Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài.Thoái hóa khớp háng – bệnh lý xương khớp phổ biến và có thể gây bại liệt nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Triệu chứng đặc trưng để nhận biết ra sao? Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu mọi thông tin trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp háng là bệnh gì? Đối tượng nguy cơ
Khớp háng thường xuyên phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể cũng như các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Do đó, đây được đánh giá là vị trí dễ bị thoái hóa, ảnh hưởng đến việc cử động và các hoạt động của người mắc.
Thoái hóa khớp háng được hiểu là tình trạng bào mòn các mô sụn ở chỏm xương theo thời gian. Lớp mô sụn này có tác dụng giảm ma sát giữa các khớp xương khi cơ thể vận động, di chuyển. Do đó, khi có tình trạng thoái hóa khớp, vùng xương chậu không được bảo vệ, cọ xát mạnh thường xuyên khi vận động, gây đau và khó chịu.
Có hai dạng bệnh thoái hóa khớp thường gặp như sau:
- Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Thể bệnh này liên quan chủ yếu đến yếu tố lão hóa tự nhiên và thường gặp ở đối tượng trên 60 tuổi. Có khoảng 50% người bệnh mắc thoái hóa khớp rơi vào thể bệnh này.
- Thoái hóa khớp háng thứ phát: Bao gồm nhiều thể bệnh nhỏ khác, cụ thể như thoái hóa do ảnh hưởng của chấn thương; thoái hóa do các vấn đề bệnh lý xương khớp khác;….
Theo nhận định của BS CKII -Trần Thu Huyền đang làm việc tạiPhòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường, bệnh thoái hóa khớp háng thường gặp nhất ở nhóm đối tượng sau đây:
- Người cao tuổi (trên 60 tuổi) là đối tượng nguy cơ cao do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.
- Người bị tổn thương khớp háng do chấn thương và không chữa trị dứt điểm.
- Người có dị tật bẩm sinh tại khớp háng.
- Di truyền trong gia đình có người bị thoái hóa khớp.
Nguyên nhân thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng liên quan chủ yếu đến sự lão hóa tự nhiên theo thời gian. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác. Cụ thể, các nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất phải kể đến như sau:
- Tuổi tác: Thoái hóa là tình trạng lão hóa ổ khớp theo thời gian, do đó thường gặp ở người cao tuổi. Khi bước sang độ tuổi trên 60, các cơ quan trong cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, suy giảm khả năng hoạt động nên sụn khớp dễ bị tổn thương. Đồng thời, thời gian hồi phục ở cơ thể người cao tuổi cũng lâu hơn người bình thường, đa số là tổn thương vĩnh viễn, không thể chữa khỏi.
- Tính chất công việc: Thoái hóa khớp háng nói riêng và các bệnh lý xương khớp nói chung hay gặp ở người làm công việc chân tay nặng nhọc, di chuyển nhiều. Ví dụ như vũ công, người làm vườn, bê vác nặng, công nhân xây dựng,…
- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh xương khớp có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu có bố mẹ hoặc anh chị em có bệnh, nguy cơ mắc bệnh có thể lên đến 60%. Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới cao hơn nam giới (khoảng 10%).
- Chấn thương tại khớp: Các bệnh lý thoái khóa tại xương khớp có thể xuất phát từ các chấn thương điều trị không dứt điểm. Chấn thương này có thể gặp khi chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc tai nạn lao động. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, cần chủ động chữa trị dứt điểm, không để dai dẳng kéo dài.
- Thừa cân, béo phì: Ăn uống thiếu cân đối gây thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xương khớp. Khi cân nặng tăng đồng nghĩa với việc khớp háng phải chịu thêm trọng lượng cơ thể, dẫn đến quá tải và gây bệnh.
- Bệnh loạn sản hông: Bệnh lý này là bệnh bẩm sinh thường gặp ở bé gái trong độ tuổi 8-12. Nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa trị nhưng nguy cơ trẻ mắc thoái hóa khớp háng khi trưởng thành sẽ cao hơn những đối tượng khác. Ngoài ra, còn có một số bệnh lý bẩm sinh khác cũng là nguy cơ gây ra tình trạng thoái hóa khớp.
- Thói quen vận động: Các bệnh lý xương khớp thường liên quan đến có thói quen sinh hoạt. Cụ thể như tư thế ngồi, nằm, đứng, bê vác đồ,…hoặc một số thói quen xấu, lười vận động cũng liên quan trực tiếp đến bệnh lý xương khớp này.
Ngoài các nguyên nhân trên, người bệnh cũng có thể mắc bệnh thoái hóa khớp háng do một số nguyên nhân không điển hình khác. Để có chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để thăm khám và điều trị.
Dấu hiệu thoái hóa khớp háng cần biết
Nói chung, trong giai đoạn đầu của thoái hóa khớp háng, các biểu hiện cũng rất dễ nhận biết nếu người bệnh chú ý đến sức khỏe của bản thân. Tùy giai đoạn và thể trạng từng người, tính chất và mức độ nguy hiểm của cơn đau sẽ khác nhau. Cụ thể, hai giai đoạn của bệnh cần quan tâm như sau:
Giai đoạn đầu – khởi phát thoái hóa khớp háng
Người bệnh cần cảnh giác nếu thấy xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:
- Cảm giác nhức, đau nhói ở bẹn (xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên). Cơn đau tăng dần và lan xuống phần phía dưới (đùi và cẳng chân). Đau tăng khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi tại chỗ.
- Đi lại khập khiễng, đứng xiêu vẹo, thường không đứng vững, phải tì, bám vào xung quanh.
- Người bệnh luôn có cảm giác tê mỏi hai chân và vùng lưng dưới.
- Các cử động đơn giản như co duỗi chân, nâng chân,….đều bị hạn chế, người bệnh thực hiện khó khăn hơn nhiều.
Giai đoạn diễn tiến nặng – thứ phát của thoái hóa khớp háng
Nếu thoái hóa khớp háng diễn tiến sang giai đoạn thứ phát (mức độ nặng hơn), các biểu hiện xuất hiện dồn dập với tính chất nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau:
- Đau hai bên bẹn, toàn bộ phần lưng dưới và hai chân. Cơn đau dữ dội và xuất hiện với tần suất dày hơn, thường vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc buổi tối. Kể cả khi không hoạt động, nghỉ ngơi hoàn toàn vẫn bị đau nhức.
- Gặp tình trạng khô khớp, cứng khớp do đó nghe rõ âm thanh lạo xạo khi vận động, di chuyển.
- Khả năng cử động và di chuyển bị hạn chế (do hình thành gai xương quanh ổ khớp).
- Teo nhỏ cơ bắp quanh háng. Khi đó, người bệnh không thể cúi người, xoay người hoặc dạng chân như bình thường
Ngoài ra có thể xuất hiện một triệu chứng không điển hình khác. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn do các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Nhưng đây cũng là lý do nhiều người bệnh chủ quan, không đi thăm khám ngay và nhầm lẫn sang các cơn đau nhức thông thường khác.
Phương pháp chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp háng
Để có phương pháp chữa trị thoái hóa khớp phù hợp với tình trạng bệnh, người bệnh nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp. Tại đây, các bác sĩ chuyên môn tiến hành khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như:
- Siêu âm: Xác định mức độ tổn thương đến các mô mềm xung quanh của bệnh, hỗ trợ cho việc đánh giá nguyên nhân gây thoái hóa.
- Chụp X-quang: Kỹ thuật chẩn đoán phổ biến cho các bệnh lý xương khớp. Thông qua kết quả hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ được vị trí và mức độ tổn thương tại khớp háng.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là kỹ thuật chẩn đoán có tính chính xác cao nhất đối với các bệnh lý xương khớp nói chung. Tuy nhiên, chi phí để chi trả cho phương pháp này không nhỏ nên thường chỉ định trong trường hợp kết quả chụp X-quang chưa chắc chắn về tình trạng bệnh.
Kết hợp với thăm khám lâm sàng ban đầu về tính chất cơn đau; vị trí đau; phạm vi chuyển động và vận động của người bệnh;….bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất
Điều trị thoái hóa khớp háng như thế nào hiệu quả nhất?
Thóa hóa khớp háng nếu phát hiện ở giai đoạn khởi phát sẽ dễ dàng và rút ngắn thời gian hơn nhiều. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, dù áp dụng phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Có thể lựa chọn một trong các phương pháp dưới đây hoặc kết hợp với nhau để trị dứt điểm tình trạng thoái hóa.
Điều trị nội khoa với thuốc và vật lý trị liệu trong thoái hóa khớp háng
Phương pháp điều trị nội khoa với thuốc kết hợp với vật lý trị liệu được đa số bệnh nhân xương khớp lựa chọn và áp dụng. Thực tế, chưa có nhóm thuốc đặc trị nào cho bệnh thoái hóa khớp nói chung. Các loại thuốc điều trị đều mang tính chất cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng diễn tiến nặng hơn ở người bệnh. Các nhóm thuốc trị thoái hóa khớp ấy cụ thể như sau:
- Thuốc giảm đau: Chỉ định khi bệnh nhân xuất hiện những cơn đau dữ dội, gây khó chịu và không thể cử động. Thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol là loại thuốc phổ biến, thường được kê cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp đau cấp tính, không đáp ứng với Paracetamol, bác sĩ thường phải kê thuốc giảm đau gây nghiện (chứa Morphin). Nhóm thuốc này khống chế cơn đau hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác nên chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
- Thuốc kháng viêm: Chỉ định kết hợp với nhóm thuốc giảm đau hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng dứt điểm nhanh chóng hơn. Có thể sử dụng dưới dạng thuốc tiêm hoặc viên uống tùy vào tình trạng của người bệnh. Nếu sử dụng dạng tiêm cần thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
- Thuốc giãn cơ: Chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp khiến người bệnh bị co cơ, gây đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Sử dụng thuốc giãn cơ đảm bảo liều lượng theo cân nặng và độ tuổi của người bệnh.
- Thực phẩm chức năng cho xương khớp: Ngoài các nhóm thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp. Đặc biệt là nhóm thuốc bổ sung canxi, vitamin và một số khoáng chất cần thiết khác. Với nhóm thực phẩm chức năng, người bệnh cần kiên trì dùng trong thời gian dài để đạt hiệu quả như mong muốn.
Thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp háng y cho hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian kéo dài. Do đó, cần chú ý tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra. Đồng thời, nên kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu trong quá trình điều trị để nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, tập vật lý trị liệuđiều trị thoái hóa khớp háng nên có hướng dẫn cụ thể từ phía bác sĩ chuyên môn để đảm bảo đúng kỹ thuật. Thời gian đầu, người bệnh nên đến các Phòng Khám vật lý trị liệu hoặc bệnh viện xương khớp để tập luyện. Sau đó, người bệnh có thể tiếp tục tự luyện tập tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ trước đó.
Can thiệp ngoại khoa trong thoái hóa khớp háng chỉ định khi nào?
Nhiều người bị thoái hóa khớp háng được chỉ định can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để điều trị thường tỏ ra lo lắng “Liệu rằng phương pháp này có an toàn hay không?”. Thực chất, không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật điều trị. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng hiệu quả với các phương pháp nội khoa. Đặc biệt trong trường hợp các biểu hiện của thoái hóa tiến triển nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Một số can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định hiện nay như sau:
- Cắt bỏ gai xương: Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ gai xương hình thành để giúp người bệnh có thể cử động và vận động dễ dàng hơn. Đồng thời, hạn chế được tình trạng biến dạng khớp.
- Thay một phần khớp háng: Chỉ định trong trường hợp khớp háng bị hư hỏng một phần, cần thay thế và làm mới. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp này để hạn chế bào mòn phần sụn khớp bị thoái hóa.
- Thay toàn bộ khớp háng: Đây được coi là một cuộc “đại phẫu” do bệnh nhân sẽ được thay thế hoàn toàn khớp háng bị thoái hóa bằng một khớp háng nhân tạo. Phương pháp này thường được chỉ định khi người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp hoặc hoại tử xương do viêm đau khớp.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng nếu được chỉ định với phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Bởi vì cùng với sự phát triển của khoa học ngày nay, các trang thiết bị và kỹ thuật luôn được nâng cấp và đáp ứng ở mức tối tân nhất, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong cả quá trình điều trị.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa mọi người cần biết
Thoái hóa khớp háng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, hạn chế khả năng cử động và vận động của người mắc. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết nếu muốn ngăn chặn bệnh lý này. Cụ thể, cần chú ý vài điều sau đây:
- Kiểm soát cân nặng ở mức thích hợp vì thừa cân, béo phì cũng tăng nguy cơ thoái hóa khớp và tác động tiêu cực đến xương khớp nói chung. Ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh,….
- Tăng cường vận động mỗi ngày, lựa chọn hình thức vận động phù hợp nhất với thể trạng của mình. Cố gắng duy trì thói quen tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 buổi/tuần. Lựa chọn môn thể thao phù hợp như tập yoga, đạp xe, đi bộ,…
- Hạn chế bê vác nặng hoặc dùng lực đột ngột khi nâng đồ vật nặng. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp cũng như rất dễ gây chấn thương cột sống.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho người đọc những thông tin cụ thể nhất về bệnh thoái hóa khớp háng. Để đảm bảo điều trị an toàn và hiệu quả, mọi người nên chủ động đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi cảm thấy có vấn đề về sức khỏe xương khớp.
Mọi thắc mắc về bệnh lý về xương khớp và bệnh thoái hóa khớp háng nói riêng quý vị có thể liên hệ BS CKII -Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường để được giải đáp cụ thể nhất.