HƯ CHỨNG VÀ THỰC CHỨNG

Hư chứng và Thực chứng là một đôi cương lĩnh để phân biệt sự thịnh hay suy của chính và tà, chủ yếu phản ánh sự thay đổi thịnh suy và so sánh lực lượng giữa chính khí của cơ thể với tà khí gây bệnh trong quá trình bệnh tật.

Đặc trưng chủ yếu của Thực chứng là tà khí cang thịnh, của Hư chứng là chính khí hư suy. Dưới đây là phần trình bày nội dung của cặp đôi Hư chứng và Thực chứng trong bát cương. Kính mời quý bạn đoc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về cặp cương lĩnh này nhé!

Cương lĩnh về HƯ CHỨNG và THỰC CHỨNG
Cương lĩnh về HƯ CHỨNG và THỰC CHỨNG

1. TỔNG QUAN

  • Hư chứng và Thực chứng là quá trình đấu tranh giữa chính khí và tà khí là mâu thuẫn căn bản xuyên suốt toàn bộ quá trình bệnh tật.
  • Âm dương thịnh hay suy, cùng với các triệu chứng hàn hay nhiệt của nó cũng tồn tại loại hình hư thực không giống nhau và tương hỗ chuyển hóa.
  • Vì thế, biện chứng hư chứng và thực chứng trong các giai đoạn bệnh không những bàn về tà thịnh hay chính hư là mâu thuẫn chủ đạo mà còn là yêu cầu cơ bản trong biện chứng lâm sàng.
  • Thông qua biện chứng hư thực, có thể lấy bổ hay tả là căn cứ cơ bản trong điều trị.
  • Pháp điều trị của y học cổ truyền là thực chứng nên công tà (giảm phần hữu dư), hư chứng nên phù chính (bổ phần bất túc). Chỉ có biện chứng chính xác về hư và thực thì mới không dùng sai thuốc bổ hay tả.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

2. HƯ CHỨNG

2.1. Khái niệm

Trong quá trình bệnh tật, mâu thuẫn chủ yếu là chính khí hư nhược.

Hư chứng tức là các phản ứng bệnh lý xuất hiện trong đấu tranh giữa chính khí và tà khí tương đối hòa hoãn. Lúc này, chính khí của cơ thể tuy hư yếu nhưng tà khí cũng chưa cang thịnh nên chính khí và tà khí giao tranh chưa quyết liệt.

  • Chính khí của cơ thể gồm dương, khí, tinh, huyết, tân dịch, tủy…. nên dương hư, âm hư, khí hư, huyết hư, tân dịch hao hư, tinh tủy hao hư… đều thuộc phạm trù hư chứng. Căn cứ vào mức độ hư tổn không giống nhau của chính khí mà lâm sàng mô tả định lượng tương đối mơ hồ như bất túc, hao tổn, hư nhược, suy vi, khô kiệt, vong thoát

2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân hình thành hư chứng là do bẩm tố tiên thiên bất túc, hậu thiên không được nuôi dưỡng gây nên.

Ví dụ: Ăn uống không tốt làm nguồn hóa sinh khí huyết không đủ; lo lắng thái quá, lao động quá sức, buồn rầu…. đều gây hao thương khí huyết; sinh hoạt tình dục không điều độ làm thận tinh và nguyên khí hao tổn; bệnh lâu ngày không điều trị, điều trị sai làm chính khí hư suy; nôn nhiều, đại tiện lỏng nhiều, ra mồ hôi nhiều, mất máu, thất thoát tinh…. Đều gây nên hư chứng.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

2.3. Biểu hiện lâm sàng

Chủ yếu là âm hư và dương hư

+ Chứng dương hư

Sợ lạnh, chân tay không ấm, thích ngủ, thích nằm, sắc mặt trắng, nhạt miệng, không khát hoặc khát nhưng thích uống ấm

Miệng chảy dãi trong, nước tiểu trong và nhiều, đại tiện phân loãng hoặc thức ăn chưa tiêu, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì hoặc tế nhược.

Có thể thấy triệu chứng của khí hư: mệt mỏi, hụt hơi, ngại nói, tự ra mồ hôi, ăn kém.

Chứng dương hư thường gặp trong bệnh lâu ngày, cơ thể hư nhược, tuổi cao, bệnh tình hòa hoãn và kéo dài.

Chứng dương hư với biểu hiện hay sợ gió sợ lạnh
Chứng dương hư với biểu hiện hay sợ gió sợ lạnh

+ Chứng âm hư

Lòng bàn chân, bàn tay và giữa ngực nóng (ngũ tâm phiền nhiệt) hoặc nóng nhức trong xương (cốt chưng triều nhiệt), gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, miệng khô, bứt rứt, mất ngủ, người gầy hoặc đau đầu, chóng mặt, ù tai.

Nước tiểu ít và màu vàng, đại tiện táo bón, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít và khô, mạch tế sác.

Chứng âm hư cũng có đặc điểm của hư chứng: Bệnh tình kéo dài, diễn biến bệnh hòa hoãn.

Chứng âm hư với biểu hiện gò má đỏ 2 bên
Chứng âm hư với biểu hiện gò má đỏ 2 bên
  • Phân tích: Cơ chế bệnh của hư chứng chủ yếu biểu hiện ở tổn thương âm và tổn thương dương.
  • Tổn thương dương làm dương khí hư nhược gây nên hư hàn nội sinh.
  • Do dương khí hư nên không ôn vận, khí hóa và cố nhiếp được gây sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, nước tiểu trong và nhiều, đại tiện phân lỏng.
  • Chất lưỡi nhợt bệu, mạch trầm trì vô lực là triệu chứng điển hình của dương hư.
  • Tổn thương âm nên âm dịch hao hư gây hư nhiệt nội sinh.
  • Do âm dịch bất túc, tổ chức tạng phủ không được nuôi dưỡng, âm hư không khống chế được dương làm dương nhiệt tương đối cang thịnh gây lòng bàn chân tay nóng hoặc nóng nhức trong xương, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, miệng khô, nước tiểu ít và sẫm màu, đại tiện phân táo. 
  • Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít, ít tân dịch, mạch tế sác là triệu chứng điển hình của âm hư.
  • Chứng âm hư và dương hư đều có thể gặp ở nhiều chứng bệnh tạng phủ.
  • Chứng dương hư thường thấy ở tâm dương hư, tỳ vị dương hư, thận dương hư, tâm thận dương hư, tỳ thận dương hư.
  • Chứng âm hư thường gặp ở phế âm hư, tâm âm hư, vị âm hư, can âm hư, thận âm hư, can thận âm hư, tâm thận âm hư, phế thận âm hư.
  • Các chứng hư này đều có đặc điểm lâm sàng của các tạng phủ nhưng chúng có biểu hiện cơ bản của âm hư hoặc dương hư.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Cùng tìm hiểu thêm về cặp đôi cương lĩnh Biểu – Lý trong bát cương

3. THỰC CHỨNG

3.1. Khái niệm

Trong quá trình bệnh tật, mâu thuẫn chủ yếu là tà khí cang thịnh.

Thực chứng tức là chính khí và tà khí giao tranh gây nên những phản ứng bệnh lý tương đối kịch liệt.

Lúc này, tà khí tuy cang thịnh mà chính khí còn mạnh để chống lại tà khí nên các biểu hiện bệnh lý diễn ra tương đối kịch liệt, rầm rộ

3.2. Đặc trưng

Đặc trưng cơ bản của thực chứng là tà khí sung thịnh, tích tụ bên trong cơ thể.

Tà khí tuy nhiều nhưng không ngoài ngoại cảm bệnh tà và nội sinh bệnh tà.

Vì thế, hình thành thực chứng cũng gồm các loại tà khí như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, dịch lệ, trùng độc…. Xâm nhập từ ngoài vào trong cơ thể.

Chính khí chống lại tà khí nên hình thành ngoại cảm thực chứng, thế bệnh tương đối cấp và mạnh.

Các nguyên nhân tình chí, ăn uống, lao động gây rối loạn chức năng tạng phủ, rối loạn khí hóa…. Sản sinh các sản phẩm bệnh lý như đàm, ẩm, thủy, thấp, khí trệ, huyết ứ, thực tích…. Các bệnh tà nội sinh này tích tụ trong cơ thể dần dần hình thành nội thương thực chứng.

Do tồn tại sự khác nhau chủng loại, tính chất, vị trí gây bệnh của tà khí, mức độ đấu tranh của chính và tà nên biểu hiện lâm sàng và loại hình của thực chứng rất phong phú.

Nói chung, bệnh mới mắc, bệnh nặng, bệnh diễn biến rầm rộ thường là thực chứng, người có thể chất khỏe mạnh thường biểu hiện bệnh thực chứng.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

3.3. Biểu hiện lâm sàng

Phát sốt, bứt rứt không yên, tức ngực, thở thô, đờm dãi nhiều, bụng đau và cự án, đại tiện táo bón hoặc lỏng nát, lý cấp hậu trọng, tiểu tiện khó hoặc đau buốt, thậm chí cuồng loạn, hôn mê, loạn ngữ, chất lưỡi thon gọn, rêu lưỡi dày nhớp, mạch thực và có lực.

Thực chứng với biểu hiện sốt cao
Thực chứng với biểu hiện sốt cao
  • Phân tích: ngoại tà xâm nhập, chính khí đấu tranh với tà khí, doanh vệ uất trệ hóa nhiệt gây phát sốt.
  • Tà khí nhiễu tâm hoặc bưng bít tâm thần gây bứt rứt không yên, nếu nặng gây cuồng loạn, hôn mê, rối loạn ngôn ngữ.
  • Tà trệ ở phế là rối loạn tuyên giáng gây tức ngực, thở thô, đờm dãi nhiều.
  • Thực tà tích ở trường vị làm phủ khí không thông gây đầy trướng bụng, đau bụng, không thích xoa nắn, đại tiện táo bón.
  • Thấp nhiệt uẩn kết trường đạo làm rối loạn vận chuyển gây đại tiện lỏng nhiều, lý cấp hậu trọng.
  • Thủy thấp nội đình làm rối loạn khí hóa gây tiểu tiện khó.
  • Thấp nhiệt bàng quang gây tiểu tiện buốt, tiểu rắt. Tà chính giao tranh ở huyết mạch làm mạch thực và có lực.
  • Tà khí nội thịnh, thấp trọc đình tích gây chất lưỡi thon gọn, rêu lưỡi dày nhớp.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

4. PHÂN BIỆT HƯ CHỨNG VÀ THỰC CHỨNG

Nói chung: Hư chứng thì thân thể bẩm tố hư nhược. Thực chứng thì thân thể bẩm tố cường tráng; bệnh lâu ngày và kéo dài thuộc hư, bệnh nặng mà ít ngày

>>>>>> Cùng tìm hiểu về Thiết chẩn để phân biệt rõ hơn về Hư chứng và Thực chứng

Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám tại Đông y Tuệ Y Đường
Đặc điểm Hư chứng Thực chứng
Sắc mặt Trắng nhợt hoặc ám vàng Hồng thẫm hoặc ám tối
Hàn nhiệt Dương hư: Sợ lạnh, chân tay lạnh

Âm hư: Lòng bàn chân bàn tay nóng

Thực hàn: Sợ lạnh nhiều

Thực nhiệt: Sốt cao

Đau tức Đau âm ỉ, lúc bị lúc không, thích xoa nắn Đau dữ dội, liên tục, không thích xoa nắn
Mồ hôi Tự hãn hoặc đạo hãn Không ra mồ hôi hoặc ra nhiều mồ hôi
Thần chí Mệt mỏi, uể oải Bứt rứt hoặc hôn mê, rối loạn ngôn ngữ
Âm thanh Hơi thở yếu, nói nhỏ, ngại nói Hơi thở thô, nói to, nói nhiều
Đại tiểu tiện Đại tiện lỏng, tiểu trong và nhiều Đại tiện táo, tiểu ít và đỏ
Lưỡi Chất lưỡi nhợt, rêu ít, hoặc không rêu Chất lưỡi thon gọn, rêu lưỡi dày nhớp
Mạch Vô lực Hữu lực

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 –  0789501555

Tin liên quan

One thought on “HƯ CHỨNG VÀ THỰC CHỨNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *