NẤM DA – Phòng và chữa thế nào?| BẠN HỎI – BÁC SỸ TRẢ LỜI

Nấm da hay còn được biết đến với tên gọi “Hắc lào”, “lang ben”, “lác đồng xu”,… HQ tin chắc rằng ai cũng đã từ nghe qua một trong số các tên gọi được kể trên, nhưng có phải ai cũng hiểu rõ về cách chăm sóc, chữa trị cũng như phòng tránh căn bệnh này?

Và để giải đáp cho những khúc mắc trên Hương Quỳnh rất vinh dự khi được mời đến Cô Trần Thị Thu Huyền –BS CK II YHCT- Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường.

I. Nấm da là gì? Bệnh có biểu hiện thế nào?

 

Nấm da là một loại bệnh da liễu do nhiều chủng nấm khác nhau gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở mọi vị trí, mọi lứa tuổi và giới tính. Với bệnh cảnh lâm sàng phong phú, nấm da gây ngứa ngáy, khó chịu và đặc biệt gây mất thẩm mỹ cho người mang bệnh. Việc điều trị trở nên khó khăn do nấm rất dễ lây lan sang các vùng da khác

Triệu chứng thường gặp là ngứa. Đôi khi có xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da.Trên cơ thể, bệnh hắc lào bắt đầu dưới dạng các mảng nổi nhẹ,

 có hình vòng hoặc bầu dục, có màu đỏ hoặc nâu, xuất hiện ở da và gây ngứa. Vùng da này có thể xuất hiện thành từng mảng, bề mặt còn có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc các mụn nước nhỏ phồng rộp.

II. Phương thức lây truyền chính

Nấm da lây từ lông động vật
Nấm da lây từ lông động vật

– Từ người bệnh ( do chung sống , sử dụng đồ dùng chung như mũ giây với người lành)

– Từ động vật ( chó , mèo )

– Từ môi trường ( đất , cây cỏ , không khí ) 

Cách thức lây truyền :

– Nấm xâm nhập qua Da : xâm nhập vào da qua những tế bào sừng bị bong ra 

– Nấm xâm nhập qua Tóc : xâm nhập qua vết xây xước da đầu rồi xâm nhập vào sợi tóc yếu gây 

– Nấm xâm nhập qua Móng : xâm nhập vào bờ tự do hoặc mầm bên của móng

(Nó có khả năng sản xuất ra men keratinase cho phép xâm nhập vào lớp sừng)

III. Điều kiện thuận lợi mắc bệnh nấm da 

– Nấm dễ phát triển ở pH hơi kiềm 6,9 -7,2 

– Da bị xây sát , rối loạn cấu tạo lớp sừng 

– Da rối loạn bài tiết : da khô , tăng tiết bã nhờn , tiết nhiều mồ hôi 

– Nhiệt độ 27-30 ° C Do đó chúng ta dễ bị mắc bệnh nấm da vào mùa hè hơn.

– Vệ sinh kém , mặc quần áo lót chật bằng đồ nylon . 

– Rối loạn nội tiết , suy giảm miễn dịch , dùng kháng sinh lâu ngày , dùng thuốc ức chế miễn dịch.

IV. Bệnh này có chữa được không? Thời gian chữa khoảng bao lâu?

Nấm da là bệnh tiến triển lành tính và có thể khỏi hoàn toàn nếu áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách. Các trường hợp tái phát thường do điều trị không triệt để.

Trung bình với nấm da điều trị 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng. Những trường hợp điều trị thuốc bôi không đáp ứng thì nên bổ sung thuốc kháng nấm đường uống.

CHĂM SÓC VÀ VỆ SINH HẮC LÀO – LANG BEN – NẤM DA ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

V. Vậy ngoài chế độ dùng thuốc thì chế độ vệ sinh chăm sóc cần lưu ý những gì?

– Tránh mặc quần áo ẩm, đồ lót quá chật.

– Tránh tiếp xúc với các vật nuôi trong nhà như chó, mèo bị bệnh.

– Các kẽ ngón tay chân thường xuyên lau khô, không để ứ đọng nước và mồ hôi, nhất là những người thường xuyên làm công việc nội trợ, chế biến thực phẩm.

– Quần áo của người bệnh phải được giặt nước nóng, lộn trái, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng bàn là làm nóng.

– Không mặc chung quần áo lót.

Lựa chọn quần áo thoải mái, mềm mại, tránh mặc bó sát khiến vùng da đang cần điều trị bị ảnh hưởng

VI. Câu hỏi từ khán giả Lê Văn D. “ Chào BS, 1 tháng nay em xuất hiện ngứa ở vùng mông, trời nóng và vận động nhiều thì em ngứa lên rất nhiều. Có người bảo em bị nấm nên em đã dùng xà phòng tắm xà kỹ càng nhưng vẫn rất ngứa và lan ra nữa. Mong BS có thể giải đáp cho em. Em xin cảm ơn BS!”

Bạn D. nên gửi thêm hình ảnh cụ thể hơn để tôi có thể xem cụ thể hơn. Qua mô tả của bạn thì đúng là có khả năng là bạn đã bị nấm da.

Vùng mông là vùng có vị trí đặc thù khá kín, dễ ẩm nên đúng là rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm. 

Thêm nữa, với nấm thì việc sử dụng xà bông, xà phòng để tắm, xà vào vùng da bị nấm thì càng không nên. Như đã nói ở trên nấm dễ phát triển ở pH hơi kiềm 6,9 -7,2 và xà phòng tắm đa phần cũng có tính khá kiềm, như vậy vô tình bạn đã tạo thêm những yếu tố thuận lợi để nấm càng dễ phát triển và lây lan. Vì vậy, không chỉ riêng với bạn D. mà đây còn là lời khuyên với những người bệnh mắc bệnh Nấm da: không dùng xà bông, sữa tắm hay xà phòng nói chung khi mắc và đang điều trị nấm da.

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *