1. Dược vị
- Thục địa 24g
- Đương quy 12g
- Bạch thược 12g
- Xuyên khung 6g
2. Phân tích bài thuốc
- Quân: thục địa tư dưỡng âm huyết, bổ thận chấn tinh
- Thần: đương quy bổ huyết dưỡng can, hoạt huyết
- Tá: bạch thược dưỡng huyết liễm âm, giúp thục địa và đương quy bổ huyết, hoãn cấp, chỉ thống.
- Sứ : xuyên khung hoạt huyết hành khí, giúp đương quy hoạt huyết hành trệ
3. Chủ trị
- Danh huyết hư đới chứng
4. Chứng trạng chính
- Diện sắc vô hoan, thần giáp sắc đạm, thiệt đạm, mạch tế (sắc mặt không tươi, quanh môi màu nhạt, lưỡi nhạt, mạch tế).
5. Nguyên nhân gây bệnh
- Doanh huyết khuy hư, tạng phủ hình thể thất dưỡng, huyết hành bất sướng.
6. Công dụng
- Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh. Trị doanh huyết bị hư trệ, hoảng hốt, váng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt vàng úa, móng tay chân nhợt nhạt, kinh nguyệt không đều và các chứng bệnh thuộc huyết hư hoặc huyết hư kèm theo ứ trệ, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế hoặc tế sáp.
- Đương quy bổ huyết hòa huyết, thục địa bổ huyết tư âm, hai vị đố đều nặng về bổ huyết, Bạch thược dưỡng huyết nhu can, Xuyên khung hành khí ở trong huyết, là thuốc hành khí hoạt huyết, vì vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, kiêm cả hành khí.
- Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung để được giải đáp nhé.
7. Ứng dụng lâm sàng
Theo sách cổ đây là bài thuốc chuyên về điều huyết can kinh, trị chứng huyết hư huyết ứ sinh ra đau kinh, kinh nguyệt không đều. Trong bài:
- Thục địa tư thận bổ huyết dưỡng bào cung là chủ dược.
- Đương qui bổ dưỡng can huyết, hoạt huyết điều kinh.
- Bạch thược dưỡng huyết hòa can.
- Xuyên khung hoạt huyết hành khí sơ thông kinh mạch.
Tứ vật bổ huyết hoạt huyết
Hiện nay dùng trị kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết cơ năng, thai lệch, rối loạn buồng trứng, thai ngoài tử cung, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, Cũng dùng trị mày đay, vảy nến, viêm da dị ứng, đâu đầu do thần kinh, đau đầu do mạch máu.
Các vị thuốc cùng dùng thành một bài thuốc có tác dụng bổ huyết điều huyết, trị các chứng huyết hư huyết trệ.
- Bài thuốc được dùng nhiều chữa các chứng bệnh phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh cùng nhiều bệnh khác có hội chứng huyết hư.
- Trường hợp huyết hư kiêm khí hư gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết.
- Trường hợp có ứ huyết gia thêm Đào nhân, Hồng hoa ( là bài Đào hồng Tứ vật), để hoạt huyết khu ứ.
- Trường hợp huyết có hàn gia Nhục quế, Bào khương để ôn dưỡng huyết mạch.
- Nếu huyết hư sinh nội nhiệt gia Liên kiều, Hoàng cầm, Đơn bì dùng Sinh địa thay Thục địa để thanh nhiệt lương huyết.
- Trường hợp huyết hư có chảy máu bỏ Xuyên khung gia A giao, Hoa hòe, Tông lư than để chỉ huyết.
- Trường hợp huyết hư trệ, đau kinh gia Hương phụ chế, Uất kim để hành khí giải uất, điều kinh chỉ thống.
- Trường hợp huyết hư đau đầu, váng đầu gia Bạch chỉ, Cảo bản để khu phong chỉ thống.
- Trên lâm sàng có báo cáo dùng Tứ vật thang để chữa chứng mày đay, có kết quả tốt.
- Trương Bình Thành nói: “Người ta sống được là nhờ khí với huyết, thầy thuốc trị bệnh cũng trị khí huyết mà thôi”. Cho nên tất cả các bài thuốc bố khí đều từ Tử quân’ mà hoá ra. Tất cả các bài thuốc bổ huyết đều từ bài Tứ vật biến hoá ra. Bổ khí nên tìm ở Tỳ Phế, bổ huyết nên tìm ở Can Thận. Địa hoàng vào Thận tráng thuỷ bổ âm, Bạch thược vào Can liễm âm ích huyết, hai vị là vị chính để bổ huyết. Nhưng huyết hư hay trệ, kinh mạch không thông, lại sợ Địa, Thược tính thuần âm, không có khả năng ôn dưỡng lưu động, cho nên phải thêm Đương quy, Xuyên khung cay thơm, ôn nhuận, hay dưỡng huyết mà thông hành khi ở trong huyết, làm cho huyết chạy điều hoà. Tóm lại, bài này điều lý tất cả các chứng về huyết, đó là sở trường của nó. Nếu bệnh thuần thuộc âm hư, thiếu huyết, nên tư âm giáng hoả thì Quy Khung tình hành tán lại không nên dùng (Thành phương tiện độc).
- Bài này là bài thuốc chủ yếu trong thuốc dưỡng huyết, lại là bài thuốc điều hoà kinh nguyệt cần thiết, đồng thời có thể gia giảm mà dùng với các chứng thai tiền, sản hậu. Nhưng cần nói rõ, là nói về bổ huyết thì Sự sinh thành của huyết bắt nguồn ở khí hoá. Nếu như ra huyết quá nhiều, hơi thở suy yếu, thì lại nên theo ý nghĩa: huyết thoát thì bổ khí, mà trong dụng những vị bổ khí, ích khí để sinh huyết; Nếu vẫn dùng bài này để bổ huyết thì không đúng với bệnh tình. Ngoài ra như người vốn Tỳ Vì dương lại không nên dùng. hư, ăn ít, đại tiện lỏng, thì vị Địa hoàng, Bạch thược đều thuộc về âm dược
- Bài này trên lâm sàng, nếu kèm khí hư thì có thể thêm Sâm, Kỳ, kèm có ứ huyết có thể thêm vào nhân, Hồng hoa; nặng thì có thể thêm Đại hoàng, Mang tiêu; huyết hư và có hàn, thêm Nhục quế, Bào khương, huy hư mà nhiệt, thêm Hoàng cầm, Đơn bì, muốn hành huyết thì bỏ Bạch thược, muốn chỉ huyết thì bỏ Xuyên khung (Thượng Hải phương tế học).
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung để được giải đáp nhé.
Theo ” Phương tễ học”- Hoàng Duy Tân & Hoàng Anh Tuấn.