Nhắc đến kinh giới, người ta nghĩ đến ngay 1 loại rau thơm không thể thiếu ở trong vườn của mỗi gia đình. Nó không chỉ là 1 loại nguyên liệu để các món ăn được ngon hơn, mà còn là 1 vị thuốc đem đến những tác dụng tuyệt vời. Hôm nay mời quý độc giả cùng với Phòng khám Tuệ Y Đường chúng tôi tìm hiểu về loài thực vật này nhé!
Đặc điểm:
Rau kinh giới còn có tên khác là kinh giới rìa, kinh giới trồng, giả tô, khương giới hoặc bạch tô. Nó cũng có tên khoa học là Elsholtzia cristata, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) và có nguồn gốc từ châu Á.
Cây kinh giới có thân mọc thẳng, hình vuông với chiều cao từ 30 – 50cm. Hoa kinh giới nhỏ, có màu tím nhạt và mọc thành cụm bông ỏ đầu cành. Toàn thân cây (kể cả lá) đều có hương thơm, vị cay hơi nhẵn đắng. Phiến lá dài, thuôn nhọn có hình răng cưa và có cuống.
Tính vị:
Vị đắng cay, tính ấm
Quy kinh:
Can
Công năng:
Phát biểu, Khư phong, Lý huyết
Đặc tính:
Theo BS Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, Kinh giới còn có tên gọi khác là giả tô. Bẩm khí mùa xuân nên tính thiện hành, tẩu tán. Kinh giới thu hái quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa thu, khi đó cây bắt đầu ra hoa, khí lực của dược liệu mạnh nhất, dùng toàn bộ phần thân trên mặt đất để làm thuốc.
CÚC HOA- Từ loài hoa thanh cao đến vị thuốc tuyệt vời
Chủ trị:
- Phát tán, giải cảm làm ra mồi hôi: Vị tân năng tán, mùi thơm, tính thăng phù giúp kinh giới có khả năng phát hãn, chữa các chứng do phong tà gây ra như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, trúng phong khẩu cấm, khẩu nhãn oa tà, …
- Kinh giới nhập khí phận của can kinh, kiêm hành cả huyết phận. Can chủ phong mộc, là vị thuốc trừ đầu bảng trừ phong trong huyết phận, thông lợi huyết mạch, trị các chứng do nội phong sinh ra như sản hậu huyết vựng( hoa mắt chóng mặt), thổ huyết nục huyết, lỵ huyết, băng huyết, …
- Trị các chứng loa lịch sang thũng, thanh nhiệt tán ứ, phá kết giải độc: Vị cay năng tán uất trệ, vị khổ năng tiết nhiệt độc. Là thánh dược trị các bệnh về phong, về huyết, về sang thương.
Kinh giới là vị thuốc có khí vị khinh dương( nhẹ, nổi lên trên), thường những chứng phong ở huyết phận, trong bì phu và ngoài mạc cơ( bì lý mạc ngoại) thì đều dùng kinh giới để trị, khi dùng kết hợp với phòng phong trị phong tà ở phần cốt nhục, dẫn đến tăng hiệu quả trị phong lên gấp bội.
Kiêng kị:
Do vị thuốc có tính chất tân tán, tuy trừ được phong nhưng dùng lâu lại khiến hao âm huyết, nên dùng lâu phải kết hợp với các vị thuốc bổ âm, bổ huyết.
Liều dùng:
4-16g/24h. Tươi có thể dùng đến 100g
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Bào chế:
Thông thường hay lấy kinh giới có cả hoa phía trên để dùng( Kinh giới tuệ), sau khi thu hái xong thì hong khô ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp( phơi âm can).
Dùng sống để kích thích tiêu hóa, chữa mụn nhọt, viêm họng, tiêu sởi. Sao vàng chữa cảm cúm. Sao đen nhập huyết phận để chữa các bệnh về huyết, về nội phong và đặc biệt có tác dụng cố kinh chỉ huyết.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ kinh giới
1.Chữa mụn nhọt sưng đau: Toàn kinh giới 12g, thương nhĩ tử 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, cỏ mần trầu 10g, kim ngân hoa 10g, hạ khô thảo 10g, bồ công anh 8g. Sắc uống.
2.Chữa đau thắt lưng, tê thấp: Kinh giới, huyết đằng, trinh nữ, mỗi vị 16g; nam tục đoạn, thổ phục linh mỗi vị 20g; ngải diệp 12g; thỏ ty tử, cẩu tích, ngũ gia bì, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 10g. Sắc uống.
3.Chữa viêm kẽ móng tay, sưng tấy, đau, mưng mủ, có thể kèm theo phát sốt: Toàn kinh giới 12g, thổ phục linh 12g, nhân trần 10g, cành lá cây bọ mẩy 8g, cốt khí củ 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.
4.Chữa trẻ nhỏ lên sởi, ho và sốt kéo dài: Kinh giới 8g, lá xương sông 8g, mã đề 8g, mộc thông 8g, địa cốt bì 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.
5.Chống viêm, chống xuất tiết, chống phù nề, trị viêm mũi dị ứng: Kinh giới 16g, cây cứt lợn 12g, nam hoàng bá 16g; phòng phong, bán hạ, xuyên khung, bạch chỉ, trần bì mỗi vị 10g; cát cánh, cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống.
6. Thanh nhiệt tiêu độc, chống dị ứng, chữa mề đay mẩn ngứa: Toàn kinh giới, ngân hoa, liên kiều, sài đất, sài hồ, nam hoàng bá, lá đơn đỏ mỗi vị 12g; chi tử, đương quy, sinh địa mỗi vị 10g; cam thảo 8g. Sắc uống.
THỜI TIẾT THAY ĐỔI: GIẢI PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VỀ DA
7.Chữa dị ứng, mẩn ngứa ngoài da do huyết nhiệt: Kinh giới, ngân hoa, lá đinh lăng, nam hoàng bá mỗi vị 12g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 16g, nam bạch chỉ 16g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
8.Làm mượt tóc, sạch gầu, hết ngứa: Toàn kinh giới, lá bưởi, lá sả, cỏ mần trầu, cây cứt lợn, hương nhu, tang diệp mỗi vị 60g cho vào nồi, đổ nước nấu sôi, để nguội làm nước gội đầu.
9.Chữa cảm, sốt, cúm, nhức đầu: Toàn kinh giới 10g, lá tía tô 6g, cam thảo đất 6g, kim ngân 8g, sài hồ nam hoặc cúc tần 6g, mạn kinh tử 4g, gừng 3 lát. Sắc uống.
10.Viêm thanh quản, ho, khàn tiếng, mất tiếng: Kinh giới, đậu đen (sao thơm), xương bồ, cát cánh, cát căn, mỗi vị 16g; huyền sâm, ngũ vị, bạch thược mỗi vị 12g; trần bì 10g; đại táo 5 quả. Sắc uống.
11. Chữa đại tiện ra máu: Kinh giới tuệ phối hợp với hoa hòe lượng bằng nhau sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 12g với nước sắc lá bạc hà, ngày 2 – 3 lần.
12. Chữa cảm phong hàn, đau mình: Kinh giới 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, nam tục đoạn 16g, trinh nữ 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, quế chi 8g, kiện 10g, thổ phục linh 16g. Sắc uống.
13. Chữa bệnh trĩ: Kinh giới tuệ 12g, vỏ hoàng bá 12g ngũ bội tử 12g, phèn phi 4g. Sắc lấy nước đặc, ngâm hậu môn hàng ngày.
14.Trị băng huyết hoặc kinh nguyệt quá nhiều: Kinh giới tuệ (sao đen)12g, thục địa (sao khô)16g, cỏ mực (sao đen) 20g, a giao 4g, gừng nướng 8g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống.
15.Chữa viêm họng: Kinh giới tuệ 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ, trộn với mật hoàn viên, ngậm hàng ngày, mỗi ngày 2 – 4 viên.
16.Điều trị zona: Toàn kinh giới, thổ phục linh, cam thảo đất, tang ký sinh, nam tục đoạn, bạch mao căn, trinh nữ mỗi vị 16g; bồ công anh, sài hồ, ngải diệp mỗi vị 12g. Sắc uống.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555