ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thoái hóa khớp là một bệnh lý rất thường gặp trong các bệnh lý cơ xương khớp. Hôm nay mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị theo Y học cổ truyền nhé.

I. Y HỌC HIỆN ĐẠI CỦA THOÁI HÓA KHỚP

1.1. Đại cương

Thoái hóa khớp:

Là hậu quả của quá trình lão hóa mang tính qui luật của tổ chức sụn, các tế bào và tổ chức tại khớp và quanh khớp.

Là hậu quả của quá trình chịu áp lực quá mức kéo dài của sụn khớp( thói quen sinh hoạt của cá nhân: cân nặng, vận động quá mức)

Theo thống kê của WHO cho thấy có 0,3 – 0,5% dân số bị bệnh lý về khớp thì trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ 80% trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Ở Pháp Thoái hóa khớp chiếm 28% số bệnh về xương khớp.

Vị trí thường gặp: khớp gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ.

ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Thoái hóa khớp là một bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

1.2.1. Nguyên nhân

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến triển của thoái hóa khớp bao gồm: Lão hóa, tình trạng quá tải, vị trí của khớp chịu tải, yếu tố di truyền, bất thường về giải phẫu, tình trạng chấn thương…

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh

Theo  BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ các thành phần cấu tạo khớp với diễn tiến 2 quá trình song song: Một là, sụn thoái hóa phá hủy dần sụn khớp phủ trên bề mặt xương, cùng với thay đổi cấu trúc khớp. Hai là, hiện tượng viêm những tổ chức cận khớp. Chính hiện tượng viêm này đã gây triệu chứng đau, xung huyết và giảm hoạt động khớp.

Trong thoái hóa khớp, diễn tiến bệnh có thể phân thành 2 giai đoạn: Giai đoạn sớm: khi hiện tượng quân bình của sự thoái hóa và sự tự sửa chữa để tái lập cân bằng trong hoạt động sinh học của khớp còn chưa bị phá vỡ.

Giai đoạn mãn tính: Hiện tượng quân bình của sụn bị phá vỡ thể hiện bằng giảm đồng hóa (giảm tổng hợp collagen và proteoglycan). Cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp có liên quan đến vai trò: của yếu tố cơ địa, của các men tiêu Protein cơ bản, của các Cytokines (đặc biệt là Interleukin1), của yếu tố phát triển, của áp lực quá tải kéo dài lên sụn khớp.

  >>> Điều trị đau dây thần kinh hông to theo YHCT

1.3. Triệu chứng:

1.3.1. Triệu chứng lâm sàng:

Đau có tính chất cơ học: Đau tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi.

Hạn chế vận động: Cứng khớp buổi sáng < 30 phút; dấu hiệu lạo xạo ở khớp khi vận động (đặc biệt ở khớp gối) – Biến dạng khớp và cột sống: Biến dạng khớp chậm, biểu hiện bằng mọc – gai xương, phù nề tổ chức quanh khớp, lệch trục khớp, thoát vị bao hoạt dịch khớp).

Cột sống có thể gù vẹo biến dạng, hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh sống, thường kết hợp với đau thần kinh tọa, có thể phối hợp với tê tay do chèn ép thần kinh cánh tay, chèn ép tủy cổ do hẹp ống sống.

 

1.3.2. Cận lâm sàng:

1.3.2.1. Xquang: có 3 dấu hiệu quan trọng:

Hẹp khe khớp hoặc đĩa đệm

Đặc xương dưới sụn

Gai xương ở mâm chày, xương bánh chè, rìa khớp gối,thân đốt sống.

1.3.2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng: Yếu tố dạng thấp âm tính, công thức máu, tốc độ máu lắng thay đổi không đáng

1.3. Chẩn đoán

1.3.1. Chẩn đoán xác định: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp của ACR 1991:

  1. Có gai xương ở rìa khớp (Xquang)
  2. Dịch khớp là dịch thoái hóa
  3. Tuổi trên 38
  4. Cứng khớp dưới 30 phút
  5. Lạo xạo khi cử động

Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn 1,2,3,4 hoặc tiêu chuẩn 1,4,5

Ngoài ra có thể áp dụng tiêu chuẩn đơn giản:

  • Tuổi trung niên
  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài dưới 30 phút
  • Đau khớp có tính chất cơ học
  • X quang có 3 dấu hiệu cơ bản:
Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
Các giai đoạn của thoái hóa khớp

+ Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, ở cột sống biểu hiện bằng chiều cao đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.

+ Đặc xương dưới sụn: phần đầu xương, hõm khớp, mâm đốt sống có hình đậm đặc, có một số hốc nhỏ sáng hơn.

+ Mọc gai xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương sụn và màng hoạt dịch, ở rìa ngoài của thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc.

1.3.2. Chẩn đoán phân biệt

Gút, loãng xương, viêm khớp, hoại tử vô khuẩn,

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

II. Y HỌC CỔ TRUYỀN

2.1. Đại cương

Về biểu hiện bệnh lý của thoái hóa khớp có biểu hiện nói chung là đau cố định tại khớp, tăng khi vận động, khi thay đổi thời tiết, tê, mỏi, nặng nề một vùng cơ thể tương ứng. Tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa, các triệu chứng này được YHCT mô tả:

  • Vùng cổ vai: có chứng kiên bối thống
  • Vùng sống lưng là nơi đi qua của mạch đốc và kinh túc thái dương. Kinh túc thái dương phân bố ở phần nông vùng lưng, các triệu chứng biểu hiện ở phần này được gọi là bối. Mạch đốc đi sâu bên trong có liên quan cốt tủy, các triệu chứng biểu hiện ở phần này được gọi là tích.

Cả hai kinh này cùng chủ về dương khí, nhưng khi phát bệnh thì bệnh ở tích có biểu hiện là lý chứng và bệnh ở bối có biểu hiện là biểu chứng. Tích thống ít có biểu hiện thực chứng và bối chứng ít có hư chứng.

Chứng tích thống biểu hiện đau dọc vùng giữa sống lưng, không ưỡn người ra được, ngẫu nhiên ưỡn thẳng người được thì khó chịu mà cũng không duy trì tư thế thắng lâu được.

Cảm giác lạnh sống lưng, tiểu tiện trong dài. Chứng bối thống biểu hiện đau cả mảng lưng cảm giác trì trệ khó chịu có khi lan tỏa vùng sau gáy và bả vai; thắt lưng có chứng yêu thống.

BS Trần Thu Huyền cùng BS Đoàn Dung đang thăm khám Bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường
BS Trần Thu Huyền cùng BS Đoàn Dung đang thăm khám Bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường
  • Vùng tay chân nói chung có chứng thủ túc kiên thống
  •  Khớp gối có chứng hạc tất phong
  • Vùng bàn chân cổ chân và gót chân có chứng túc ngân thống
  • Các khớp khác có chứng tý và lịch tiết phong

Tham khảo: TRẦN BÌ- người bạn tin cậy của bệnh nhân tiêu hóa kém

2.2. Bệnh nguyên và bệnh sinh theo Y học cổ truyền

2.2.1. Khí huyết bất túc

Bẩm tố tiên thiên bất túc (do sự nuôi dưỡng từ lúc mang thai của mẹ không tốt) hoặc do dinh dưỡng không đúng hoặc do dị tật làm ảnh hưởng đến khí huyết trong cơ thể; huyết hư khí trệ làm cho vận hành khí huyết không lưu thông doanh vệ không điều hòa gây đau nhức tê mỏi.

2.2.2. Nội thương: Bệnh lâu ngày làm cho can thận hư, gây mất quân bình hoạt động nuôi dưỡng cân mạch, xương tủy. Can thận hư ảnh hưởng đến huyết dịch cũng như ảnh hưởng đến tưới nhuần thường xuyên các bộ phận này mà gây tắc ứ gây đau.

Sự lão hóa ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ngũ tạng cũng là nguyên nhân gây đau nhức mỏi tê nặng khớp xương bắp thịt ở người có tuổi

2.2.3. Chấn thương: Ảnh hưởng trực tiếp đến khớp, xương đến cân mạch. Chấn thương gây dụng giập ảnh hưởng đến huyết dịch cơ nhục gây ứ huyết và gây đau.

2.3. Biện chứng

Chứng trạng: Đau nhức ê ẩm các khớp, đau nhiều khi trời ẩm lạnh, chườm nóng khớp đau dễ chịu. Đau lưng mỏi gối, ù tai, đái đêm, ngủ ít, tiểu tiện dài, mạch trầm tế.

2.4. Luận trị

2.4.1. Pháp trị chung: Ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ can thận, bổ khí huyết khu phong tán hàn trừ thấp

2.4.2. Điều trị cụ thể

2.4.2.1. Thoái hóa vùng eo lưng xuống tới chân (Khớp cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân, gót chân).

Bài: Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm:

Độc hoạt, Phòng phong, Tần giao, Tế tân, Quế chi, Tang ký sinh, Xuyên khung, Xuyên quy, Bạch thược, Sinh địa, Phục linh, Đẳng sâm, Cam thảo, Đỗ trọng, Ngưu tất, Cẩu tích, Phá cố chỉ, Cốt toái, Ba kích, Thỏ ty tử

Hoặc bài Tam tý thang gia Thỏ ty tử, Cẩu tích, Cốt toái, Ba kích, Phá cố chỉ, Tắc kè… Tam tý thang chính là Độc hoạt tang ký sinh thang bỏ Tang ký sinh gia Hoàng kỳ, Tục đoạn.

Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
Những thang thuốc tại Phòng khám Tuệ Y Đường điều trị chứng Thoái hóa khớp

Châm cứu: châm bổ các huyệt quan nguyên, khí hải, thận du, tam âm giao.

2.4.2.2. Thoái hóa các khớp ở chi trên và các đốt xa bàn tay

Bài: Quyên tý thang gồm: Khương hoạt, Phong phong, Khương hoàng, Chích thảo, Đương quy, Xích thược, Hoàng kỳ, Đại táo, Sinh khương, Đỗ trọng.

2.4.2.3. Thoái hóa khớp vùng cột sống thắt lưng kèm biểu hiện thận hư

Bài: Hữu quy hoàn gia giảm gồm: Phụ tử, Nhục quế, Kỷ tử, Sơn thù, Hoài sơn, Thục địa, Cốt toái bổ, Cam thảo

2.4.2.4. Thoái hóa cột sống có đợt cấp co cứng cơ

Phép tri: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc.

Phương: Bài: Khương hoạt thắng thấp thang gồm: Khương hoạt, Cảo bản, Xuyên khung, Quế chi, Độc hoạt, Man kinh tử, Cam thảo

Phương huyệt: Toàn thân: Cứu hoặc châm bổ Can du, Thận du, Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải

Tại chỗ: Ôn châm + Châm bình các huyệt tại khớp đau và vùng lân cận.

 

 

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung⚕️

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *