Giải rượu là phương pháp sử dụng thảo dược, mẹo nhỏ,… dùng cho đối tượng sau khi uống rượu cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn,… để giảm các cảm giác vừa nêu trên. Hôm nay, BS.CKII Trần Thị Thu Huyền & Đông Y Tuệ Y Đường mách bạn đọc 1 vài mẹo giải rượu vào dịp tết 2023 này nhé!
1. Tổng quan chứng say rượu
Say rượu là những biểu hiện bất thường xuất hiện ở những người uống rượu.
Những người trải qua cảm giác say rượu đều than phiền về cảm giác mệt mỏi và khó chịu kéo dài vài giờ hoặc thậm chí đến ngày hôm sau.
Uống càng nhiều rượu thì di chứng say rượu sẽ xuất hiện càng rõ rệt, nặng nề hơn. Các triệu chứng khi say rượu không kéo dài mãi và có thể biến mất dần theo thời gian mà không cần đến thuốc hay các biện pháp can thiệp nào. Tốt nhất, chỉ nên sử dụng rượu ở mức độ hợp lý để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh được di chứng say rượu.
2. Tại sao lại xuất hiện di chứng say rượu?
Rượu sẽ được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme ADH bởi lá gan của chúng ta. Các enzyme ADH biến đổi ethanol trong rượu tạo thành acetaldehyde. Đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể.
Tiếp theo, gan sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành năng lượng và CO2.
Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể sản sinh ra một lượng enzyme nhất định mỗi giờ, tương ứng với một lượng acetaldehyde nhất định được chuyển hóa.
Bởi vậy, khi uống rượu vượt quá khả năng đào thải của gan thì cực kỳ nguy hiểm.
Khi đó, gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa Acetaldehyde, Acetaldehyde ứ đọng trong cơ thể, gây các triệu chứng say rượu (buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi…) các bệnh lý như rối loạn tâm thần – hành vi (nói mất kiểm soát, run rẩy chân tay…), thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày, tim mạch.
Đặc biệt còn gây phá hủy tế bào gan, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh về gan mà điển hình là: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:RƯỢU THUỐC BỔ TỪ CÁCH NHÌN ĐÔNG Y
3. Dấu hiệu nhận biết người say rượu
Nhận biết chúng ta có biểu hiện say rượu hay không? Thì thực tế biểu hiện rất đa dạng và khác nhau ở từng người, có thể có triệu chứng: Đau đầu sau khi uống rượu, chóng mặt, tính tình thay đổi, thường trở nên khó tính hơn, da toàn thân đỏ ửng, hay gặp nhất là da mặt, nhịp tim tăng nhanh,…
Ngoài ra chúng ta có thể nhận biết đối phương say rượu bằng các dấu hiệu sau:
Quan sát cặp mắt lờ đờ hoặc vằn đỏ. Cặp mắt có vẻ đờ đẫn và vằn đỏ là dấu hiệu cho thấy người đó đã uống quá nhiều rượu.
Quan sát xem họ có mất thăng bằng khi vận động không? Người say rượu không thể thực hiện được các nhiệm vụ bình thường dễ dàng như khi tỉnh táo, chẳng hạn như bước đi trên đường thẳng, cầm nhặt đồ vật,…
Chú ý đến mùi bốc ra từ người đó. Rượu thường có mùi rất nồng nặc và dai dẳng sau khi sử dụng. Bạn hãy thử ngửi xem người đó có hơi men hoặc mùi cần sa trong hơi thở hoặc quần áo của họ không.
4. Tác động của rượu tới cơ thể.
4.1 Ảnh hưởng tới não bộ
Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơ thể, khiến bộ não của chúng ta không còn kiểm soát, điều chỉnh được các hoạt động. Từ đó gây ra các hiện tượng cho người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn.
4.2 Ảnh hưởng tới cơ tim
Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:10 BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ ĐAU NHỨC KHỚP HIỆU QUẢ
4.3 Tác hại với dạ dày
Khi rượu bia vào trong cơ thể chúng bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde có thể gây viêm loét dạ dày, loét dạ dày và tá tràng.
4.4 Tác hại với bệnh gan
Khi rượu vào cơ thể nó được hấp thụ nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30 – 60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
4.5 Tác hại với tim mạch, huyết áp
Rượu gây ra thiếu Vitamin B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức … dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
4.6 Giảm sức đề kháng của cơ thể
Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió …
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:RƯỢU BIA TÁC ĐỘNG ĐẾN LÀN DA
4.7 Ảnh hưởng đến sức khỏe
Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout. Người uống rượu sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp.
4.8 Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản
Đối với nam giới, nồng độ cồn trong máu cao sẽ làm giãn nở mạch máu, gây cản trở quá trình quan hệ tình dục, đặc biệt rượu bia còn làm ảnh hưởng chất lượng tinh trùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ.
Đối với nữ giới nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi – tuyến yên, buồng trứng, dẫn đến không có trứng rụng, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây nguy cơ sinh non …
4.9 Gây ra các bệnh về tâm thần
Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lý rối loạn tâm thần.
5. Giải rượu thần tốc với một số thảo mộc sau.
5.1 Gừng
Đây là nguyên liệu giúp giải rượu bia nhanh nhất. Chỉ cần thái một củ gừng tươi thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.
Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh hơn.
5.2 Trà xanh
Trà xanh là loại thức uống rất tốt cho sức khỏe đồng thời cũng là cách giải rượu bia nhanh nhất.
Để giải rượu nhanh, bạn nên rửa sạch lá trà, vò nhẹ lá. Cho lá vào ấm, thả thêm 1- 2 lát gừng tươi. Đổ nước sôi vào và để khoảng 20 phút trước khi uống.
Nếu không có lá trà tươi thì bạn có thể dùng trà túi lọc để giải rượu. Chỉ cần châm trà, cho vài lát gừng và uống nóng.
Để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra, sau khi say rượu, bạn nên biết cách giải rượu cho chính mình hoặc bạn bè khi lỡ uống quá chén.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:RƯỢU XOA BÓP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
5.3 Nước chanh nóng
Sử dụng nước chanh nóng nhưng không có đường, thêm vài lát gừng sẽ giải rượu nhanh hơn.
5.4 Khổ qua
Rửa sạch hai trái khổ qua, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Ép lấy nước, hòa với một chút muối.
5.5 Nước ép cà chua
Cách giải rượu dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Vì cà chua sẽ bổ sung nhiều nguyên tố giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh.
5.8 Chuối
Khi say xỉn bạn có thể lập tức ăn 3 – 5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu, vừa nhuận phổi giải rượu.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:RƯỢU ĐINH LĂNG
5.9 Nước ép cam quýt
Lúc bình thường, nước ép cam quýt là thức uống rất bổ dưỡng. Khi say xỉn, cần giải rượu thì nước ép cam quýt cũng rất cần thiết vì giàu vitamin C giúp giải rượu nhanh. Nước cam cũng ngăn tình trạng mất nước và tăng cường hệ miễn dịch.
5.10 Đậu đen
Khi say rượu, bạn chỉ cần ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén.
Bạn đọc có thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.555 – 0789.503.555 để được hỗ trợ!
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555