“Sắc thuốc” chắc hẳn mà cụm từ ai cũng nghe qua hoặc nghĩ tới khi nói đến Đông y hay Y học cổ truyền. Như các bạn đã biết đối với Đông y, thuốc thang sắc là dạng thuốc được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng nắm rõ quy trình dùng thuốc sắc đúng cách.
Hiểu được nỗi niềm băn khoăn đó, Bs Trần Thị Thu Huyền –BS CK II YHCT- Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường sẽ chia sẻ, cũng như giải đáp cụ thể những thắc mắc lâu nay của bệnh nhân về cách dùng thuốc sắc để chúng ta có thể biết cách sắc thuốc sao cho đúng cũng như đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị.
Thưa cô, theo như phần đa mọi người được biết, dạng thuốc thang sắc là dạng được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh bằng thuốc Đông y. Vậy chắc hẳn việc sắc thuốc cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá trị của bài thuốc. Bác sĩ có thể chia sẻ rõ hơn về điều này được không ạ?
Đầu tiên, thuốc thang sắc trong Đông y là dạng thuốc được sử dụng rất phổ biến, phổ biến hơn cả so với thuốc dạng viên hoàn và thuốc bột. Bởi vì thuốc phù hợp với mọi thể trạng, lại ở dạng lỏng, cơ thể dễ hấp thụ, mang lại hiệu quả tốt hơn. Thành phần của thuốc thang sắc thường là thảo mộc, khoáng vật, động vật… Khi sắc lên khí vị, hoạt chất của thuốc dễ quy vị vào các tạng phủ, kinh lạc. Nhờ vậy giúp giải quyết tổng thể các vấn đề bệnh lý của cả cơ thể.
Hiệu quả của thuốc thang sắc phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sắc thuốc. Như danh y Lý Thời Trân từng nói: “Uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép nhưng sắc lỗ mãng, vội vàng, dùng lửa không đúng độ thì thuốc cũng không công hiệu”. Nếu sắc thuốc không đúng cách thì dược tính của thuốc sẽ giảm đi đáng kể khiến cho bài thuốc không mang lại kết quả điều trị.
Quả thật sắc thuốc có vai trò rất quan trọng đối với tác dụng của bài thuốc. Vậy thưa Bác sĩ có phải bài thuốc nào cũng có cách sắc như nhau không?
Nói về sắc thuốc thì hầu hết mọi người đều hình dung là đem thang thuốc gồm nhiều vị thuốc đổ nước vào đun sôi trên lửa rồi chắt lấy nước thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là hình dung chung nhất chứ thực chất sắc thuốc cần quy trình đảm bảo các nguyên tắc về thời gian và nhiệt độ, cách sắc phù hợp với tính chất của vị thuốc. Thường sẽ có 2 cách sắc là sắc nhanh và sắc chậm. Với mỗi cách sắc sẽ phù hợp với từng loại thuốc riêng.
Vì thế muốn đạt hiệu quả điều trị cao nhất thì ngoài chất lượng thuốc phải chuẩn chỉ thì cách sắc thuốc cũng đặc biệt phải lưu tâm.
Là một BS.CKII về YHCT, cô có thể chia sẻ thêm như thế nào là sắc nhanh và sắc chậm, và những loại thuốc nào thì tương ứng với 2 cách sắc trên được không ạ?
Tùy thuộc vào công dụng, thuộc tính của thuốc thì sẽ có những cách sắc riêng:
- Với cách sắc nhanh: thường áp dụng với những vị thuốc cần giữ khí, thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà. Cụ thể hơn là những vị thuốc có tinh dầu, hoạt chất ít tan trong nước và dễ bay hơi cùng hơi nước khi có nhiệt tác động. Cách sắc nhanh cần đảm bảo vừa làm cho hoạt chất thuốc hòa tan trong nước sắc, vừa hạn chế bay hơi mất theo hơi nước. Để đạt được dược tính thuốc tối ưu nhất, trước khi sắc, thuốc có thể được ngâm trước hoặc khi sắc tăng nhiệt từ từ, khi nước sôi sẽ đun trong thời gian ngắn (trong khoảng 10-20 phút). Và Thuốc thường được sắc một lần.
- Với cách Sắc thuốc chậm: Cách này thường áp dụng cho những loại thuốc bổ, lấy vị của thuốc, tức là các vị thuốc không bay hơi, không biến đổi nhiều trong quá trình sắc. Các vị thuốc thường tồn tại trong các tổ chức rắn như củ, rễ, cành, thân… trước khi sắc thuốc cần có biện pháp làm tăng khả năng hòa tan chất thuốc trong nước sắc. Những biện pháp thường được sử dụng bao gồm phân nhỏ dược liệu đến kích thước phù hợp, ngâm thuốc trước khi sắc, sắc thuốc trong thời gian dài… Để đảm bảo nồng độ thuốc quy nạp vào kinh lạc, tạng phủ, thuốc được sắc làm nhiều lần, khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần sắc từ 60-90 phút. Nước thuốc mỗi lần được trộn với nhau.
Kết quả điều trị bệnh Lychen Amiloid
Vậy chúng ta có nên rửa thuốc trước khi sắc? Và điều đó có ảnh hưởng thế nào đến bài thuốc cũng như hiệu quả điều trị không cô?
Câu trả lời là không nên rửa thuốc. Bởi thuốc đã được bào chế sao tẩm để vào đúng quy kinh tạng phủ hay đưa thuốc đến nơi bị bệnh để thuốc đạt hiệu quả và phát huy tác dụng điều trị tốt nhất. Một số vị được sao tẩm như muối, dấm, rượu, mật, đồng tiện,.. nếu rửa đi thì sẽ làm giảm tác dụng thuốc và thuốc không đạt được hiệu quả tối đa nhất.
Trước khi sắc nên ngâm thuốc trong khoảng 15-30 phút để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
Vậy cô có thể chia sẻ thêm về giờ giấc uống thuốc như thế nào? Nên uống thuốc trước hay sau ăn và uống thế nào thì hợp lí? được không ạ? Em tin chắc là cũng có rất nhiều bệnh nhân của chúng ta thắc mắc về vấn đề này.
Thời gian uống thuốc hợp lí nhất là lúc bụng không quá đói hoặc không quá no, tức lúc bụng không no không đói, thường khoảng sau ăn 1 tiếng. Nếu uống lúc quá đói có thể sẽ gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, cồn cào, khó chịu, bủn rủn tay chân,…Mỗi người sẽ có một thể trạng riêng vì vậy các bạn nên tự lắng nghe cơ thể mình để uống thuốc cho thật hợp lí.
Nếu mỗi lần uống khoảng 200-300ml mà các bạn thấy khó chịu thì các bạn cũng nên chia nhỏ lượng thuốc ra để uống dần trong ngày.
Hy vọng chuyên mục ngày hôm nay sẽ giúp khán giả hiểu hơn được tầm quan trọng của thuốc sắc cũng như cách sắc thuốc Đông y. Đừng quên để lại ý kiến hoặc những thắc mắc, câu hỏi bên dưới để được giải đáp cũng như nhận tư vấn từ Bác sỹ nhé.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!