Nấm kẽ chân – căn bệnh dai dẳng khó trị

Nấm kẽ chân là bệnh thường gặp ở trong môi trường thời tiết nóng ẩm, chân thường xuyên bị ướt. Khi nhiễm nấm, vùng da ở giữa các kẽ chân sẽ luôn ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ tạo ra những vết trượt loét, đau rát rất khó chịu. Người bệnh thường dùng các thuốc kháng nấm hoặc corticoid bôi, nhưng không thể khỏi được hết.

Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Nấm kẽ chân là hiện tượng gì?

Bác sĩ Đoàn Dung trả lời:

Nấm kẽ chân còn có tên gọi khác là nước ăn chân. Đây là một trong những bệnh nấm ngoài da phổ biến, thường xảy ra vào mùa hè. Bệnh lây lan rất nhanh, ban đầu khởi phát ở giữa kẽ ngón thứ ba và thứ tư, sau đó lan sang các ngón khác hoặc lòng bàn chân.

Nếu không điều trị đúng cách, tình trạng nước ăn chân sẽ kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Không chỉ vậy, khi không vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị dứt điểm chứng bệnh phiền toái này.

 CÚC HOA- Từ loài hoa thanh cao đến vị thuốc tuyệt vời

2. Nguyên nhân gây nấm kẽ chân

Bác sĩ Đoàn Dung trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ăn chân chủ yếu là do các chủng nấm như: Epidermophyton Floccosum, Trichophyton rubrum và Trichophyton mentagrophytes. Nếu vùng kẽ chân không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị nhiễm nấm. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sống và sinh sôi nhờ chất keratin lấy từ da.

Điều này, cấu trúc tế bào sẽ bị phá hủy, các vi khuẩn có lợi trên bề mặt da cũng bị tiêu diệt. Vì vậy, vùng da xung quanh kẽ chân bắt đầu xuất hiện triệu chứng nổi đỏ và ngứa ngáy. Nếu không điều trị kịp thời, nấm sẽ tấn công vào sâu bên trong lớp da, từ đó gây viêm nhiễm.

 3. Đối tượng dễ bị nấm kẽ chân

Bác sĩ Đoàn Dung trả lời:

Thời tiết ẩm ướt là điều kiện cho nấm phát triển và lây lan. Nếu thuộc một trong những đối tượng được nhắc đến dưới đây thì nguy cơ bạn bị nhiễm nấm kẽ chân là rất cao:

  • Người đi tất hoặc giày lâu ngày, mồ hôi tiết ra ở chân không thoát được, từ đó tạo môi trường ẩm cho nấm sinh sôi.
  • Một trường hợp hay gặp nấm kẽ chân khác là sau tắm hoặc rửa chân mà bàn ngón chân chưa khô đã đi tất.
  • Người hay ra mồ hôi chân thường có tỷ lệ bị nhiễm nấm cao, nặng hơn có thể bị viêm kẽ chân.
  • Nông dân, công nhân thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm hoặc các hóa chất gây kích ứng.
  • Trong gia đình có thành viên nhiễm nấm, thì những người xung quanh cũng có nguy cơ bị bệnh khi dùng chung vật dụng cá nhân như: khăn tắm,… Hoặc người đi chân trần dẫm phải vảy da của người bệnh.
Người thường xuyên phải tiếp xúc với đồng ruộng dễ bị nấm kẽ chân
Người thường xuyên phải tiếp xúc với đồng ruộng dễ bị nấm kẽ chân

4. Triệu chứng gây nấm kẽ chân là gì?

Bác sĩ Đoàn Dung trả lời:

Khi tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm nấm thì vùng da ở bàn chân, nhất là các kẽ chân sẽ xuất hiện các đốm đỏ hình tròn và nổi mụn nước. Sau một thời gian, các mụn này bắt đầu vỡ ra làm bong tróc da, đồng thời gây ra tình trạng ngứa ngáy.

Bệnh nhanh chóng lan sang nhiều ngón chân khác, thậm chí có thể lan đến mu bàn chân, lòng bàn chân,… Khi bệnh tiến triển nặng hơn, vùng da ở kẽ chân sẽ bị sưng tấy. Mụn nước vỡ khiến người bệnh cảm thấy đau rát. Lúc này các ngón chân có thể bị lở loét, mưng mủ. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng.

Mời bạn đọc tham khảo: THỜI TIẾT THAY ĐỔI: GIẢI PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VỀ DA

5. Phương pháp nào trị nấm kẽ chân an toàn, hiệu quả?

Bác sĩ Đoàn Dung trả lời:

Nấm kẽ chân là bệnh ngoài da khó chữa trị dứt điểm. Vì vậy, khi bị nhiễm nấm bạn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm, nhằm phát hiện loại nấm nhiễm là loại gì. Dựa vào sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể lựa chọn thuốc uống và thuốc bôi hợp lý.

Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng các loại thuốc trị nấm để bôi tại chỗ, nặng hơn thì có thể dùng đường uống. Ngoài ra, để chống ngứa và viêm nhiễm bạn có thể dùng thêm thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin và dung dịch sát khuẩn.

Thuốc bôi tại chỗ:

Một số loại thuốc kháng nấm phổ biến được dùng làm thuốc bôi tại chỗ như: nhóm Allylamine, nhóm Azole (Ketoconazole, Miconazole, Clotrimazole). Cách sử dụng mỗi loại thuốc sẽ khác nhau, do đó bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời lưu ý một số điều dưới đây:

  • Trước khi bôi thuốc, bạn không nên ngâm và rửa chân bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn khác. Bởi vì, chúng có thể làm vùng da kẽ chân bị loét và chảy nước nhiều hơn. Nếu kẽ chân bị bụi bẩn bám vào và chảy dịch thì bạn có thể dùng bông, gạc sạch để lau rồi bôi thuốc.
  • Vùng da bị nấm, tuyệt đối không được dùng các vật dụng cứng để cạo, vì có thể làm da bị tổn thương nặng hơn.
  • Dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn nên bôi thuốc với một lượng vừa đủ và dàn đều lên bề mặt da, tránh bôi quá nhiều gây nóng rát.
  • Khi các triệu chứng bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm, việc ngừng thuốc đột ngột có thể làm bệnh trở lại nặng hơn. Do đó, bạn nên tiếp tục bôi thuốc trong vòng 1 – 2 tuần để bệnh khỏi hẳn.
  • Nên dùng khăn và dép đi riêng để tránh tình trạng lây nhiễm nấm cho những người xung quanh.

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

6. Những lưu ý khi điều trị nấm kẽ chân là gì thưa bác sĩ?

BS Đoán Dung thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS Đoán Dung thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường

Bác sĩ Đoàn Dung trả lời:

Khi bị nấm kẽ chân, ở các kẽ ngón chân thấy đỏ, trợt da, chảy dịch… và rất ngứa. Tuy nhiên, nếu bị nhẹ chỉ cần dùng dạng thuốc bôi tại chỗ, chỉ dùng thuốc uống khi bệnh nặng (theo chỉ định của bác sĩ).

Mỗi loại thuốc bôi, từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có các đặc điểm dược lý học và hiệu quả khác nhau, lưu ý sử dụng khác nhau nhưng khi dùng thuốc bôi chống nấm đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không cần phải ngâm tổn thương trước khi bôi thuốc.
  • Nếu tổn thương chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật… thì chỉ cần lau sạch tổn thương bằng bông, gạc sạch rồi bôi thuốc.
  • Bôi thuốc đúng cách, vừa đủ lượng: bôi một lớp mỏng, dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ.
  • Nếu bôi quá nhiều thuốc có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương, gây lãng phí thuốc.

Bệnh nấm kẽ chân thường hay gặp trong mùa mưa, việc điều trị bệnh không khó nhưng các loại thuốc kháng nấm đường bôi và đường uống khi dùng cũng cần thận trọng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ.

Để phòng nấm kẽ chân, không nên đi giày, tất nhiều giờ trong ngày. Vào mùa mưa, môi trường ẩm ướt, giày tất lâu khô, không được sử dụng đồ ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và bệnh lâu khỏi, dễ tái phát, tái nhiễm. Nếu chân ướt, phải hong khô, lau sạch bàn chân bằng vải mềm rồi mới đi tất, giày.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Nấm kẽ chân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

23 thoughts on “Nấm kẽ chân – căn bệnh dai dẳng khó trị

  1. Đức Tuệ says:

    công việc của tôi làm nông, hay tiếp xúc với nước ruộng thì có cách nào hạn chế được việc lây nhiễm của bệnh và giúp bệnh không tái phát lại không ạ ?

    • Thu Minh says:

      mình cũng điều trị nhiều chỗ rồi những vẫn chưa dứt được tình trạng bệnh à, nếu có tiếp xúc với các công việc ruộng đồng nhiều bạn phải đeo ủng hoặc găng tay à.

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      chào bạn, với bất kì 1 bệnh lý nào thì điều đầu tiên của việc điều trị mình phải tìm hiểu và loại trừ được yếu tố và nguyên nhân gây bệnh, về bệnh nấm kẽ chân yếu tố từ môi trường gây nên tình trạng nhiễm Nấm nên bạn nên kiêng việc tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất nhé
      nếu bạn muốn được tư vấn thêm về thuốc thì Bạn liên hệ số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  2. Nguyễn Thoại says:

    khi bị nấm kẽ tôi ra hiệu thuốc mua, họ kê thuốc về bôi . Khi tôi bôi được 1 thời gian thì đỡ xong bệnh lại tái lại. Có cách nào điều trị dứt điểm được bệnh không ạ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tình trạng hiện tại của bạn như thế nào? bị bao lâu rồi? Bạn gửi hình ảnh tổn thương qua zalo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  3. Phạm Bằng says:

    Mình từng được bác sĩ bên Phòng khám tư vấn và đến khám trực tiếp, sau đợt điều trị và tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ bên PK các đợt tái phát nấm của tôi được giảm đáng kể so với trước rất nhiều.

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      cảm ơn bạn đã tin tưởng đội ngũ bác sĩ bên Tuệ Y Đường. Nếu có bất kì vấn đề gì cần tư vấn bạn vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  4. Ngọc ánh says:

    bạn ơi, bạn điều trị trong bao lâu thì ổn định vậy ? cho mình xin địa chỉ cụ thể của Phòng khám với ạ

    • Phạm Bằng says:

      đợt đó mình dùng 1 tháng là thấy rõ hiệu quả rồi ạ, mình sử dụng thêm khoảng 20 ngày nữa để được triệt để nên thời gian rơi vào khoảng 2 tháng. Đợt này trộm vía không bị tái lại

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      chào bạn, hiện tại tình trạng tổn thương của bạn như thế nào rồi ạ ?
      Địa chỉ phòng khám ở tại 166 Nguyễn Xiển hoặc bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm cho bạn nhé!

  5. mạnh cường says:

    đợt này chân tôi đi lội nước nhiều bị ngứa khó chịu quá , có cách nào để điều trị triệt để không ạ. Ra quầy thuốc cchọ cho mấy lọ bôi về bôi đỡ được mấy hôm lại bị lại .

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      chào bạn, tình trạng như của bạn bên Phòng khám đã gặp và thăm khám rất nhiều ca bệnh điều trị có hiệu quả nên bạn có thể dành thời gian đến phòng khám thăm khám trực tiếp hoặc Bạn nên gửi các vị trí tổn thương qua số zalo theo số điện thoại 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn bạn nhé!

  6. Hậu says:

    Sao tôi ngồi văn phòng mà cũng bị nhiễm nấm móng vậy nhỉ ? các nguyên nhân gây nấm móng là gì vậy ạ
    Đợt trước có lần bị tôi khi khám ở da liễu trung ương nhưng dùng thuốc 1 thowiif gian lại bị lại. Bệnh nấm monngs này bên Đông y có điều trị triệt để được không?

  7. Hòa says:

    Khi bị nấm ra hiệu thuốc hay được bán cho lọ bôi hình con trăn mà về bôi chỉ thấy đỡ 1 thời gian rồi lại tái laiij là vì sao nhỉ mọi người ?

  8. Vân says:

    Tôi tra trên mạng thấy bảo do da ẩm thì bị ngứa tăng nhưng tôi ddeerr da khô vẫn bị ngứa, đi khám Bác sĩ vẫn chẩn đoán bị nấm thì có đúng không bác sĩ ?

  9. Hạnh says:

    Thấy bảo bị nấm sẽ bị tái đi tái lại mà không khoiir được, làm việc tiieeps xúc với đồng lúa suốt làm cách nào để phòng tránh bệnh được vậy mọi người

  10. Hạnh says:

    Thấy bảo bị nấm sẽ bị tái đi tái lại mà không khoiir được, làm việc tiieeps xúc với đồng lúa suốt làm cách nào để phòng tránh bệnh được vậy mọi người chỉ mình với

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *