BỆNH GHẺ CHÀM HOÁ| Kết quả điều trị tại Đông y Tuệ Y Đường [1]

Bệnh ghẻ thường xuất hiện ở vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, yếu tố vệ sinh kém, hạn chế nước sinh hoạt. Mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng nếu không nhận biết các dấu hiệu bệnh ghẻ sớm và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp. Và ngày hôm nay hãy cùng xem kết quả điều trị một bệnh nhân nữ bị ghẻ 2 năm không điều trị đúng cách dẫn tới bị chàm hoá ở Đông y Tuệ Y Đường như thế nào nhé.

1. Ghẻ có phổ biến không?

Bệnh ghẻ được xác định lần đầu vào những năm 1600 nhưng không được xem là nguyên nhân gây bệnh ở da cho đến những năm 1700. Ước tính, có khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm bệnh ghẻ.

Bệnh ghẻ ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó trẻ em và phụ nữ dễ bị nhiễm hơn. Bệnh có xu hướng lưu hành nhiều ở vùng thành thị, đặc biệt là các nơi đông đúc dân cư, điều kiện vệ sinh kém, bệnh vào mùa đông nhiều hơn mùa hè.

Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng ghẻ
Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng ghẻ

Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ đã tăng lên trong hai thập kỷ qua. Ở các nước phát triển, bệnh ghẻ vẫn là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, chi phí điều trị cao. Sự lan truyền ký sinh trùng chủ yếu do tiếp xúc gần gũi với người mang mầm bệnh hoặc qua trung gian là các vật dụng dính trứng ghẻ, cái ghẻ.

2. Vì sao lại bị bệnh ghẻ?

Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis). Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Cái ghẻ có bốn đôi chân, kích thước khoảng 0.3 mm, rất nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng không thể bay hay nhảy, chu kỳ sống khoảng 30 ngày ở trong và trên thượng bì.

Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về đêm, đẻ trứng ban ngày, mỗi ngày đẻ 1 – 5 trứng, trứng sau 72 – 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 – 6 lần lột xác (trong vòng 20 – 25 ngày) trở thành con ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.

Có thể bạn quan tâm: 

 

Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, với điều kiện thuận lợi: 1 ghẻ cái sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con. Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu…

3. Đường lây của bệnh ghẻ như thế nào?

Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, qua tiếp xúc da-da khi quan hệ tình dục nên có thể xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể như nhà trẻ, quân đội, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, trại giam…

Bệnh nhân nhi bị ghẻ lâu ngày dẫn đến viêm da nặng
Bệnh nhân nhi bị ghẻ lâu ngày dẫn đến viêm da nặng

4. Dấu hiệu bệnh ghẻ là gì?

Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ là luống ghẻ và mụn nước (còn gọi là mụn trai và đường hầm).

Đường hầm do cái ghẻ đào ở lớp sừng, đây là đường cong ngoằn ngoèo, dài 2-3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với da. Ở đầu đường hầm có mụn nước 1 – 2 mm đường kính, đây chính là nơi cư trú của cái ghẻ. Đường hầm thường tìm thấy ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay và quy đầu. Ở mụn nước nhỏ, lấy kim chích dịch ra để lộ màu xám hoặc đen, dùng kim khều sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!

Mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, nếp vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh, mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân. Ở quy đầu, ghẻ có thể gây ra vết trợt được gọi là săng ghẻ, dễ nhầm với săng giang mai.

Ghẻ lâu ngày dẫn tới chàm hoá
Ghẻ lâu ngày dẫn tới chàm hoá

Dấu hiệu ngứa nhiều vào ban đêm vì lúc đi ngủ, cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang.

Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn. Vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt, sẹo thâm màu, bạc màu… tạo nên hình ảnh được ví như bức tranh “khảm xà cừ” hoặc tranh “hình hoa gấm”. Những tổn thương thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, eczema hoá thường che lấp, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu và gây khó khăn cho chẩn đoán.

5. Bệnh ghẻ được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau

  • Bệnh Ghẻ giản đơn: Chỉ có đường hầm và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát.
  • Bệnh Ghẻ nhiễm khuẩn: Có tổn thương của ghẻ và mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!

  • Bệnh Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: Do chà xát cào gãi lâu ngày, ngoài tổn thương ghẻ còn có các đám viêm da là các đám mảng đỏ da bề mặt có mụn nước, ngứa lâu ngày sẽ thành eczema hoá.
  • Bệnh Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.

Phòng bệnh ghẻ tốt nhất là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ đang mắc bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màn. Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày với xà phòng, đặc biệt là ở các nếp như: Kẽ các ngón tay, bẹn, rốn…

6. Đông y Tuệ Y Đường điều trị thế nào?

Với ghẻ ngứa dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần phải có sự kết hợp giữa thuốc điều trị và vệ sinh môi trường, quần áo sạch sẽ thì mới đảm bảo được bệnh khỏi hoàn toàn không bị tái lại. Bệnh lại có tính di truyền nên khi một thành viên trong gia đình bị thì phải theo dõi và điều trị cả những người xung quanh nếu có.

Trường hợp bạn nữ sau đây cũng vậy, em được phát hiện là ghẻ nhưng điều trị không triệt để, bệnh kéo dài trong một thời gian gây lên chàm hoá trên da, ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Mẹ em đã dùng rất nhiều loại thuốc và các phương pháp nhưng không đỡ.

Được biết đến bác sĩ Thu Huyền chuyên điều trị các bệnh ngoài da bằng phương pháp Y học cổ truyền nên mẹ bạn ấy đã liên hệ bác sĩ nhờ giúp đỡ. Do ở xa không qua khám trực tiếp được nên bác sĩ Huyền đã hỗ trợ gửi thuốc về điều trị từ xa để điều trị và sau đây là phản hồi cũng như kết quả sau gần 2 tuần dùng thuốc.

Bệnh nhân nữ sau gần 2 tuần dùng thuốc điều trị tình trạng da bị chàm hoá do ghẻ
Bệnh nhân nữ sau gần 2 tuần dùng thuốc điều trị tình trạng da bị chàm hoá do ghẻ

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ!

Phản hồi của mẹ bệnh nhân sau khi dùng thuốc cho con
Phản hồi của mẹ bệnh nhân sau khi dùng thuốc cho con
Tình trạng da ở chân sau gần 2 tuần dùng thuốc
Tình trạng da ở chân sau gần 2 tuần dùng thuốc

Bệnh nhân đáp ứng thuốc rất tốt nên mẹ bạn ấy cũng khá vui vẻ, tin tưởng và kiên trì tiếp tục dùng thuốc cho con. Hãy cùng chờ đón những diễn biến tiếp theo trong quá trình dùng thuốc của bạn ấy sẽ như thế nào nhé.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook:Tuệ Y Đường 

?Ths.Bs.CKII.Trần Thu Huyền⚕️

?Bác sĩ Đoàn Dung⚕️

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội 

?Hotline:0789.502.555 – 0789.503.555– 0789501555

Tin liên quan

17 thoughts on “BỆNH GHẺ CHÀM HOÁ| Kết quả điều trị tại Đông y Tuệ Y Đường [1]

  1. Mai Thanh Toán says:

    Bài viết thật hữu ích, giúp tôi hiểu thêm về ghẻ, mong Tuệ Y Đường cập nhập thêm những bài viết hữu ích như thế này nhiều hơn nữa

  2. 老师 says:

    Tôi từng bị ngứa xong bôi thuốc tây có xuất hiện những vết chàm đen xám lẫn lộn cũng hơn tháng rồi mà không hết, liệu bên mình có cách gì làm cho hết chàm này không?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn dùng thuốc gì thế ạ. bạn có thể gửi hình ảnh tổn thương qua zalo cho chúng tôi theo số 0789.502.555 để bác sĩ tư vấn cụ thể cho bạn nhé!

      • Kim Giang says:

        Hình ảnh tổn thương của tôi rất ngứa và bị rất nhiều vị trí, tôi có thể đến phòng khám để kiểm tra được không? có cần phải đặt lịch trước không ạ

      • Minh says:

        Tôi đã gửi tổn thương cho bác sĩ rồi ạ, bệnh của tôi bị lâu năm rồi không biết là bác sĩ có điều trị được không ạ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Thời gian khỏi phụ thuộc vào việc bệnh nhân tuân thủ điều trị của bác sĩ, chữa những người bị xung quanh bệnh nhân, vệ sinh sạch sẽ và diện tích tổn thương.Trung bình khoảng 1-2 tháng nhé bạn!

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Bạn phải điều trị cả những người xung quanh bị bệnh nữa bạn nhé, nếu không bệnh có tính chất lây lan sẽ dễ bị tái lại, hơn nữa các đồ dùng cá nhân, quần áo , chăn ga gối phải giặt sạch sẽ lại, tránh để lại các ấu trùng ghẻ gây lây lan bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *