúc: Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nấm móng rất dễ bị lây bệnh.
– Bệnh lý: Một số bệnh lý như: Suy giảm miễn dịch, tiểu đường, rối loạn mạch máu,… cũng dễ bị nấm móng.
Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé!
2. Cách điều trị dứt điểm nấm móng tay nhanh chóng và hiệu quả
2.1. Nhận diện đúng bệnh nấm móng
Muốn tìm cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân thì trước tiên phải nhận diện chính xác bệnh lý này. Nấm móng thường gây ra các biểu hiện như:
– Móng bị tổn thương dưới các hình thức:
+ Móng có khối dày sừng và cứng ở bên dưới
+ Móng bị teo dần từ hai bên bờ đến phần chân.
+ Bề mặt móng xù xì, có vảy mịn, có sọc ngang hoặc dọc.
+ Móng chuyển màu sang ngà, vàng hoặc nâu đen.
– Viêm nhiễm quanh móng gây:
+ Đau nhức.
+ Sưng đỏ.
+ Có mủ màu trắng hoặc vàng.
+ Đôi khi móng còn có mùi hôi khó chịu.
+ Móng dễ giòn và gãy.
+ Bong tróc móng.
2.2. Biện pháp điều trị dứt điểm nấm móng
Điều trị bằng tây y
Các thuốc bôi tại chỗ như: Kem pommade ketoconazol, canesten, exoderil, terbinafine, oxaborole, ciclopirox olamine… cần bôi thời gian kéo dài liên tục, sẽ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh.
Để đạt hiệu quả, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng sau khi rửa và cạo sạch phần hỏng (lưu ý chỉ tác động nhẹ, không làm tổn thương móng sâu hơn). Mỗi ngày bôi thuốc 2-3 lần. Ban đêm nên dùng băng nhựa bịt giữ thuốc qua đêm. Khi thoa thuốc, tránh để tay tiếp xúc với các vật dụng và tránh rửa tay để thuốc không bị trôi.
Gần đây các thuốc bôi tại chỗ mới hơn là efinaconazole và tavaborole được chứng minh là có thể xâm nhập sâu vào bản móng và có hiệu quả hơn các thuốc bôi tại chỗ cũ.
Các tác dụng phụ tại chỗ của thuốc kháng nấm tại chỗ thường nhẹ như đỏ, sưng, nóng rát. Khi dùng thuốc uống, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đi kiểm tra máu mỗi tháng để theo dõi tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng đến gan hay không.
>>>>Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Á SỪNG – NÊN và KHÔNG NÊN ăn gì?
Điều trị bằng biện pháp dân gian
Trong dân gian có rất nhiều cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân tương đối đơn giản và hiệu quả, điển hình là:
– Dùng tỏi chữa nấm móng
Trong tỏi có chứa rất nhiều kháng sinh tự nhiên có thể giúp loại bỏ nấm móng tay chân rất hiệu quả. Điển hình trong đó là chất Allicin giúp kháng viêm và ngăn cản sự hoạt động của vi nấm. Cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân bằng củ tỏi được thực hiện như sau:
+ Thành phần: 10 tép tỏi tươi bóc sạch, 1 cốc nước nhỏ sạch được pha ấm.
+ Cách làm: tỏi đã được bóc vỏ đem giã nhuyễn sau đó đun sôi nước rồi cho tỏi vào, nấu trong 5 – 10 phút sau đó tắt bếp và để nguội. Dùng phần nước này ngâm vùng móng bị nấm trong 15 phút sau đó lau sạch. Duy trì làm như vậy 3 – 4 lần/tuần.
– Dùng lá trầu
Lá trầu không có tính sát khuẩn cao nên chữa nấm móng tay chân tương đối hiệu quả, vừa giúp tiêu diệt vi nấm, vừa giảm mùi hôi khó chịu do bệnh gây ra. Cách điều trị dứt điểm nấm móng tay, móng chân bằng lá trầu không là:
+ Thành phần: lá trầu tươi.
+ Cách làm: lá trầu tươi đem rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đem đun cùng nước sôi và ít muối trong khoảng 5 – 10 phút. Bước tiếp theo là đợi cho nước còn ấm thì ngâm vùng móng bị nấm vào, lấy bã chè chà nhẹ lên. Làm như vậy mỗi tuần 4 – 5 lần.
- Theo đông y
Tại Tuệ Y Đường đã tiếp nhận rất nhiều ca bệnh trong điều trị nấm móng. sử dụng thuốc bôi,… đều mang lại phản hồi vô cùng tích cực. BS xin để hình ảnh tại đây để các bạn theo dõi
>>> SÙI MÀO GÀ – Dấu hiệu nhận biết & triệu chứng của bệnh
4. Cách hạn chế nấm móng tái phát
– Vệ sinh chân bằng xà bông và lau khô mỗi ngày, đặc biệt là vùng kẽ ngón để giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ và khô ráo.
– Nên cắt ngắn móng thường xuyên. Dụng cụ vệ sinh móng phải được vệ sinh bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau lại bằng cồn. Nếu đến tiệm để làm đẹp móng cần phải sử dụng dụng cụ làm móng riêng, bảo đảm dụng cụ phải được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng.
– Đi tất thấm hút mồ hôi, thay tất ngay khi bị ẩm do mồ hôi chân.
– Không đi giày quá lâu, thay giày khi bị ẩm và để khô ít nhất 24 giờ mới dùng lại. Giặt, vệ sinh và phơi khô giày dưới ánh nắng mặt trời hoặc tiệt khuẩn bằng tia UV hay ozone. Chọn giày vừa chân, chất liệu thoáng khí, sử dụng bột chống nấm rắc vào giày.
Dùng dưỡng ẩm trong vòng 5 phút ngay sau khi tắm hay rửa tay chân vì các vết nứt nhỏ trên da là nơi vi nấm xâm nhập vào.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Nấm móng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:
📮 Facebook: Tuệ Y Đường
👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
👩⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555