Chàm sữa và những biện pháp phòng tránh|BẠN HỎI – BÁC SỸ TRẢ LỜI

Chàm sữa (Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ) chắc hẳn là một trong những căn bệnh ngoài da mà bố mẹ thường gặp khi chăm sóc con trẻ của mình. Đa phần các bà mẹ chăm con lần đầu thường rất bối rối, lúng túng và lo lắng không biết cách xử lí ra sao. 

Hiểu được tâm tư đó, ngày hôm nay Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường trân trọng mời BS.CKII Trần Thị Thu Huyền sẽ giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của không ít các bậc phụ huynh về bệnh lý Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm sữa ở trẻ em. 

Theo thống kê hiện tại thì Chàm sữa hay còn gọi là viêm da cơ địa là bệnh lí da liễu thường gặp ở trẻ em  và chiếm đến 20% bệnh nhân đến khám tại phòng khám da liễu. Vậy Chàm sữa là căn bệnh như thế nào và có những biểu hiện ra sao?

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ hay còn có tên gọi khác là chàm sữa đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính là khô da, đỏ da và ngứa nhiều.

Bệnh thường khởi phát lúc trẻ 2-3 tháng tuổi, đặc trưng bởi đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa – Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Bệnh nặng lên vào mùa đông, 2 má đỏ hây hây là biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc viêm da cơ địa.

Chàm sữa
Chàm sữa gặp ở phần lớn trẻ nhỏ

Vậy căn nguyên nào gây ra bệnh chàm sữa?

Bệnh có yếu tố di truyền, 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh

Trẻ có cơ địa dị ứng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng,….. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. 

Trẻ mắc chàm sữa có hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào trong da gây viêm da, kích ứng da, nước trong da thoát ra ngoài quá mức gây khô da. Hậu quả là xuất hiện các triệu chứng bệnh như khô da, ngứa, đỏ.

Có cách nào để nhận biết hay chẩn đoán được Chàm sữa?

Không có xét nghiệm cụ thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh chàm. Việc chẩn đoán thường dựa trên tiền sử bệnh, triệu chứng và khám lâm sàng.

Các yếu tố có giá trị chẩn đoán bệnh gồm ngứa kéo dài và tái phát, các triệu chứng bắt đầu từ bé, và tiền sử cá nhân hoặc gia đình của một số bệnh dị ứng (bao gồm hen suyễn và dị ứng theo mùa cũng như bệnh chàm). Ngoài ra, các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau khi tiếp xúc với một số tác nhân nhất định.

Câu hỏi từ  Khán giả Nguyễn Thị T. gửi về cho hộp thư của Phòng Khám “Con tôi đi khám BS bảo bị viêm da cơ địa (chàm sữa), chữa mãi không khỏi? BS cho tôi hỏi bệnh có khỏi được không?” 

Viêm da cơ địa thường tiến triển dai dẳng trong 2 năm đầu đời. Đa phần Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ trên 90%  thường khỏi sau 2 tuổi. Số còn lại sẽ chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn (bệnh mạn tính tuy nhiên vẫn có phương pháp để có thể kiểm soát tốt bệnh).

Kết quả điều trị bệnh nhân viêm da cơ địa bị tiểu đường

Khán giả Hồ Văn  Đ. “Con tôi bị Chàm sữa, chữa bác sĩ da liễu mãi, được vài hôm bệnh lại tái phát, tại sao lại vậy thưa BS”?

Bệnh vdcd ảnh hưởng rất lớn của môi trường như: thời tiết thay đổi: hanh khô quá, nồm quá, hoặc ra nhiều mồ hôi; dị ứng thức ăn, môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá… thời tiết này thay đổi liên tục cộng thêm lớp hàng rào bảo vệ da của các con đang còn kém, chưa vững  nên tình trạng bị tái phát khá dễ xảy ra.

Chàm sữa
Phụ huynh cần làm gì để cải thiện Chàm sữa ở con trẻ

Khán giả Lê Thị T. “Tôi bị viêm da cơ địa, làm thế nào để con tôi không bị?”

  • Theo một số nghiên cứu khoa học 2019 và 2020: Uống bổ sung Lợi khuẩn (probiotic) trong lúc có thai, trong lúc cho con bú, cho bé uống probiotic sớm ngay sau sinh làm giảm nguy cơ viêm da cơ địa cho con.
  • Bôi dưỡng ẩm, tắm dầu tắm sớm trong vòng 1 tháng đầu sau sinh có thể giúp giảm nguy cơ viêm da cơ địa cho con.
  • Kết hôn với những người không bị bệnh lý cơ địa.

Vậy các biện pháp làm hạn chế tái phát Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ?

  • Tránh các yếu tố kích thích: quần áo len, màu, thắt lưng, giày, găng tay, đồ trang sức -> thời trang riêng. Trứng gà, sữa bò? Mạt nhà (thảm, rèm…); tránh xà phòng, chất tẩy rửa; tắm không quá lâu, hạn chế dùng sưởi, điều hoà, tạo độ ẩm trong phòng phù hợp, môi trường không thuốc lá, tránh nơi ô nhiễm không khí. Có thể làm các test dị nguyên 
  • Dùng dưỡng ẩm đúng cách, đủ liều: dưỡng sau tắm 5-10 phút, ngày ít nhất 2 lần, đủ lượng , xoa toàn thân. Khi đỡ vẫn phải bôi để dự phòng tái phát.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ:  không tự ý dừng và cũng không được tự ý bôi các loại thuốc linh tinh, không rõ nguồn gốc.

Cảm ơn bác sĩ CkII. Thu Huyền đã dành thời gian quý báu để giải đáp cũng như chia sẻ kiến thức, những băn khoăn của không ít bậc phụ huynh về căn bệnh Chàm sữa.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *