ĐĂNG TÂM THẢO – VỊ THUỐC THANH NHIỆT, LỢI THỦY

Đăng tâm thảo còn được gọi là cây Bấc đèn bởi thời xưa lõi của nó dùng làm bấc đèn dầu. Đăng tâm có công dụng thanh tâm hoả, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa tiểu rắt, sỏi thận, cảm nắng. Dưới đây là những ghi chép xưa về vị thuốc trên. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

Hình ảnh đăng tâm thảo
Hình ảnh đăng tâm thảo

1. Tính vị –  Quy kinh

  • Vị ngọt nhạt mà hàn. Giáng tâm hoả (là lõi nên có thể nhập tâm), thanh phế nhiệt, lợi tiểu trường (Tâm và Tiểu trường biểu lý với nhau)
  • Tâm hoả thanh thì Phế nhiệt Tiểu trường cũng thanh, nhiệt theo đường tiểu tiện mà ra vậy), thông khí chỉ huyết.

2. Đặc tính dược liệu

  • Đăng tâm vị nhạt mà hàn, thể nó nhỏ mà khí yếu, các sách đều nói là giáng tâm hỏa, ấy là lấy tâm để trị tâm vậy.
  • Tâm hỏa thanh thì phế kim phải túc giáng
  • Tâm và Tiểu trường lại tương quan biểu lý nên nhiệt từ tâm theo tiểu trường mà đi xuống.
  • Vả lại, một khi nhiệt đã hết thì huyết cũng được yên lành, nhờ đó mà có thể cầm máu mà thông lâm, thanh được nhiệt ẩn náu ở trên thượng tiêu.
  • Đó là thánh dược trị ngũ lâm, người khí hư, tiểu nhiều không cầm thì không nên dùng.
  • Đăng tâm khí vị đều nhẹ, bởi nhẹ nên phù lên trên, chuyên nhập vào tâm phế.
  • Vị của nó rất là nhạt, mà nhạt thì có thể lợi khiếu, làm cho uất nhiệt ở phần trên đi xuống dưới theo đường tiểu mà ra ngoài.
  • Chủ trị của Đăng tâm là ho, đau họng, mắt đỏ, hoa mắt, bí tiểu, phù thủng, tiểu không thông, cảm nắng, tiểu đục, trẻ con dạ đề, đều có công dụng là thành nhiệt vậy.
  • Thời nay, người ta nghi ngờ vật có vị nhạt mà nhẹ thì sức lực kém mà coi thường chứ chẳng biết rằng nhẹ có thể đẩy lùi được cái thực, vì tính nhạt cho nên hay thấm.
  • Vì thế nó mới có thể dẫn nhiệt ở tâm phế từ trên đi xuống dưới thông điều đường tiểu xuống bàng quang

3. Công năng

Khinh, thông, lợi thuỷ, thanh nhiệt

Hình ảnh vị thuốc đăng tâm thảo
Hình ảnh vị thuốc đăng tâm thảo

4. Chủ trị

Trị chứng Ngũ lâm, sưng phù nước, đốt thành tro thổi vào họng để chữa chứng hầu tý, bôi lên đầu vú mẹ để chữa trẻ khóc vào ban đêm, dùng chữa chứng tiễn {nấm ngoài da, hắc lào} là tốt nhất (buộc thành nắm, chà xát khi bị ngứa nhiều, trùng theo thảo dược mà ra ngoài, nổi lên nước có thể thấy, làm hơn 10 lần thì có thể dứt ngứa).

5. Phối ngũ

Đôi dược Đăng tâm thảo & Lục nhất tán

Đăng tâm thảo tả tâm hoả để tiêu thuỷ, có thể làm uất hoả ở bên trên đi xuống dưới, theo đường tiểu tiện mà ra ngoài

Lục nhất tán khai khiếu lợi thấp, giáng thấp nhiệt ở cả thượng, trung & hạ tiêu. Hai vị thuốc phối ngũ dùng, lực giáng hạ tăng ích, thanh nhiệt tả hoả, khứ thử trừ phiền, thẩm thấp lợi niệu rất tốt.

Cặp Đăng tâm & Lục nhất tán chủ trị

  1. Ngày hè gặp nắng nóng, người sốt, mặt đỏ môi đỏ, miệng khô khát, tâm phiền không yên, tiểu tiện ngắn đỏ;
  2. Lâm chứng (sỏi thận).
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Phòng khám Tuệ Y Đường

6. Liều lượng

Lục nhất tán 10~12g, cho vào túi lọc; Đăng tâm thảo 1.5~3g

7. Chú ý

Đăng tâm thảo không nên uống nhiều uống lâu, sẽ làm cho mắt tối.

8. Kiêng kỵ

Người khí hư tiểu tiện không ngừng chớ uống.

>>>>>> Cùng tìm hiểu thêm về vị thuốc Thông Thảo

9. Ứng dụng lâm sàng

+ Trị lâm chứng

Nhiệt lâm nói chung: Đăng tâm thảo 9g, Xa tiền thảo, Phượng vĩ thảo, mỗi thứ 30g sắc với nước vo gạo uống  (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).

Tiểu buốt giắt, nước tiểu đỏ: Đăng tâm thảo 9g, Mộc thông mỗi thứ 6g, Xa tiền tử, Biển súc, Hoàng bá mỗi thứ 9g, Hoạt thạch 6g, sắc uống.

Tiểu đau, tiểu khó: Cam thảo, Mộc thông, Chi tử, Đông quỳ tử mỗi thứ 9g, Hoạt thạch 12g, Đăng tâm 3g. Sắc uống (Tuyên Khí Tán – Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).

Bí tiểu do thực nhiệt: Dùng “Bạch Phi Hà Tự Chế Thiên” 1 viên. Dùng Đăng tâm 10 cân, tẩm với hồ gạo, phơi khô tán bột bỏ vào nước, bột Đăng tâm nổi lên vớt ra phơi khô, lấy 100g. Lấy Phục linh bỏ vỏ 200g, Hoạt thạch (thủy phi) 200g, Trư linh 80g, Trạch tả 120g, Nhân sâm 480g, xắt lát, nấu thành cao, trộn với bột thuốc, làm thành viên to bằng hạt nhãn lớn, dùng Châu sa bọc ngoài làm áo. Mỗi lần dùng 1 viên (Hàn Thị Y Thông).

+ Trị mất ngủ

Trị khó ngủ: Đăng tâm thảo sắc uống thay trà thì ngủ được (Tập Giản Phương).

Trường hợp mất ngủ, bức rức, miệng khát: Đăng tâm thảo 3g, Đạm trúc diệp 9g, hãm với nước như trà.  (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).

Trị các chứng chảy máu 

Trị bị thương ra máu: Đăng tâm thảo, nhai nhỏ đắp vào nơi vết thương thì cầm (Thắng Kim Phương).

Trị chảy máu cam không cầm: Dùng 40g Đăng tâm tán bột, bỏ vào 4g Đơn sa, uống với nước cơm, lần uống 8g (Thánh Tế Tổng Lục)

Trị viêm họng cấp

Đăng tâm 1 nắm, dùng 2 tấm ngói đốt Đăng tâm tồn tính, lại sao một muỗng muối,  trộn lại, thổi vào miệng họng nhiều lần thì đỡ (Đoan Trúc Đường Phương).

Hoặc Đăng tâm đốt cháy 6g, trộn bột Bồng sa trộn vào. Phương khác dùng Đăng tâm và lá cọ đốt cháy, mỗi thứ liều dùng bằng nhau thổi vào họng (Đoan Trúc Đường Phương).

Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường

+ Trị đậu sang làm cho người mệt như suyễn, tiểu tiện không thông

Dùng 1 nắm Đăng tâm, Miếp giáp 80g, nước 1 thăng rưỡi, sắc 6 chén uống 2 lần (Thương Hàn Luận Phương).

+ Trị vàng da do thấp nhiệt

Dùng Rễ đăng tâm thảo 120g, rượu với nước mỗi thứ 1 nửa bỏ trong bình sứ, sắc nửa ngày, phơi sương một đêm, uống nóng (Tập Huyền Phương).

Ngoài ra theo báo cáo, người ta dùng Đăng tâm thảo kết hợp với Thổ ngưu tất sắc uống trị phù do tim, nếu thuộc phong thấp thì thêm rễ cây Xú ngô đồng 30g 15g. Sắc uống (Trung Dược Học).

Dịch & tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lữ Cảnh Sơn đôi dược
  3. Baikebaidu

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân –  Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *