TRẠCH TẢ – VỊ THUỐC LỢI TIỂU TIỆN HIỂU QUẢ

Trạch tả là một vị thuốc nam quý thường được dùng để trị các bệnh như sỏi thận, phù thũng, tai ù, mắt hoa và là thành phần chính trong bài thuốc bổ thận nổi tiếng Lục vị địa hoàng hoàn. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

Hình ảnh cây thuốc trạch tả
Hình ảnh cây thuốc trạch tả

1. Tính vị – Quy kinh

Ngọt đạm hơi mặn.

Nhập kinh Bàng quang, kinh Thận

2. Công năng

Thông, lợi thuỷ, tả hoả ở bàng quang

Lợi tiểu tiện, tả hoả tà ở kinh thận, công chuyên về lợi thấp hành thuỷ

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

3. Chủ trị

Vị thuốc trạch tả
Vị thuốc trạch tả
  • Trị tiêu khát đàm ẩm, ẩu thổ tả lỵ, thũng trướng thuỷ bĩ, cước khí sán thống
  • Lâm lịch âm hãn (giữa vùng âm môn có mồ hôi)
  • Trị tiểu ra máu, tiết tinh (đã lợi thuỷ mà còn làm dừng tiết tinh là sao?
  • Đây là bệnh của thấp nhiệt, không phải nói là chứng hư hoạt, hư hoạt thì nên dùng thuốc bổ sáp),
  • Trị bệnh thấp nhiệt. 
  • Thấp nhiệt đã trừ thì thanh khí đi lên trên, lại có thể dưỡng ngũ tạng, ích khí lực, khởi âm khí, bổ hư tổn, ngừng váng đầu, làm thông nhĩ, minh mục
  • Tỳ vị có thấp nhiệt thì đầu nặng tai ù mắt hoa. Khi thẩm {chảy rỉ rả} hết thấp thì nhiệt cũng theo đó mà trừ, thổ được dễ chịu mà tinh khí đi lên trên.
  • Do đó “Bản Kinh” liệt nó vào hàng thượng phẩm, nói là để thông nhĩ minh mục,
  • mà Lục vị hoàn dùng tới nó, người thời nay đa phần mù mịt nghi hoặc về điều đó
  • Uống nhiều làm mờ mắt (tiểu tiện quá lợi mà dẫn tới thận thuỷ hư vậy. Trong mắt có thuỷ, thuộc Bàng quang, lợi quá nhiều thì thuỷ khô cạn mà hoả sinh.
  • Bài Bát vị hoàn của Trương Trọng Cảnh dùng Trạch tả, Khấu Tông cho rằng nó tiếp dẫn Quế Phụ nhập kinh Thận.

+ Lý Thời Trân nói: không phải là để tiếp dẫn, là lấy nó để tả tà khí ở Bàng quang vậy.

Cổ nhân dùng thuốc bổ, cần kiêm tả tà, tà khứ thì thuốc bổ mới đắc lực, một gom lại một trừ bỏ, đây chính là sự huyền diệu.

Người sau không biết lý này, chuyên chỉ ở bổ, tất dẫn tới mắc chứng thiên lệch vậy.

+ Vương Lữ nói: Địa hoàng, Sơn thù, Phục linh, Đan bì, đều là thuốc bổ kinh thận

Quế, Phụ là thuốc bổ mệnh môn thận phải, đâu cần đợi sự tiếp dẫn?

+ Tiền Trọng Dương cho rằng: Thận là chân thuỷ, có bổ mà không có tả.

Hoặc nói Tỳ hư Thận vượng, do đó tả thận phù tỳ, không biết rằng chân thuỷ của thận không thể tả, tả tà lưu phục ở trong thận mà thôi!

Tỳ thích táo, Thận ghét táo, do đó kiêm bổ khó khăn.

+ Dị Lão nói: Trạch tả trừ những chất cáu bẩn lưu trong Bàng quang, vị nó hơi mặn nên có thể tả phục thuỷ ẩn nấp.

+ Uông Ngang bình rằng: Lục vị hoàn có Thục địa tính ôn, Đan bì tính lương, Sơn dược tính sáp, Phục linh thẩm thấp, Sơn thù tính thu, Trạch tả tính tả.

Bổ thận mà kiêm bổ tỳ, có bổ mà cần có tả, tương hoà tương tế để thành công hiệu bình bổ, là sự thần kỳ của tính bình đạm, cho nên là phương lành xưa nay hiếm có vậy. 

Dù có gia giảm, hoặc gia Tử hà xa 1 chiếc, hoặc Ngũ vị, Mạch đông, Đỗ trọng, Ngưu tất, không quá 1-2 vị, cùng lắm là 3-4 vị thì ngừng.

Người ngày nay nghi hoặc về tác dụng tả của Trạch tả mà giảm đi, lựa dùng nhiều các loại thuốc bổ, tự ý thêm vào, có bổ không có tả.

Mà còn khách vị dùng nhiều bội hơn chủ vị, bảo sao mà thành không chuyên, mà công hiệu của Lục vị lại lui về chỗ hư yếu, mất ý nghĩa vốn có về sự phối hợp chế ước trong phương thuốc, đây là sai lầm của những thầy thuốc tầm thường cận đại.

>>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc xa tiền

Hình ảnh bốc thuốc thang tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại phòng khám Tuệ Y Đường

4. Tác dụng dược lý

+ Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Chlor và Urê thải ra nhiều hơn (Chinese Herbal Medicine).

+ Phấn Trạch tả hòa tan trong mỡ. Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ.

+ Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóalipid của gan và chống gan nhiễm mỡ (Chinese Herbal Medicine).

+ Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ: cồn chiết xuất Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng gĩan mạch vành. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu (Chinese Herbal Medicine).

+ Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết (Chinese Herbal Medicine).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

5. Ứng dụng lâm sàng của trạch tả

Trị thủy ẩm ở vùng vị, dưới tâm, sinh ra hoa mắt, mê muội:

Bạch truật 80g, Trạch tả 200g, Sắc uống (Trạch Tả Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

 Trị thận hư, nội thương, thận khí tuyệt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ:

Bạch long cốt 40g, Cẩu tích 80g, Tang phiêu tiêu 40g, Trạch tả 1,2g, Xa tiền tử 40g. Tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục phương).

 Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táo bón, tiểu ít:

Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xích linh. Đều 30g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục phương).

 Trị hư phiền, mồ hôi ra nhiều:

Bạch truật, Mẫu lệ, Phục linh, Sinh khương, Trạch tả. Sắc uống (Trạch Tả Thang – Ngoại Đài Bí Yếu).

 Trị tiểu không thông:

Trạch tả, Xa tiền thảo, Trư linh, Thạch vi đều 12g, Xuyên mộc thông 8g, Bạch mao căn 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Trị thận viêm cấp, tiểu ít, phù thũng thể dương tính:

Trạch tả, Trư linh, Phục linh, Xa tiền tử đều 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Trị Thận viêm mạn, chóng mặt:

Trạch tả, Bạch truật đều 12g, Cúc hoa 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường

 Trị cước khí, táo bón, tiểu bí, phiền muộn:

Trạch tả, Xích linh, Chỉ xác, Mộc thông, Binh lang, Khiên ngưu. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Gừng và Hành (Trạch Tả Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Trị tiêu chảy do thủy thấp, bụng sôi, bụng không đau:

Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g, Trạch tả 12g, Sa nhân 4g, Thần khúc 12g, Mạch nha 12g. Sắc uống (Tiết Tả Phương – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Trị đình ẩm trong dạ dầy, tiêu chảy, tiểu ít:

Trạch tả 20g, Bạch truật 8g, sắc uống (Trạch Tả Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Trị ruột viêm cấp:

Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 12g, Bạch đầu ông 20g, Xa tiền tử 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

6. Bào chế

Đảo nước muối hoặc tẩm rượu dùng. Kỵ sắt.

Bào chế theo Lôi Công dạy

Phàm làm thuốc sử dụng, chẳng kể nhiều hay ít, xắt nhỏ, ngâm rượu một đêm vớt ra, phơi nắng cho khô, có thể dùng vậy.

Bào chế hiện nay

Bào chế Trạch tả tẩm muối

Trạch tả 1kg, nước muối 5% 150ml, cho Trạch tả vào dụng cụ sạch trộn đều với nước muối, để yên trong 1-2 giờ cho ngấm hết muối. Sao vàng, cạnh hơi xém.

7. Chú ý

Thận hư tinh hoạt, không có thấp nhiệt cấm dùng.

Dịch & tổng hợp từ

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lôi Công bào chích luận
  3. Baikebaidu

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs: Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ: Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *