Sự lưu hành của kinh túc thiếu âm thận nối liền với kinh túc thái dương bàng quang, gồm 27 huyệt mỗi bên, bắt đầu từ Dũng tuyền và kết thúc ở Du phủ. Vậy kinh lạc này có đường đi như thế nào, tên huyệt, vị trí các huyệt, cách châm cứu và chủ trị ra sao? Hãy cùng Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Đông y Tuệ y đường tìm hiểu về đường kinh túc thiếu âm thận nhé.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
ĐƯỜNG ĐI CỦA KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN
Kinh túc thiếu âm thận bắt đầu từ mặt dưới ngón chân út vào lòng bàn chân, dọc dưới xương thuyền phía trong bàn chân (Nhiên cốc) đi sau mắt cá trong vòng xuống gót rồi ngược lên bắp chân, dọc bờ sau xương chày lên phía trong kheo chân, phía sau mặt trong đùi, vào cột sống (thuộc về Thận, liên lạc với Bàng quang).
Từ thận lên gan qua cơ hoành vào Phế, đi cạnh thanh quản, họng rồi vào cuống lưỡi.
– Phân nhánh của kinh túc thiếu âm thận: Từ Phế ra, liên hệ với Tâm rồi phân bố ở ngực và tiếp nối với kinh Quyết âm ở tay.
CÁC HUYỆT THUỘC KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN
DŨNG TUYỀN – Con suối phun nước ngược lên – Huyệt tỉnh của kinh túc thiếu âm thận
– Vị trị: Ở chính giữa phía trước lòng bàn chân, nằm ngửa, quặp ngón chân vào phía trước lòng bàn chân sẽ thấy phía trước lòng bàn chân có một hố lõm hình chứ nhân.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
– Chủ trị: đau bên đầu, trẻ em kinh phong, say nắng, hôn mê, cao huyết áp, bệnh tinh thần, mất ngủ, chi dưới bại liệt, họng sưng, lưỡi khô, mũi chảy máu, đái ỉa khó, tim buồn bằn, vàng da, đau thắt lưng, ống chân nặng nghịch,…
NHIÊN CỐC – Cái hang đó – Huyệt huỳnh của kinh túc thiếu âm thận
– Vị trí: Phía trước và dưới mắt cá trong chân, phía trước và dưới xương thuyền, có chỗ lõm là huyệt.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 -1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: Viêm bàng quang, kinh nguyệt không đều, đái đường, hầu họng sưng đau, uốn ván, vàng da, ỉa chảy, sốt rét, đàn bà không có con, âm hộ ngứa, đau họng không thể nuốt nước bọt, ho nhổ ra máu, ra mồ hôi trộn…
THÁI KHÊ – Cái khe suối rất to – Huyệt nguyên của kinh túc thiếu âm thận
– Vị trí: Giữa chỗ lõm sau mắt cá chân, chỗ giữa mắt cá trong chân và gân gót chân.
– Cách châm cứu: Châm mũi kim hướng về mắt cá ngoài chân sâu 5 phân, hoặc thấu huyệt Côn lôn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: Bong gân khớp cổ chân, đau răng, choáng váng, rối loạn tiền đình, nấc, mất ngủ đau hầu họng, ù tai, ho hắng, kinh nguyệt không đều, liệt dương, di tinh, đái dầm viêm thận, viêm bàng quang, rụng tóc, thần kinh suy nhược, đau lưng, tiêu khát, tiểu vàng khó, chân tay lạnh…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
ĐẠI CHUNG – Cái chén to, cái chuông to – Huyệt lạc của kinh túc thiếu âm thận nối sang kinh túc thái dương bàng quang
– Vị trí: Chỗ lõm phía trước và sau mắt cá chân trong, lấy từ huyệt Thái Khê xuống 5 phân
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút
– Chủ trị: ho hắng, hen suyễn, ho ra máu, thần kinh suy nhược, lưng dưới lưng trên cứng đau, đau gót chân, táo bón, tiểu khó, đái buốt, ham nằm…
THỦY TUYỀN – Suối nước – Huyệt khích của kinh túc thiếu âm thận
– Vị trí: Ở huyệt Thái khê thẳng xuống 1 thốn, chỗ lõm khớp trước xương ngón chân.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Kinh nguyệt không đều sa dạ con, tiểu tiện khó, đau mắt, đau răng, bế kinh, cận thị, khi tháy kinh thì tim đau bứt rứt, đau trọng bụng…
CHIẾU HẢI – Mặt biển chiếu sáng – Chỗ giao của túc thiếu âm thận và mạch âm kiểu
– Vị trí: Ở phía dưới mắt cá trong chân 4 phân.
– Cách châm cứu: Châm đứ kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: Mất ngủ, điên dại, táo bón, kinh nguyệt không đều, ngứa hạ bộ, viêm hầu họng,viêm amidan, thần kinh suy nhược, sa dạ con, đau mắt, họng khô, phù thũng, ra khí hư, khó đẻ, liệt 1 nửa người, tâm buồn rầu không vui, đau bụng dưới…
PHỤC LƯU – Phục hòi sự chảy – Huyệt kinh của túc thiếu âm thận
– Vị trí: Thẳng huyệt Thái khê lên 2 thốn
– Cách châm cứu: Châm đứng 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: Viêm thận, viêm trứng dái, mồ hôi trộm, đau lưng ỉa chảy, công năng tính tử cung xuất huyết, viêm đường tiết niệu, khí hư quá nhiều, phù thũng, bụng chướng, ỉa ra máu mủ, hay giận lắm lời, lưỡi khô, chân lạnh…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
GIAO TÍN – Trao tin tức, trao niềm tin
– Vị trí: Ở mắt cá trong lên 2 thốn, sát cạnh trong sau xương chày
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20 phút
– Chủ trị: kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, ỉa chảy, táo bón, đau cạnh trọng chi dưới, tứ chi buồn bằn, ra mồ hôi trộm
TRÚC TÂN – Nhà khách
– Vị trí: Ở huyệt thái khê lên thẳng 5 thốn
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sau 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút
– Chủ trị: cơ dép co dúm, điên giản, bệnh tinh thần, viêm bàng quang, viêm xoang chậu…
ÂM CỐC – Cái hang ở mặt âm – Huyệt hợp của kinh túc thiếu âm thận
– Vị trí: Khi ngồi co gối vuông góc, thấy có hố lõm ở đầu nếp gấp khuỷu phía trong, lấy huyệt ở giữa hai gân.
– Cách châm cứu: Châm đứng 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: đau đầu gối, bụng dưới chướng đau, bệnh bộ máy sinh dục, bệnh bộ máy tiết niệu, lưỡi chùng ra mà xuống nước dãi, phiền nghịch, tiểu vàng, cổ chướng…
HOÀNH CỐT – Cái xương nằm ngang – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Dưới rốn 5 thốn là huyệt Khúc cốt, từ đó sang ngang 0,5 thốn là huyệt
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: tiểu tiện khó, đau sán khí, đái dầm, di tinh, liệt dương, viêm niệu đạo, ngũ lâm (5 thứ lậu), mất tinh…
ĐẠI HÁCH – Oai vệ to lớn – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Ở huyệt Khúc cốt thẳng lên 1 thốn là huyệt Trung Cực, sang ngang mỗi bên 0,5 thốn là huyệt Đại hách
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị đau hạ âm hộ, di tinh, khí hư quá nhiều, đau thần kinh hệ thống tinh dịch, co trai dương vật co kết lại, hư lao mất tinh, đau trong ông dương vật, mắt đỏ đau, bắt đầu từ khóe mắt trong, đàn bà ra khí hư đỏ…
KHÍ HUYỆT – Huyệt về khí – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Từ huyệt Hoành cốt lên 2 thốn, hoặc từ huyệt Quan nguyên ra 0,5 thốn.
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20 phút
– Chủ trị: ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, không có chửa, viêm đường tiết niệu, sán khí, mắt đỏ bắt đầu từ khóe mắt trong…
TỨ MÃN – bốn thứ đầy tức – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Huyệt Hoành cốt lên 3 thốn, hoặc từ huyệt Thạch Môn ra 0,5 thốn.
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20 phút
– Chủ trị: băng lậu huyết, đẻ xong đau bụng, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, khí hư, chứng không chửa, viêm đường tiết niệu, giãn ruột, đại trường có nước, dưới rốn đau như cắt, khóe trong mắt đau…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
TRUNG CHÚ – Chú ý đến bên trong – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: rốn xuống 1 thốn là huyệt âm giao, từ huyệt âm giao sang ngang 0,5 thốn là huyệt
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút
– Chủ trị: kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, táo bón, đau lưng, bụng dưới có nhiệt, tiết khí (trung tiện), khóe mắt trong đỏ đau
HOANG DU – huyệt du của khoảng trống trước tim – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Từ giữa rốn sang mỗi bên 0,5 thốn
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Vàng da, đau dạ dày, đau sán khí, táo bón, đau bụng hành kinh, dạ dày co rút, viêm ruột, nấc, bụng đau tức, táo bón, tắc ruột, mắt đỏ từ khóe trong
THƯƠNG KHÚC – khúc cong buồn rầu – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Từ huyệt Hoang du lên 2 thốn
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Đau dạ dày, đau sán khí, viêm phúc mạc, ăn không ngon, đau bụng, trong bụng có tích tụ, mắt đỏ đau từ trong khóe mắt trong
THẠCH QUAN – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: huyệt Hoang du 3 thốn
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, táo bón, đẻ xong đau bụng, co thắt thực quản, nôn ọe, sặc, bụng đau, khí lâm, tiểu vàng, mắt đỏ đau từ khóe trong…
ÂM ĐÔ – Đô thành của âm – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Từ huyệt Hoang du lên 4 thốn
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: sôi bụng, chướng bụng, đau bụng, phế khí thũng (giãn phế nang), viêm mạc lồng ngực, khí nghịch lên ruột kêu, dưới sườn đau nóng, mắt đỏ đau từ khóe trong…
THÔNG CỐC – Cái hang thông suốt – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Huyệt Hoang du lên 5 thốn
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng, chướng bụng, gáy cứng, điên giản, tim hồi hộp, đu thần kinh liên sườn, ngáp méo miệng…
U MÔN – Cửa tối tăm – huyệt hội của túc thiếu âm thận và mạch xung
– Vị trí: Từ Hoang du lên 6 thốn
– Cách châm cứu: NGƯỜI CHỬA CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 15 – 20 phút.
– Chủ trị: đau ngực, co hơi nóng, ỉa chảy, đau thần kinh liên sườn, dạ dày giãn ra, dạ dà co rút, viêm dạ dày mãn tính, bụng dưới chướng tức, đảm nhiệt, mắt đỏ từ khóe mắt trong, con gái đau tim…
BỘ LANG
– Vị trí: Khe liên sườn 6 – 7, huyệt Trung đình ra 2 thốn.
– Cách châm cứu: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi. Hơ 5 – 20 phút. CẤM CHÂM ĐỨNG KIM SÂU, BÊN TRONG CÓ NỘI TẠNG.
– Chủ trị: Đau thần kinh liên sườn, viêm mạc lồng ngực, viêm phế quản, viêm mũi, viêm dạ dày, mũi tắc không thông, thở ít, ho ngược lên, nôn mửa, chán ăn, thở xuyễn…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
THẦN PHONG – Giữ kín thần khí
– Vị trí: Huyệt Chiên trung ra 2 thốn, khe sường 4 – 5
– Cách châm cứu: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi. Hơ 5 – 20 phút. CẤM CHÂM ĐỨNG KIM SÂU, BÊN TRONG CÓ NỘI TẠNG.
– Chủ trị: đau thần kinh liên sườn, viêm mạc lồng ngực, viêm phế quản, viêm tuyến vú, ngực tức không thỏ được, ho ngược lêm, nôn mửa, chán ăn…
LINH KHƯ – Đồi thiêng
– Vị trí: Huyệt Ngọc đường ra 2 thốn, khe liên sườn 3 – 4
– Cách châm cứu: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi. Hơ 5 – 20 phút. CẤM CHÂM ĐỨNG KIM SÂU, BÊN TRONG CÓ NỘI TẠNG.
– Chủ trị: Đau thần kinh liên sườn, ho xuyễn, nôn mửa, viêm tuyến vú, viêm phế quản, chán ăn.
THẦN TÀNG – Chỗ chứa thần khí
– Vị trí: Huyệt Tử cung ra 2 thốn, khe liên sườn 2 – 3,
– Cách châm cứu: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi. Hơ 5 – 20 phút. CẤM CHÂM ĐỨNG KIM SÂU, BÊN TRONG CÓ NỘI TẠNG.
– Chủ trị: ho hen, nôn mửa, đau thần kinh liên sườn, viêm phế quản, ngực tức, không ham ăn.
HOẮC TRUNG – Trong giữa cái uất ức
– Vị trí: Từ Huyệt Hoa cái ra ngang 2 thốn, khe sườn 1 – 2,
– Cách châm cứu: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi. Hơ 5 – 20 phút. CẤM CHÂM ĐỨNG KIM SÂU, BÊN TRONG CÓ NỘI TẠNG.
– Chủ trị: ho hen, đau ngực, nôn mửa, viêm phế quản, đau thần kinh liên sườn…
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
DU PHỦ
– Vị trí: Huyệt Toàn Cơ ra 2 thốn ở cạnh phía dưới đầu trong xương đòn có chỗ lõm
– Cách châm cứu: ho hen, nôn mửa, đau ngực, viêm phế quản, bụng chướng, đằng hắng, trong ngực xuyễn lâu ngày cứu 7 mồi thì hiệu
– Chữa bệnh của tuyến thượng thận
– Chữa bệnh tâm phế mạn tính
TỔNG KẾT VỀ KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN
Qua bài viết trên, Bs CKII Trần Thị Thu Huyền đã đưa ra một số tổng kết về kinh túc thiếu âm thận như sau:
– Kinh túc thiếu âm thận chữa các bệnh ở nơi đường kinh đi qua: đau khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn chân, liệt hoặc yếu chi dưới, đau thần kinh hông khoeo trong.
– Kinh túc thiếu âm thận chữa các bệnh: sinh dục, tiết niệu: di tinh, hoạt tinh, đái dắt, đái buốt, đái són; ho hen, táo bón hoặc ỉa chảy; bệnh và hội chứng suy nhược thần kinh; cao huyết áp…
– Khi kinh túc thiếu âm thận bị bệnh: miệng nóng, lưỡi khô, họng, thanh quản sưng, cột sống đau, mặt trong chận đau hoặc yếu lạnh, lòng bàn chân nóng.
– Khi tạng thận bị bệnh: phù thũng, đái không thông lợi, ho ra máu, muốn nằm, xuyễn, mắt hoa, tim đập, da xạm, ỉa chảy lúc canh năm.
Bs CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ rằng, kinh Túc thiếu âm thận là một kinh được áp dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý. Đặc biệt là cơ xương khớp, Túc thiếu âm thận áp dụng vào xoa bóp bấm huyệt, châm cứu đem lại hiệu quả cao đối với các mặt bệnh thoái hóa các khớp chi dưới, bán thân bất toại, đau khớp gối khớp cổ chân, tiểu tiện không thông lợi, …
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường, nhờ áp dụng Học thuyết kinh lạc và kinh túc thiếu âm thận vào điều trị bệnh, các bệnh nhân đều phản hồi rất tốt về các mặt bệnh cơ xương khớp khi được trị liệu xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,…
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp và kinh túc thiếu âm thận, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555– 0789.503.555