Nhắc đến Đương quy, người ta hay nói đến 1 vị thuốc chuyên để bổ máu theo dân gian thường gọi. Hôm nay mời quý bạn đọc yêu thích y học cổ truyền cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu kĩ hơn về loại dược liệu quý này nhé!
Giới thiệu chung về Đương quy
Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.
Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…
Thành phần hóa học của Đương quy
Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.
Đặc điểm của Đương quy theo Y học cổ truyền
Tính vị: Vị ngọt, cay, đắng. Tính ôn
Quy kinh: Nhập Thủ thiếu âm, túc thái âm, túc quyết âm kinh
Công năng: Bổ huyết, nhuận táo, hoạt trường
Đặc tính:
Bẩm được vị cam của hành thổ, ôn khí của trời, cho nên Đương quy có vị cam, tân, khổ, không độc. Cam tính hòa hoãn, tân tính phát tán, nhu nhuận, khổ năng tiết nhiệt, ôn có thể giúp thông sướng nơi bế tắc, là vị thuốc quan trọng để hoạt huyết, bổ huyết. Đương quy là thuốc chủ yếu ở trong huyết phận, cay ấm mà tán, là khí ở trong huyết dược, cho nên nếu khí huyết loạn thì phục dược sẽ yên, có khả năng lệnh cho tất cả huyết đều trở về các kinh lạc đáng lý phải về của nó, từ đó mệnh danh là “Đương quy”
Tham khảo: BẠCH TRUẬT – Thần dược trị bệnh đường tiêu hóa
Chủ trị:
- Bổ huyết, hoạt huyết: Huyết trệ có thể thông, huyết hư có thể bổ, huyết khô có thể bổ, huyết loạn có thể an, do tính cay ngọt mà ấm, khiến khí hòa mà huyết thuận theo nó. Lý Đông Viên viết: Quy đầu thì đi lên trên mà chỉ huyết, quy thân thì dưỡng huyết mà giữ lại ở trung châu, quy vĩ thì phá huyết mà hạ hành, còn toàn quy thì trong bổ có hành, không đâu không tới. Lý Thời Trân thì nói rằng: Trị vùng thân trên thì dùng đầu, trị trung thì dùng thân, trị hạ thì dùng vỹ. Đó thật sự là cái lý hòa hợp giữa các bậc tiền nhân.
- Nhuận trường vị, trạch bì phu, dưỡng huyết sinh cơ: Vị tân năng nhuận. Đương quy bổ huyết, huyết thuộc âm, âm huyết đầy đủ thì toàn thân vinh nhuận, da lông ấm áp, cơ nhục sinh trưởng mà tròn đầy.
- Hoạt trường: Do có khả năng nhuận táo nên Đương quy dùng để nhuận trường vị rất tốt, hỗ trợ các chứng đại tiện táo, bí kết không thông, ….
- Đương quy là đệ nhất dược để bổ huyết hoạt huyết, là thứ phụ nhân không thể thiếu để điều trị các chứng liên quan đến các vấn đề về huyết gây ra
Liều dùng: 6-15g/24h
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Kiêng kị: Đối với các chứng thổ huyết, nục huyết, băng huyết do tà thực thì nên dùng ít, dùng nhiều thì có thể động huyết. Người ỉa chảy nên thận trọng.
Bào chế:
Cho vào thuốc dưỡng huyết, hòa huyết thì nên sao rượu, chữa bệnh bên ngoài thì rửa qua với rượu, chữa bệnh đàm thấp thì chế với nước gừng mà phơi khô. Chữa thổ huyết, nục huyết, băng huyết thì tẩm giấm sao( nên dùng lượng ít)
>>> Tắc kinh là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết!!!
Một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc Đương quy
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược: 12g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Phụ nữ mắc nhiều bệnh sau khi sinh: 16g đương quy, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 8g bạch thược, 4g gừng khô, 8g đậu đen sao, 8g trạch lan, 8g ngưu tất, 12g ích mẫu thảo, 10g bồ hoàn. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Phụ nữ mang thai bị đau bụng: 120g đương quy, 600g thược dược, 160g Phục linh, 160g bạch truật, 300g trạch tả, 120g xuyên khung. Tất cả nguyên liệu đem đi tán mịn, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê với nước pha rượu.
- Phụ nữ khó có con: 8g bạch giao, 14g địa hoàng, 12g thược dược, 8g tục đoạn, 12g đỗ trọng. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Phụ nữ mất máu do băng huyết, tổn thương: 40g xuyên khung, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g hỗn hợp trên với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng. Sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.
- Trị các bệnh về răng miệng, môi miệng sưng đau, chảy máu: 1,6g sinh địa, 2g thăng ma, 1,2g hoàng liên, 1,2g mẫu đơn, thêm thạch cao nếu đau nhiều. Sắc uống.
- Trị sốt rét lâu không khỏi: 10g ngưu tất, 12g miết giáp, 6g quất bì, 3 lát gừng sống. Cho nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Trị ra mồ hôi trộm: 12g đương quy, 10g hoàng kỳ, 8g sinh địa, 8g thục địa, 6g hoàng cầm, 6g hoàng liên, 6g hoàng bá. Sắc còn 1/3, uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Trị chứng mất ngủ: 12g đương quy, 8g toan táo nhân, 10g viễn chí, 10g nhân sâm, 10g phục thần. Sắc uống như trên.
- Trị viêm tuyến tiền liệt: 15g hạt quýt, 15g hạt vải, 50g thịt dê. Nấu lên, ăn thịt, uống nước, tuần ăn 2 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc nước uống với bài thuốc sau: 25g lá hành, 8g đương quy, 5g trạch lan.
- Trị bệnh động mạch vành: 10g đương quy, 90g sơn tra, 15g ngó sen, 6g rễ hành. Tất cả cho vào nồi nấu với một ít nước. Uống 2 lần sáng và tối trong ngày.
- Chữa huyết nhiệt, táo bón: đương quy, thục địa, đại hoàng, Cam thảo, đào nhân, mỗi vị 4g, 3g sinh địa, 3g thăng hoa, 1g hồng hoa. Sắc uống.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️
? Bác sĩ Đoàn Dung⚕️
?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555i