Đỗ trọng là một vị thuốc không thể thiếu trong đơn điều trị các bệnh cơ xương khớp mà các bác sĩ Đông y hay kê cho bệnh nhân. Nó vừa có tác dụng điều trị đau xương khớp, đau lưng mỏi gối bên cạnh đó còn bồi bổ can thận rất tốt.
Cùng các bác sĩ tại phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu kĩ hơn về vị thuốc Đỗ trọng co công dụng tuyệt vời này nhé! Bài viết được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Nhật Minh – Giám đốc chuyên môn phòng khám Tuệ Y Đường.
1. Mô tả
- Phân bố
Đỗ trọng có những tên gọi khác như Tư trọng, Tư tiên, Diên thủy sao,… tên gọi trong tiếng Tày rất thú vị Dang ping. Tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv.
Trung Quốc hiện là vùng đất trồng nhiều cây Đỗ trọng nhất. Việt Nam trồng được một số vùng như Lào Cai Sapa. Nhưng vị thuốc này chưa được trồng phổ biến ở nước ta và số lượng còn ít nên vẫn phải nhập khẩu.
- Đặc điểm
Đỗ trọng là loài cây thân gỗ nhỏ thân lại mọc thẳng và phát triển mạnh mẽ vào mùa hè. Vỏ thân cây chính là bộ dùng làm thuốc. Vỏ tương đối mỏng, mặt trong thì màu nâu đen sắc nhạt hơn bên ngoài, mặt ngoài màu xám xanh đan xen các sợi tơ màu trắng dính các đoạn với nhau kéo căng rất dễ đứt.
Cây đỗ trọng có hoa đơn tính, hoa đực hoa cái khác gốc hoa không nở rộ một mùa, có màu đỏ hồng ánh lục. Sau khi hoa tàn thì quả bắt đầu mọc mỗi quả ôm lấy một hạt phái trong. Lá cây mọc đơn lẻ hình bầu dục đầu lá nhọn gốc lá tròn mép lá có răng cưa. Đến giai đoạn trưởng thành cây cao khoảng 15-20 mét.
- Thu hái và chế biến
Đỗ trọng thu hoạch vào tháng 4 – tháng 6, người nông dân dùng dao nhỏ bóc vỏ thân của cây có đường kính to, cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, ép cho phẳng và chất thành đống và phơi khô.
Có thể dùng trực tiếp hoặc chế.
Chế muối hay có tên gọi khác là Diêm đỗ trọng: Cứ 1 kg Đỗ trọng dúng 30 g muối trong 200 ml nước ngâm tẩm trong 2 giờ. Hoặc có thể đem sao đen, sao cho mặt ngoài màu đen sẫm, khi bẻ gãy thấy tơ có có tính đàn hồi kém hơn khi chưa sao là đạt. Vị hơi mặn.
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
2. Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu thì Đỗ trọng được sử dụng trong y học là do chất nhựa của vỏ thân có tính chất sệt dính như cao su.
Parkin (1921) đã đưa ra chỉ số sau: Trong Đỗ trọng có 5% là độ ẩm; 2,5% là tro, 70% là nhựa và 22,5% là gutta pecka. Tuy nhiên chất gutta pecka này có tính chất đàn hồi kém hơn gutta pecka tự nhiên, việc chiết xuất lại vô cùng khó khăn, hiệu suất thu được chỉ là 2% trong khi chiết xuất ở các cây khác có gutta pecka hiệu suất thu được cao hơn gấp 2 – 3 lần.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô cũ trồng rất nhiều Đỗ trọng ở vùng Capcado để lấy chất gutta pecka. Theo sự nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ trong vỏ cây Đỗ trọng có 3 – 7% chất có tính chất của gutta pecka , trong lá có 2%, trong quả có 27,34%, ở nhiệt độ 45-700C, chất gutta pecka của Đỗ trọng có tính chất dẻo rất cao, khả năng chịu nước biển và độ cách điện cũng cao do đó dùng làm vật cách điện và để bọc dây điện ngầm dưới biển.
Ngoài chất như gutta pecka trong Đỗ trọng có chứa chất màu, chất anbumin, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.
Trong lá có tanin và nhựa. không có ankaloid, có nhiều hoạt chất chưa rõ. Vỏ cây chứa gutta-pereha, còn có pino-resinol-diglucosid, geniposid, acid geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.
3. Tác dụng dược lý
Vỏ cây đỗ trọng chứa các thành phần đã được chứng minh là có tác dụng nhằm ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây viêm đặc biệt viêm khớp. Vì thế những thang thuốc có vị Đỗ trọng đều rất tốt cho người mắc bệnh cơ xương khớp. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, cường gân xương khớp, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp.
Đặc biệt, Đỗ trọng mang đến hiệu quả vô cùng tốt cho những người mắc chứng bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh như alzheimer. Trong một số loại thuốc điều trị alzheimer, người ta đã bổ sung thêm thành phần nguyên liệu chiết xuất từ cây đỗ trọng.
>> ĐƯƠNG QUY – Vị thuốc quan trọng để trị huyết
4. Theo Y học Cổ truyền
Tính vị: Vị ngọt, cay nhẹ, tính ôn.
Quy kinh: Can, Thận
Chủ trị:
- Can thận bất túc.
- Đau lưng mỏi gối, xương khớp nhức mỏi, gân cốt vô lực
- Di tinh, liệt dương.
- Động thai ra máu, lưu thai chóng mặt, hoa mắt, tăng huyết áp.
Kiêng kỵ:
- Kỵ với Huyền sâm (Bản thảo kinh giải)
- Nếu không phải thể Can thận hư, Âm hư hỏa vượng không nên dùng Đỗ trong (Đông dược học thiết yếu)
- Người bệnh âm hư mà nhiệt thịnh nên hạn chế sử dụng
5. Một số bài thuốc kinh nghiệm chứa Đỗ trọng
Các bài thuốc dưới đây được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Nhật Minh
-
Bài1: Rượu Đỗ trọng
Thành phần: Đỗ trọng 30g, Rượu trắng 500ml
Cách dùng: Ngâm 7-10 ngày, uống ngày 2-3 lần mỗi lần 10-20ml
Công dụng: Dùng trong trường hợp đau lưng mỏi gối, bệnh nhân cao huyết áp, đau lưng cấp, có thể dùng làm rượu xoa bóp lưng.
-
Bài 2: Đỗ trọng ninh chân giò
Thành phần: Đỗ trọng 45g, chân giò 1 chiếc.
Cách dùng: Chân giò làm sạch lông, rửa sạch với chanh muối khử mùi hôi, cho Đỗ trọng vào ninh với lửa nhỏ thật mềm làm thang. Ngày đầu chia 2 lần ăn, ngày hôm sau, cho 1 chân giò khác vào bã thuốc hôm trước, ninh lên ăn như hôm trước. Cách ngày 1 lần.
Công dụng: Trẻ con bị di chứng bại liệt dùng rất tốt bên cạnh việc uống thuốc, cần kết hợp xoa bóp bấm huyệt và rèn luyện về công năng
-
Bài 3: Thuốc an thai
Thành phần: Đỗ trọng 10g, tục đoạn 5g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm, tối.
Công dụng: Dùng cho phụ nữ có mang bị động thai, an dưỡng thai khí, nâng cao thể trạng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,
-
Bài 4: Phòng ngừa sẩy thai
Thành phần: Đỗ trọng 10g, Đương quy 10g, Bạch truật 10g, Đẳng sâm 10g, Keo da lừa (đã làm cho chảy ra) 10g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Công dụng: Dùng cho phụ nữ đang mang thai bị động thai, ra máu dọa sẩy thai, an dưỡng thai khí, phòng ngừa sẩy thai.
-
Bài 5: Đau lưng mỏi gối (Can thận bất túc)
Thành phần: Đỗ trọng 80g, Hạt quýt 80g
Cách dùng: Mang đi sao vàng hơi xém rồi tán bột mịn uống cùng với nước muối hoặc rượu trắng, ngày uống 2 lần
Công dụng: Đau vùng thắt lưng, lưng gối đau mỏi, các khớp vận động khó khăn
-
Bài 6: Trẻ bẩm tố suy giảm miễn dịch
Thành phần: Đỗ trọng, Sơn dược, Thục địa, Sơn thù, Phục linh, Ngưu tất mỗ vị 4g; Mẫu đơn, Trạch tả mỗi vị 3g; Ngũ vị tử 2g; Phụ tử chế 1,2g; Nhục quế 0,8g.
Cách dùng: Sắc ngày ngày một thang, uống 2 lần/ ngày.
Công dụng: Dùng cho trẻ bẩm tố ốm yếu, trẻ co giật, hen suyễn, mát tiếng, lỵ mạn tính, cam tích, trứng bụng, còi xương, chậm nói, chậm đi.
-
Bài 7: Phụ nữ tiền sử sảy thai nhiều lần
Thành phần: Đỗ trọng, Ba kích, Thục địa, Cẩu tích, Vú bò, Đương quy, Củ gai, Tục đoạn, Ý dĩ mỗi vị 10g
Công dụng: Sao vàng các vị, sắc uống ngày 1 thang khi thai đã khoảng 2-3 tháng
Công dụng: An dưỡng thai khí, phụ nữ tiền sử sảy thai nhiều lần, dọa sẩy thai
-
Bài 8: Can thận hư
Thành phần: Đỗ trọng, Ngưu tất, Đương quy, Tục đoạn, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Mạch môn, Cốt toái bổ, Hoài sơn mỗi vị 12g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sáng chiều; hoặc tán thành bột mịn tẩm mật ong làm viên hoàn, mỗi ngày sử dụng 15-20g.
Công dụng: Can thận hư, thận tinh yếu kém, đau lưng mỏi gối, di tính, liệt dương
-
Bài 9: Độc hoạt tang kí sinh
Thành phần: Độc hoạt 8g, Phòng phong 8g, Đỗ trọng 12g, Quế tâm 4g, Ngưu tất 12g, Tế tân 4g, Tần giao 8g, Tang kí sinh 20g, Đẳng sâm 12g, Phục linh 12g, Chích thảo 4g, Xuyên khung 10g, Đương quy 12g, Thục địa 12g , Bạch thược 12g
Cách dùng: Sắc uống ngày một thang chia 2 lần sáng chiều
Công dụng: Thang thuốc đặc hiệu dùng trong bệnh đau thần kinh tọa (Đau day thần kinh hông to)
-
Bài 10: Điều trị cao huyết áp
Thành phần: Đỗ trọng 80g, Hạ khô thảo 80g, Thục địa 40g, Đơn bì 40g
Cách dùng: Toàn bộ nguyên liệu trên tán nhỏ thành bột, tầm mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 2 viên khoảng 12g/lần
Lưu ý: Những bệnh nhân cao huyết áp thường tiềm tàng các yếu tố nguy cơ của các bệnh hết sức nghiêm trọng như tai biến, đột quỵ. Nên không được tự ý dùng các bài thuốc trên tại nhà khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức vô cùng hữu ích cho bạn đọc về Đỗ trọng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan và hiểu biết nhiều hơn về dược liệu quý hiếm này nhé!
Bạn đọc có bất kì vấn đề gì về da liễu, phụ khoa, nam khoa, cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline:0789501555 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.