Bài thuốc hay từ cây NHỌ NỒI

Cây nhọ nồi hay cỏ mực  còn có nhiều tên gọi khác là thủy hạn liên, hạn liên thảo và có tên khoa học là Eclipta alba Hassk. Cây cỏ mực thuộc loại thực vật có hoa họ Hoa Cúc. Sở dĩ cây nhọ nồi còn được biết đến là cây cỏ mực vì khi vò nát cây sẽ có nước màu đen như mực chảy ra. Nhọ nồi mọc hoang ở khắp mọi nơi, có thể dễ dàng tìm kiếm ở bất cứ đâu đặc biệt là ở các vùng quê Bắc Bộ

Cây nhọ nồi mọc thẳng hoặc bò ngang trên mặt đất, chiều cao khoảng 30 – 40cm, có cây có thể cao tới 80cm và phân nhánh. Thân cây cứng, có màu lục hoặc đỏ tía, được bao bởi một lớp lông trắng bên ngoài. Lá cây cỏ mực thường mọc đối nhau, dài khoảng 4 – 8cm, mặt lá thường có nhiều lông trắng nhỏ và có mép răng cưa thưa. Hoa cỏ mực có màu trắng, khá nhỏ và thường mọc thành cụm. 

Thành phần hóa học

Theo Đông y, cây nhọ nồi có tính hàn, vị chua ngọt và không có độc nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến huyết. Trong cây cỏ mực có một số thành phần hóa học nổi bật như: Tannin, Flavonoids, Saponins, Iso Flavonoids, Glycosides triterpene và các axit hữu cơ. Những thành phần này đã được chứng minh tốt cho sức khỏe, có tác dụng trong việc chữa nhiều bệnh khác nhau. 

Công dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi có vị chua, ngọt thanh nên được sử dụng để thanh nhiệt, chống đau, chống viêm, giảm sưng tấy, trị mẩn ngứa, xuất huyết dạ dày… Trong cỏ mực có chứa chất tanin có tác dụng làm giảm thời gian đông máu nên được dùng để cầm máu, chữa chảy máu cam. Thành phần Saponin có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu, phòng ngừa và điều trị ung thư, tốt cho xương khớp và hệ miễn dịch. 

Nhóm chất Flavonoids có khả năng làm chậm quá trình oxy hóa, làm đen tóc và bền thành mạch nên được sử dụng trong các bài thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu, cao huyết áp… Các thành phần có trong cây nhọ nồi có thể chữa các bệnh như mát máu, chữa nhiệt miệng, tiêu chảy, huyết áp cao, chữa đau dạ dày, tiêu chảy, làm đen tóc… 

Công dụng phổ biến nhất của cây nhọ nồi được dân gian ta thường xuyên áp dụng là giúp cầm máu, chữa mề đay, giúp thanh nhiệt giải độc và chữa tiêu chảy. Với nhiều công dụng như vậy, cây nhọ nồi được sử dụng như một loại dược liệu trong các bài thuốc dân gian và Đông y, sử dụng cho hầu hết mọi đối tượng. Đặc biệt, cỏ mực có vị ngọt thanh, không có bất cứ tác hại nào nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

Thổ huyết và chảy máu cam

  • Nguyên liệu: cây nhọ nồi (cả cành và lá).
  • Phương pháp:
    • Rửa sạch cành, lá nhọ nồi.
    • Giã nát cành, lá nhọ nồi sau đó ép lấy nước .
    • Dùng nước uống để cầm máu.

Nhọ nồi điều trị thổ huyết, chảy máu cam…

Tiểu ra máu

  • Nguyên liệu: lá nhọ nồi và mã đề (tỷ lệ bằng nhau: 10g hoặc 15g).
  • Phương pháp:
    • Rửa sạch lá nhọ nồi và mã đề.
    • Giã 2 loại lá trên sau đó ép lấy nước để uống.
    •  Uống 3 chén/ngày (uống trước bữa ăn).
  • Lưu ý: có thể dung phương pháp nấu cháo nhọ nồi (100 g) với 3 lát gừng để ăn thay cho phương pháp trên.

Trĩ ra máu

  • Nguyên liệu: nhọ nồi để nguyên rễ, cành, lá (từ 30 đến 50g).
  • Phương pháp:
    • Rửa sạch rễ, cành, lá nhọ nồi.
    • Giã nhuyễn (rễ, cành, lá) sau đó cho tất cả vào 1 chén rượu nóng.
    • Dùng dịch đặc để uống và lấy bã đắp vào khu vực trĩ ra máu.
    •  Sử dụng từ 3 đến 5 ngày.
    • Dùng lá, rễ, cành nhọ nồi giã nát và đắp vào khu vực trĩ ra máu

Chảy máu dạ dày, hành tá tràng

  • Nguyên liệu: nhọ nồi 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g.
  • Phương pháp:
    • Cho tất cả: nhọ nồi, bạch cập, đại táo, cảm thảo (đã rửa sạch) vào nồi để sắc.
    • Dùng nước đã sắc để uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
    • Uống trong thời gian từ 3 đến 5 ngày.

Vết đứt chảy máu

  • Nguyên liệu: một nắm lá nhọ nồi (khoảng 10 đến 15g).
  • Phương pháp:
    •  Rửa sạch lá nhọ nồi.
    • Giã nhuyễn lá nhọ nồi sau đó dùng để đắp lên vết thương.

Rong kinh

  • Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi.
  • Phương pháp:
    • Giã lá nhọ nồi đã rửa sạch sau đó vắt lấy nước cốt để uống (trường hợp rong kinh nhẹ).
    • Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
  • Lưu ý: có thể sử dụng lá nhọ nồi khô sắc nước uống (trong trường hợp không có lá tươi).

Tóc bạc sớm

  • Nguyên liệu: lá nhọ nồi với lượng tùy dùng.
  • Uống nước lá nhọ nồi giúp tóc đen mượt, bổ thận, ích tinh huyết.
  • Phương pháp:
    • Rửa sạch lá nhọ nồi.
    • Nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa rồi cho vào lọ đậy kín.
    • Khi sử dụng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống.
    • Uống ngày 2 lần có tác dụng làm đen tóc, bổ thận, ích tinh huyết.

Di mộng tinh (do tâm thận nóng)

  • Nguyên liệu: Lá nhọ nồi 1kg.
  • Phương pháp:
    • Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó sấy khô, tán bột.
    • Sử dụng bột nhọ nồi đã tán uống với nước cơm (8g/lần).
    • Uống 1 tuần rồi nghỉ, sau đó lại uống tiếp.

Tưa lưỡi

  • Nguyên liệu: Lá nhọ nồi tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g.
  • Nước cốt lá nhọ nồi hòa mật ong chấm lên lưỡi chữa tưa lưỡi cho trẻ
  • Phương pháp:
    • Giã nhuyễn lá nhọ nồi, lá hẹ tươi (sau khi đã rửa sạch).
    • Ép lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cho trẻ 2 giờ 1 lần.

Hạ sốt cho trẻ

  • Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi 50g.
  • Phương pháp:
    • Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó giã nát và ép lấy nước.
    • Dùng nước nhọ nồi cho trẻ uống để hạ sốt (mỗi lần khoảng 50ml).
    •  Lấy bã đắp trán, bẹn, nách cho trẻ.
  • Lưu ý: bé dưới 1 tuổi cần đun sôi (nước cốt đã giã) rồi mới cho uống để đảm bảo vô trùng.

Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh

Sử dụng cây nhọ nồi để chữa bệnh là phương pháp dân gian sử dụng thảo dược thiên nhiên. Phương pháp chữa bệnh này không mang lại hiệu quả tuyệt đối với tất cả đối tượng sử dụng. Trong quá trình áp dụng nếu bạn cảm thấy không có sự thay đổi thì phải dừng lại để chuyển qua điều trị bằng Tây y hay các phương pháp khác. Mặc dù cỏ mực không có tác hại đối với cơ thể nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc điều trị bệnh. 

Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên áp dụng phương pháp đắp, không nên cho trẻ uống nước để đảm bảo vô trùng cho hệ miễn dịch của trẻ. Đồng thời, bạn cũng không nên tự ý kết hợp các loại thảo dược với nhau để tránh trường hợp ngộ độc hay khắc tính. 

Trên đây là những đặc điểm, công dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi và những bài thuốc hay chữa bệnh từ cỏ mực. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp thêm kiến thức cho bạn đọc về loại thảo dược thiên nhiên, những phương pháp chữa bệnh hữu ích trong dân gian.

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *