LANG BEN – LÂY HAY KHÔNG LÂY?

Lang ben là một trong những bệnh lý ngoài da do nấm. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân luôn e ngại, mất tự tin về làn da của mình. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị lang ben sẽ rất cao, có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, sau điều trị, bệnh nhân cũng cần bảo vệ da để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Để làm rõ hơn về tình trạng lang ben, ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Bệnh lang ben là gì? Bệnh có lây hay không?

Một điều đáng lưu ý đối với bệnh lang ben là tính lây nhiễm của bệnh. Căn bệnh này có thể lây từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh qua 2 yếu tố:

  • Tiếp xúc với nguồn lây nấm lang ben
  • Sức đề kháng da kém. 

 Những người bệnh sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm thì khả năng lây nhiễm sẽ càng cao hơn. Thông thường người khỏe sẽ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc có thể lây bệnh do dùng chung những đồ dùng cá nhân với người bệnh, chẳng hạn như mặc chung quần áo, dùng chung khăn.

2. Bệnh lang ben có tự khỏi không hay cần phải điều trị?

Bệnh lang ben có tự khỏi không là thắc mắc chung không chỉ của người bệnh mà cả những người chưa có dấu hiệu bị lang ben. 

Trên thực tế vẫn có số ít trường hợp lang ben có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp và thường xảy ra khi mới bị lang ben và vùng da bị còn nhỏ.

Nếu để lâu không điều trị, bệnh lang ben có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Vết đốm to dần, lan rộng ra nhiều vùng da khác nhau.
  • Phá hủy sắc tố da, khiến làn da trở nên thô ráp, không đều màu.
  • Gây ra cảm giác châm chích, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi gãi có thể làm da dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.
  • Có thể lây lan cho những người xung quanh nếu tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ.

Như vậy, gần như lang ben không thể  tự khỏi mà buộc phải có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh lang ben trắng
Bệnh lang ben trắng

>>>Cùng tìm hiểu: Viêm da do côn trùng đốt

3. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh lang ben

Như đã nói ở phía trên, bệnh lang ben là do nấm Pityrosporum Ovale tấn công và gây bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới một số yếu tố có thể làm tăng khả năng bị bệnh dưới đây:

Điều kiện khí hậu nóng ẩm chính là một yếu tố vô cùng thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Những người thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, có thể do thường xuyên lao động vất vả hoặc do cơ thể dễ bị đổ mồ hôi. Khi ra mồ hôi nhiều, da của bạn sẽ thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt và chính điều này sẽ khiến nấm bệnh phát triển mạnh mẽ và tấn công da của bạn.

Những người da dầu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người da khô hoặc da thường.

Các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, hệ miễn dịch kém cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khỏe mạnh, chẳng hạn như trẻ nhỏ, bệnh nhân nhiễm HIV, người bị sởi, cảm cúm,…

Sự thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh lý về da, trong đó có bệnh lang ben. Những trường hợp có sự thay đổi lớn về nội tiết tố như thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, người sử dụng thực phẩm chức năng về nội tiết tố,… sẽ có nguy cơ bị bệnh lang ben cao hơn.

Vệ sinh thân thể kém hoặc ít khi vệ sinh thân thể.

4. Những triệu chứng của bệnh lang ben

Nếu phát hiện trên cơ thể có những biểu hiện như sau thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lang ben và cách tốt nhất là hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời:

Sắc tố da của người bệnh có nhiều thay đổi. Trên da có xuất hiện những vùng trắng (có thể màu hồng hoặc nâu) và kích thước của nó sẽ ngày càng tăng lên.

Ở những vùng da bị bệnh, bạn sẽ có cảm giác ngứa rát, khó chịu. Đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm, da đổ nhiều mồ hôi thì cảm giác ngứa sẽ tăng lên rất nhiều.

Vùng da nắng sẽ bị nóng rát khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, thậm chí, vùng da này không thể chịu được ánh nắng.

Nấm lang ben có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở vùng sau lưng, vùng ngực, cánh tay và vùng cổ.

5. Điều trị lang ben và phòng ngừa

5.1. Phương pháp điều trị lang ben theo Tây y

Những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi trực tiếp lên da. Cần bôi Khi bệnh để lâu ngày, tiến triển nặng, các bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc chống nấm để điều trị bệnh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng những loại thuốc chống nấm dạng uống có thể gây ra tác dụng phụ hoặc gây ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc điều trị bạn đang sử dụng vì thế cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc phù hợp.

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Các vị thuốc được ví như kháng sinh trong đông y

5.2. Điều trị lang ben bằng các bài thuốc dân gian

Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, nguyên liệu dễ tìm và an toàn. Tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa được kiểm chứng cũng như cần kiên trì sử dụng trong một thời gian rất dài. Bạn có thể dùng rau răm, chuối canh, củ niềng…..để chữa lang ben

Cách dùng tương đối đơn giản: Với rau răm, tiến hành vò nát; với chuối xanh nên cắt lát mỏng còn củ riềng thì đem giã nhuyễn. Có thể cho thêm một ít rượu trắng vào, sau đó trực tiếp thoa lên vùng da bị bệnh. Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, sau một thời gian kiên trì sẽ cảm nhận được hiệu quả.

Tại Tuệ Y Đường sử dụng các bài thuốc đông y cả uống trong và dùng ngoài cho Bn, ưu điểm của phương pháp này là thuốc hoàn toàn là thảo dược cho nên không gây độc tế bào, không ảnh hưởng quá đến sức khoẻ cũng như có thể dùng được cả cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Rau răm hoặc chuối xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lang ben
Rau răm hoặc chuối xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lang ben

6. Điều trị lang ben bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Ngoài vấn đề lang ben có tự khỏi không thì điều trị lang ben bao lâu khỏi cũng là một trong những thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. 

Trên thực tế, đối với các phương pháp điều trị dân gian, thời gian để thuốc có thể phát huy hiệu quả là từ 1-3 tháng. Còn đối với việc sử dụng thuốc bệnh có thể thuyên giảm sau 2-4 tuần sử dụng. Tuy nhiên, thời gian điều trị lang ben phụ thuộc rất nhiều vào thời gian bị bệnh, mức độ lan rộng và cơ địa của mỗi người.

Bệnh lang ben sẽ thường xuất hiện vào dạng thời tiết nóng ấm như hiện nay, đồng thời đây là bệnh lý có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do vậy để phòng ngừa cũng như đẩy lùi bệnh lang ben, cần chú ý: 

  • Thứ nhất: Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày bằng cách bổ sung thịt cá, trứng, rau xanh, vitamin, omega 3…để cải thiện sức đề kháng của làn da và cơ thể. Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay rượu bia, thuốc lá.
  • Thứ hai: Vệ sinh cơ thể thường xuyên, không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ạn chế vận động mạnh, tiết mồ hôi nếu đang bị lang ben.
  • Thứ ba: Không tiếp xúc lên bề mặt da hoặc dùng chung đồ dùng với người đang bị lang ben.
  • Thứ tư: Sử dụng các loại thuốc trị lang ben theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

Lang ben trước và sau khi điều trị tại phòng khám Tuệ Y Đường
Lang ben trước và sau khi điều trị tại phòng khám Tuệ Y Đường

7. Phòng ngừa tái phát bệnh

Lang ben là bệnh có thể tái nhiễm, vì thế, sau khi điều trị bạn cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau để hạn chế nguy cơ tái phát:

  • Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, với nhiệt độ cao, hay điều kiện thời tiết nóng ẩm.
  • Nếu thời tiết nóng bức, bạn cần mặc quần áo thoáng mỏng và thấm mồ hôi tốt, không nên mặc quần áo ẩm ướt.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Giặt quần áo sạch sẽ và nên phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Nên lau khô người trước khi mặc quần áo.
  • Tránh để cơ thể căng thẳng, đổ quá nhiều mồ hôi.
Thăm khám trực tiếp tại phòng khám Tuệ Y Đường
Thăm khám trực tiếp tại phòng khám Tuệ Y Đường

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn cụ thể về tình trạng lang ben. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Da liễu, Phụ khoa, Da liễu hay Cơ xương khớp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *