BẤM HUYỆT TRỊ HO DO LẠNH

Ho do lạnh là biểu hiện thường gặp, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi cơ thể chưa kịp thích ứng với thời tiết thay đổi. Trong y học cổ truyền, phương pháp xoa bóp, bấm huyệt góp phần quan trọng trong điều trị ho và các triệu chứng khác của đường hô hấp.

Cùng lắng nghe chia sẻ của BS CKII Trần Thị Thu HuyềnĐông y Tuệ Y Đường về phương pháp bấm huyệt trong trị ho do lạnh qua bài viết sau đây bạn nhé!

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ về Bấm huyệt trị ho do lạnh
BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ về Bấm huyệt trị ho do lạnh

Ho là một phản xạ tự vệ của cơ thể trước những tác nhân kích thích tại đường hô hấp. Không khí lạnh, gió…là những kích thích thường gặp gây ho, đặc biệt khi sức đề kháng bị suy giảm.

Mùa đông, thời tiết lạnh kéo dài và do tác động liên tiếp của các đợt không khí lạnh tăng cường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp tăng cao: Viêm phổi, viêm phế quản… và thông thường hơn cả là các chứng ho do lạnh.

Đặc điểm ho do lạnh:

Thời điểm bị ho: Thường xuất hiện trong những ngày thời tiết lạnh. Lúc này sức đề kháng của cơ thể yếu hơn bình thường nên rất dễ bị virus tấn công gây ho.

– Tính chất ho: Bệnh cảm lạnh thường gây ra những cơn ho có đờm, đờm loãng, có màu trắng và dễ khạc nhổ, ho nhiều hơn vào ban đêm và khi thời tiết ấm hơn sẽ bớt ho.

– Các biểu hiện khác kèm theo: Mặt hơi sưng nề, sợ gió, xổ mũi, lưỡi đóng rêu trắng, tay chân lạnh, đau tức ngực, người mệt mỏi, hay vã mồ hôi.

1. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt trong trị ho do lạnh

Ngoài việc dùng thuốc đông- tây y, ho do lạnh còn được điều trị bằng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt.

Đây là phương pháp dùng bàn tay, ngón tay tác động lên da, thịt, gân, khớp, đặc biệt tại các vị trí huyệt vị của người bệnh.

Bệnh tà (phong hàn thấp tà) xâm nhập vào lạc mạch, sau đó chuyển vào kinh và lưu tại tạng phủ, gây dinh vệ mất điều hòa, kinh lạc bế tắc khiến công năng của tạng phủ bị đình trệ. Xoa bóp, bấm huyệt tác động vào huyệt và kinh lạc, giúp lưu thông kinh lạc, điều hòa dinh vệ từ đó điều hòa chức năng của tạng phủ.

Khi xoa bóp trên da, sẽ tác động đến trung khu hô hấp giúp cho hoạt động hô hấp được dễ dàng hơn. Các động tác như xát, lăn, miết, phân hợp trên ngực và sườn giúp cho trạng thái thở sâu, các cơ được thư giãn tốt, giảm tình trạng đau cơ ngực sườn đặc biệt trong trường hợp ho nhiều, ho do lạnh.

2. Cách xoa bóp bấm huyệt trong trị ho do lạnh

Thực hiện xoa bóp dọc cơ vùng lưng giúp thư giãn cơ và thần kinh, tăng hiệu quả điều trị ho. Khi thực hiện, có thể sử dụng các loại dầu massage phù hợp với da, thêm một ít tinh dầu tràm, quế, khuynh diệp, hương nhu… tùy theo mức độ thoải mái của cơ thể với loại hương phù hợp.

Phương pháp xoa bóp lòng bàn chân, hay còn gọi là “massage foot”, kết hợp với ngâm chân thảo dược, giúp làm ấm hai chân, ôn thông 3 kinh âm từ chân lên đầu mặt, hỗ trợ điều trị tình trạng ho và hen suyễn kéo dài.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Ngâm chân hỗ trợ rất tốt cho điều trị thoái hóa khớp gối
Ngâm chân hỗ trợ rất tốt cho điều trị các bệnh do lạnh
Có thể bạn cần biết: Các loại Rượu thảo dược ngâm chân tốt cho mùa lạnh?

  • Rượu ngải cứu

Ngải cứu không chỉ là thực phẩm được nhiều người yêu thích mà còn là thảo dược phổ biến và sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.

Một số công dụng của ngải cứu:: chống viêm, chống oxy hóa, chống nhiễm ký sinh trùng và xoa bóp bấm huyệt giảm đau.

  • Rượu hạt gấc (Mộc miết tử):

Theo các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, hạt gấc có tính ôn, giúp tiêu thũng, giảm đau, chống ứ.

Chính vì vậy, nó được sử dụng như một loại dược liệu và thường được đem ngâm chung với rượu làm thuốc xoa bóp bấm huyệt giảm sưng đau do chấn thương, đánh tan mảng máu bầm trên da.

Rượu hạt gấc được nhiều người ca tụng là có khả năng trị sang chấn tương đương với mật gấu.

Để sử dụng, bạn có thể lấy rượu hạt gấc bôi lên khu vực cần điều trị. Lặp lại nhiều lần trong ngày cho đến khi khỏi.

  • Rượu gừng (Can khương, Sinh khương)

Trị cảm cúm, ốm sốt, nôn mửa.

Trị nôn mửa, buồn nôn.

Đau bụng, kém ăn, đầy bụng, ho mất tiếng.

Làm đẹp.

Giảm mỡ bụng.

  • Rượu quế, hồi

Rượu quế giúp bảo vệ răng miệng.

Rượu ngâm vỏ quế xoa bóp bấm huyệt giúp mạnh gân cốt.

Quế ngâm rượu chữa tỳ hư.

Quế ngâm rượu giúp tăng tuổi thọ.

Quế ngâm rượu có tác dụng làm đẹp.

3. Những huyệt vị dùng trong xoa bóp bấm huyệt trị ho do lạnh

Bấm huyệt vùng đầu mặt và trước ngực như huyệt thiên phủ, đản trung cũng có tác dụng làm thư giãn cơ hô hấp phụ, giúp giảm ho và người bệnh cảm giác thoải mái hơn giữa các cơn ho kéo dài.

Huyệt Thiên phủ: Ở bờ trong bắp cánh tay trong, dưới nếp nách trước 3 thốn nơi bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, trên huyệt xích trạch 6 thốn.

– Là huyệt thứ 3 của kinh Thủ thái âm phế.

– Tác dụng: Tuyên thông phế khí.

– Chủ trị: Trị suyễn, ho, chảy máu cam, cánh tay trong đau.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Huyệt Thiên phủ có tác dụng Tuyên thông phế khí - BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ
Huyệt Thiên phủ có tác dụng Tuyên thông phế khí – BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ

Huyệt Đản trung: Đây là huyệt được xác định là điểm giao nhau giữa đường dọc xương ức với đường ngang nối hai đầu núm vú hoặc ngang qua bờ trên hai khớp xương ức thứ 5.

– Là huyệt thứ 17 của Mạch Nhâm.

– Tác dụng: Điều khí, giáng nghịch, thanh Phế, hóa đàm, thông ngực, lợi cách (mô).

– Chủ trị: Trị ngực đau, hen suyễn, thở kém, nấc, sữa ít, màng ngực viêm, thần kinh liên sườn đau.

Trong học thuyết kinh lạc, các huyệt kinh kim thuộc ngũ du huyệt như huyệt kinh cừ, phục lưu thường ưu thế trong điều trị các bệnh lý hô hấp.

Huyệt Kinh cừ: Vị trí nằm ở rãnh mạch quay và gân cơ tay.

– Là huyệt thứ 8 của kinh thủ thái âm Phế.

– Chủ trị: Trị bàn tay và cổ tay đau, ngực đau, họng đau, ho, suyễn.

Huyệt Phục lưu: Nằm ở trên mắt cá chân trong 2 tấc.

– Là huyệt thứ 7 của kinh Túc thiếu âm thận

– Tác dụng: Thanh thấp nhiệt, lợi Bàng quang, tư Thận, nhuận táo, điều Thận khí, khử thấp, tiêu trệ.

– Chủ trị: Trị lưng đau, chi dưới liệt, tiêu chảy, mồ hôi trộm, Thận viêm, tinh hoàn viêm. Ho, suyễn do lạnh.

4. Nhưng lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt điều trị ho do lạnh

Xoa bóp, bấm huyệt vừa là phương pháp điều trị, vừa là phương pháp phòng bệnh hiệu quả, giúp thư giãn cơ và tăng sức đề kháng của cơ thể. Người bệnh ho kéo dài, ho do lạnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng các phương pháp phù hợp, hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý:

  • Xác định đúng huyệt vị trước khi thực hiện, luôn giữ bàn tay, ngón tay sạch sẽ
  • Phương pháp này không thực hiện ở những vùng da lở loét, nhiễm khuẩn.
  • Không thực hiện khi quá no hay quá đói.
  • Không tự ý thực hiện với phụ nữ mang thai.
  • Không tự ý thực hiện với người bị suy nhược cơ thể hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý khác mà không có ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Xoa bóp bấm huyệt tại Đông y Tuệ Y Đường
Xoa bóp bấm huyệt tại Đông y Tuệ Y Đường

Tại Đông y Tuệ Y Đường, BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ:

  • Mỗi bệnh nhân xoa bóp bấm huyệt cơ xương khớp đều được bác sĩ thăm khám tổng quan để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Bác sĩ lên phác đồ xoa bóp bấm huyệt châm cứu cho từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kết hợp thêm với các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả như nhiệt trị liệu, cứu ngải, khí công dưỡng sinh.
  • Trước khi trị liệu, bệnh nhân sẽ được uống trà để thư giãn cơ thể, đả thông kinh mạch, đồng thời xoa bóp bấm huyệt để làm giãn cơ. Đồng thời, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ tiến hành sát trùng dụng cụ châm cứu để đảm bảo an toàn.
  • Xác định vị trí huyệt đạo vùng khớp vai cần tác động một cách chính xác tuyệt đối theo phác đồ. Sau đó tiến hành đưa kim vào da đúng kỹ thuật.
  • Theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong thời gian châm cứu để kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể gặp phải.

Không gian phòng khám khang trang, sạch đẹp, đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm dày dặn, tận tình, chu đáo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả cao…là lí do Tuệ Y Đường là một điểm đến không thể bỏ qua đối với người bệnh xoa bóp bấm huyệt cơ xương khớp.

Một số phương pháp khác giúp trị ho do lạnh tại phòng khám Đông y Tuệ Y Đường:

  • Hỏa long cứu: Hỏa long cứu là phương pháp kết hợp 3 trong 1: Cứu ấm kinh lạc, xoa bóp rượu thuốc và ấn huyệt, tác động cột sống; hình thành trên cơ sở lý luận châm cứu truyền thống kết hợp với tri thức tiết đoạn thần kinh của y học hiện đại.
  • Giác hơi: Giác hơi là liệu pháp y học thay thế dùng áp suất trong một dụng cụ giác gọi là ống giác nhằm gây sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể, phòng và trị một số chứng bệnh.
  • Điện châm: Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt.
  • Cấy chỉ: Cấy chỉ là phương pháp trị liệu không dùng thuốc mà chỉ sử dụng duy nhất loại chỉ catgut, kết hợp với dụng cụ kim châm để đưa chỉ vào cơ thể. Do đó phương pháp này rất an toàn cho sức khỏe.

Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!

Phòng khám Tuệ Y Đường
Phòng khám Tuệ Y Đường

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *