BẤM HUYỆT TRỊ ĐAU ĐẦU TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Bấm huyệt chữa đau đầu là cách giải tỏa khó chịu, bực bội khi bị đau đầu xảy ra rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Nếu bạn muốn tìm một cách tự nhiên để điều trị đau đầu, Tuệ Y Đường sẽ hướng dẫn cho bạn cách bấm huyệt đúng cách để trị đau đầu một cách hiệu quả.

Bấm huyệt trị đau đầu tại nhà hiệu quả
Bấm huyệt trị đau đầu tại nhà hiệu quả

1. Phản xạ liệu pháp là gì?

Huyệt đạo nằm trên cơ thể là những điểm được cho là cực kỳ nhạy cảm, có khả năng kích thích cơ chế giảm đau trong cơ thể. Những chuyên gia bấm huyệt tin rằng việc tác động lên các huyệt đạo theo một cách nào đó có thể:

  • Cải thiện sức khỏe
  • Giảm đau
  • Khôi phục lại trạng thái cân bằng cho cơ thể

Phản xạ liệu pháp (reflexology) là một phương pháp trị liệu tự nhiên sử dụng những kĩ thuật ấn trên các vùng phản xạ cơ thể trên bàn chân hoặc bàn tay nhằm mục đích đem lại sự thư giãn sâu và kích hoạt khả năng tự chữa lành bệnh tự nhiên của cơ thể.

Các vùng phản xạ tương ứng trên lòng bàn chân
Các vùng phản xạ tương ứng trên lòng bàn chân

Đây là phương pháp trị liệu tự nhiên nhằm hoạt hoá các dòng chảy năng lượng trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch và làm tăng sức khoẻ tinh thần, chuyển hoá cảm xúc tiêu.

Điều này có nghĩa là bạn cần xoa bóp tại một vị trí để điều trị vấn đề ở khu vực khác, chẳng hạn như bấm huyệt ở bàn tay để điều trị cơn đau nhức đầu.

Các chuyên gia sẽ giúp bạn nhận ra các huyệt đạo phù hợp để giảm bớt cơn đau hiệu quả.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách giảm đau đầu bằng phương pháp này mà không cần dùng thuốc đau đầu, quan trọng nhất là phải hiểu được cách làm thế nào để thực hiện chúng thật chính xác.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích những điều mà khoa học nghiên cứu về bấm huyệt chữa đau đầu và giới thiệu một vài huyệt đạo mà bạn có thể tác động để giảm bớt cơn đau.

Đau đầu theo y học cổ truyền (đầu thống)

2. Cơ sở khoa học đằng sau phương pháp bấm huyệt

Không có quá nhiều nghiên cứu khoa học về việc sử dụng liệu pháp bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả như thế nào, hầu hết chỉ là các nghiên cứu nhỏ cần được mở rộng hơn.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã xem xét làm thế nào để liệu pháp massage trên đầu và vai có thể giúp giảm đau đầu. Điều này có khi liên quan đến việc kích thích các huyệt đạo trên đầu.

Năm 2002, các nhà khoa học tiến hành khảo sát về việc massage có thể giúp 4 người trưởng thành bị đau đầu do căng thẳng mạn tính. Người bệnh được xoa bóp từ 2–3 lần mỗi tuần trong 6 tháng.

Kết quả là massage làm giảm số lần đau đầu ở mỗi đối tượng trong tuần điều trị đầu tiên. Vào cuối khoảng thời gian điều trị, số cơn đau đầu trung bình xuất hiện ở mỗi người đã giảm từ 7 cơn đau/tuần xuống còn 2 cơn đau/tuần.

Thời gian trung bình của một cơn đau đầu cũng giảm một nửa trong suốt thời gian điều trị, khoảng từ 8 giờ xuống còn 4 giờ.

Trong một nghiên cứu khác trước đó, các nhà khoa học đã đánh giá tác động của 10 phương pháp massage trị liệu trong 1 giờ và kéo dài trong 2 tuần lên 21 người phụ nữ bị đau đầu kinh niên.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện 10 cách massage đó đã giúp giảm sự xuất hiện, thời gian và cường độ đau đầu.

3. Thực hiện bấm huyệt chữa đau đầu như thế nào?

Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền Có một số huyệt đạo trên cơ thể được nhiều người biết đến là có khả năng làm giảm đau đầu, đau đầu buồn nôn

Huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc nằm trên bàn tay, tại vị trí giữa ngón trỏ và ngón cái. Bạn có thể tự xác định vị trí huyệt Hợp Cốc bằng cách đặt nếp gấp giữa đốt 1 và ngón 2 của ngón tay cái bên kia lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón tay tới đâu thì đó là huyệt.

Huyệt Hợp cốc nằm giữa ngón trỏ và ngón cái
Huyệt Hợp cốc nằm giữa ngón trỏ và ngón cái

Y học cổ truyền cho rằng, huyệt Hợp Cốc là huyệt chủ trị vùng đầu, mặt, cổ. Bấm huyệt Hợp Cốc sẽ làm giảm căng thẳng ở vùng đầu và cổ, các chứng đau đầu do căng cơ. Ngoài ra, bấm vào huyệt này còn có thể trị mất ngủ, sốt cao, cảm mạo, ù tai, mồ hôi trộm, liệt dây thần kinh số VII, đau răng hàm trên và ho.

Cách bấm huyệt Hợp Cốc chữa đau đầu

  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái bấm mạnh vào huyệt Hợp Cốc trên tay phải trong 10 giây.
  • Tiếp theo, dùng ngón cái day nhẹ trên huyệt, xoa theo vòng tròn, mỗi chiều xoa trong 10 giây.
  • Lặp lại quá trình này đối với huyệt Hợp Cốc ở tay trái.
  • Bạn có thể bấm huyệt Hợp Cốc để chữa đau đầu vào bất cứ thời điểm nào, có thể duy trì ít nhất 2–3 lần/ngày, mỗi lần 15- 20 phút và bấm ngay khi cơn đau ập tới để giảm đau.

Lưu ý: Không tác động lên huyệt Hợp Cốc ở phụ nữ có thai do nguyên nhân làm tăng co bóp tử cung và gây sảy thai.

Huyệt Toản Trúc

Huyệt Toản Trúc hay còn gọi là huyệt Toàn Trúc là hai điểm chỗ lõm nằm ở đầu trong cung lông mày. Bấm vào những vị trí này có thể làm giảm cơn đau do áp lực, nhức mỏi mắt hay viêm xoang gây ra. Do đó, bấm huyệt Toản Trúc cũng trị một số bệnh về mắt, giúp lưu thông máu trong xoang mặt, trị đau đầu, liệt dây thần kinh VII ngoại biên.

Huyệt Toàn trúc nằm ở 2 đầu lông mày
Huyệt Toàn trúc nằm ở 2 đầu lông mày

Cách bấm huyệt Toản Trúc trị đau đầu

  • Dùng 2 ngón trỏ nhấn mạnh vào 2 vị trí huyệt Toản Trúc cùng một lúc.
  • Giữ trong 10 giây.
  • Thả lỏng và lặp lại nhiều lần cho đến khi giảm đau, có thể áp dụng cách bấm huyệt chữa đau đầu này 2–3 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút.

Huyệt Thiên Trụ

Huyệt Thiên Trụ nằm song song với nhau ở phía sau gáy, ngay đáy hộp sọ và giữa hai cơ cổ dọc. Cách bấm huyệt chữa đau đầu này sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau do căng thẳng, mệt mỏi ở cổ, đau vai gáy, đồng thời cũng trị đau mắt, đau tai và giảm nghẹt mũi.

Huyệt Thiên trụ nằm sau gáy
Huyệt Thiên trụ nằm sau gáy

Cách bấm huyệt Thiên Trụ chữa đau đầu

  • Dùng 2 ngón trỏ ấn mạnh vào 2 điểm huyệt cùng một lúc. Bạn có thể dùng cả ngón trỏ và ngón giữa khép lại để bấm có lực hơn. Nếu bấm huyệt chữa đau đầu cho người khác thì nên sử dụng ngón cái.
  • Tạo lực ấn hướng lên trên và giữ trong 10 giây.
  • Thả lỏng và lặp lại nhiều lần cho đến khi giảm đau, thời gian bấm huyệt khoảng 15-20 phút, có thể bấm huyệt trị đau đầu 2–3 lần/ngày.

Huyệt Ấn Đường

Huyệt Ấn Đường nằm ở vị trí giữa hai lông mày, ngay giữa đầu sống mũi và trán. Ngoài chữa đau đầu, phương pháp bấm huyệt Ấn Đường còn có thể làm giảm cơn mỏi mắt và chứng viêm xoang. Không những thế, cách bấm huyệt chữa đau đầu này còn giúp trị sốt cao, chảy máu cam, viêm xoang trán và giảm nhức mỏi mắt khi nhìn màn hình vi tính quá lâu. Huyệt Ấn Đường cũng là một trong những vị trí bấm huyệt giúp giảm cân và nâng cao sức khoẻ đấy.

Ấn đường nằm chính giữa 2 cung lông mày
Ấn đường nằm chính giữa 2 cung lông mày

Cách bấm huyệt Ấn Đường chữa đau đầu

  • Dùng lực ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái để nhấn vào và day nhẹ vị trí này trong 1 phút.
  • Thả lỏng và lặp lại nhiều lần cho đến khi giảm đau, có thể áp dụng cách bấm huyệt trị đau đầu này 2–3 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút.

Huyệt Kiên Tỉnh

Đây là huyệt nằm trên đường mép vai, chính giữa bờ vai và phần cổ của bạn. Bấm huyệt Kiên Tỉnh có tác dụng làm giảm áp lực ở cổ và vai, giảm cơn đau cổ và ngăn ngừa cảm giác đau đầu do mỏi cổ. Bên cạnh đó, bấm huyệt Kiên Tỉnh cũng có tác dụng trị co cứng cơ thang, cơ vùng cổ hoặc bả vai.

Huyệt Kiên tỉnh nằm ở 2 bên vai
Huyệt Kiên tỉnh nằm ở 2 bên vai

Cách bấm huyệt Kiên Tỉnh chữa đau đầu

  • Dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa tác động lực lên vị trí này, sau đó xoa bóp theo chuyển động tròn trong 1 phút.
  • Thực hiện tương tự ở bên vai còn lại.
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi giảm đau, có thể bấm huyệt trị đau đầu 2–3 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút.

Lưu ý: Tuyệt đối không ấn huyệt Kiên tỉnh cho phụ nữ có thai do việc tác động lên huyệt này gây nguy cơ sảy thai.

Huyệt Thái Xung 

Huyệt này nằm ở trên mu bàn chân, chỗ hõm từ khe giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai đo lên khoảng 3 khoát ngón tay. Từ huyệt này có đường kinh chạy dọc theo chân, qua thân mình và khung xương sườn. Từ đây, các nhánh khác nhau chạy lên ngực, cổ, mặt đến đỉnh đầu. Vì vậy, bấm huyệt này giúp giảm đau hiệu quả cơn đau ở phía trước và trên đỉnh đầu. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm chóng mặt, mờ mắt, đỏ mắt hoặc kích ứng mắt, hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan.

Huyệt Thái xung nằm trên kinh Can ở dưới mu chân
Huyệt Thái xung nằm trên kinh Can ở dưới mu chân

Cách bấm huyệt Thái Xung chữa đau đầu

Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt này với lực vừa phải, giữ trong khoảng 4 phút cho đến khi thấy huyệt đau nhẹ thì ngừng, day nhẹ 30 giây và tiếp tục ấn lại. Lặp lại chừng 3-4 lần, tổng thời gian bấm huyệt khoảng 15-20 phút.

Vì bấm huyệt là phương pháp chỉ tiếp xúc ngoài da, không xâm nhập vào bên trong cơ thể và không liên quan đến thuốc, do đó rất an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đặc biệt là việc bấm huyệt bạn hoàn toàn có thể tự mình áp dụng ở bất kỳ đâu. Hãy dành một ít thời gian để thư giãn và bấm huyệt mỗi ngày, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

Kết hợp bấm huyệt với xoa bóp và châm cứu

Kết hợp châm cứu với bấm huyệt đem lại hiệu quả cao hơn
Kết hợp châm cứu với bấm huyệt đem lại hiệu quả cao hơn

Khi bấm huyệt cần sử dụng ngón tay tác động lên vị trí các huyệt một lực chuyển động vừa phải và lặp lại nhiều lần thì cơn đau mới thuyên giảm. Để bấm huyệt chữa đau đầu đạt hiệu quả điều trị GẤP ĐÔI, GẤP BA, cải thiện tình trạng sức khỏe gặp phải thì người bệnh cần kết hợp thêm cả châm cứu lẫn xoa bóp.

Bên cạnh các huyệt đạo cần bấm thì người bệnh có thể xoa bóp và châm cứu chữa đau đầu vào các huyệt Hợp cốc, Thái xung, Bách hội, Suất cốc, Trung quản, Nghinh hương, Phong Long, Thái Dương, Khúc Trì… trong thời gian từ 15 đến 20 phút.

Châm cứu – phương pháp trị bệnh không dùng thuốc hiệu quả tuyệt vời

Tuy nhiên, cách bấm huyệt tại nhà này chỉ khuyến khích cho người bệnh gặp tình trạng đau đầu nhẹ, đau đầu do thời tiết hoặc áp lực công việc. Nếu bạn đau đầu nhiều năm không khỏi thì nên tìm đến cơ sở để điều trị.

Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bênh !

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *